PNO - Sáng mùng 1 tết Dương lịch 2024 tại Ngọ Môn, Hoàng thành Huế, lễ Ban sóc (phát lịch) được tái hiện, nhằm phục hồi nét văn hóa xưa ở cố đô Huế.
Sáng mùng 1 tết Dương lịch 2024 tại Ngọ Môn, Hoàng thành Huế, lễ Ban sóc (phát lịch) được tái hiện, nhằm phục hồi nét văn hóa xưa ở cố đô Huế. |
Lễ Ban sóc được tổ chức quy mô nhất vào đầu triều Minh Mạng. Hàng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban sóc dưới sự điều hành của 2 viên quan ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng. |
Lễ Ban sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ Ban sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân. |
Lịch được tiến vào hoàng cung để cho Hoàng gia dùng đồng thời phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân. |
Vào thời nhà Nguyễn, các vua Nguyễn rất xem trọng cuộc lễ này, xem đây là một trong các lễ lớn trong năm. Sách Đại Nam thực lục có chép, từ những năm đầu thời Gia Long, thời Minh Mạng đã đặt lễ Ban sóc. Năm 1821, “Tháng 12, ngày mồng 1, vua mặc thường phục ngự ở điện trước cửa hành tại. Khâm Thiên Giám đem lịch năm Nhâm Ngọ dâng lên...Lại truyền dụ cho ở kinh hôm ấy phải thiết triều ở điện Thái Hòa, Hoàng trưởng tử và các quan lưu kinh làm lễ bái vọng, rồi lấy sách lịch chia cấp cho trong ngoài”. Các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều có ngự chế thơ về lễ Ban sóc. |
Là nơi triều Nguyễn - triều đình phong kiến cuối cùng chọn làm kinh đô, Huế nay vẫn còn được lưu giữ gần như toàn vẹn cho đến bây giờ. Cũng chính vì yếu tố này mà các tiết lễ, nghi thức tại đây được coi như chuẩn mực lễ nghi của thời kỳ phong kiến Việt Nam. Và được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm nên tết trong cung đình Huế được tổ chức rất linh đình. |
Thời tiết sáng 1/1/2024 khu vực hoàng thành Huế rất đẹp, nhiều du khách trong và ngoài nước đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi hòa mình vào dòng người cùng tham dự lễ Ban sóc được tái hiện ở đây. |
Sau nghi lễ Ban sóc, ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tặng lịch cho du khách tham dự lễ hội. |
Dịp này, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã công bố Festival Huế 2024 có chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng lễ hội sân khấu hóa tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn. |
Festival Huế 2024 định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các lễ hội trải dài trong năm như các hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch định kỳ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, để Thừa Thiên - Huế thực sự trở thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam", ông Hoàng Việt Trung cho biết. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
Nhiều cây bút còn ở độ tuổi hoa niên đã và đang góp phần vẽ nên những gam màu tươi sáng cho văn đàn trẻ.
Festival đã trở thành mối quan tâm chung của người Huế, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương…