Họa tiết rồng tinh xảo trong BST áo dài ''Huyền sử Thăng Long''

10/04/2024 - 15:28

PNO - Sau 24 năm ra mắt, NTK Liên Hương đã làm mới bộ sưu tập áo dài nổi tiếng ''Huyền sử Thăng Long'' bằng những chất liệu mới và kỹ thuật hiện đại.

Bộ sưu tập áo dài Huyền sử Thăng Long với 16 mẫu được thực hiện kỳ công, từng gây tiếng vang khi được trình diễn tại sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2000.
Bộ sưu tập áo dài Huyền sử Thăng Long với 16 mẫu được thực hiện kỳ công, từng gây tiếng vang khi được trình diễn tại sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2000. Theo xu hướng thời trang thế giới - làm lại những bộ sưu tập từng rất thành công trước đây của thương hiệu, NTK Liên Hương cùng đội ngũ nghệ nhân lành nghề của mình đã quyết định thực hiện lại bộ sưu tập vô cùng đặc biệt này.

NTK Liên Hương cho biết cô đã dành gần hai năm để nghiên cứu và thực hiện BST Huyền sử Thăng Long vào năm 2000. Công đoạn mất nhiều thời gian nhất để thực hiện BST là tìm kiếm, nghiên cứu sử sách và tham khảo từ các nhà sử học uy tín về hình dáng rồng Việt Nam qua các thời kỳ để đưa vào BST.
NTK Liên Hương cho biết cô đã dành gần 2 năm để nghiên cứu và thực hiện BST Huyền sử Thăng Long vào năm 2000. Công đoạn mất nhiều thời gian nhất để thực hiện BST là tìm kiếm, nghiên cứu sử sách và tham khảo từ các nhà sử học uy tín về hình dáng rồng Việt Nam qua các thời kỳ để đưa vào các thiết kế.

Họa tiết rồng nhà Lý, rồng nhà Trần, rồng nhà Nguyễn… đều có những nét khác nhau. Khi trình làng, các thiết kế áo dài đã dành được sự quan tâm và gây được tiếng vang lớn nhờ giá trị, ý nghĩa cùng vẻ đẹp đặc biệt.
Họa tiết rồng nhà Lý, rồng nhà Trần, rồng nhà Nguyễn… đều có những nét khác nhau. Khi trình làng, các thiết kế áo dài đã dành được sự quan tâm và gây được tiếng vang lớn nhờ giá trị, ý nghĩa cùng vẻ đẹp đặc biệt.

Trong lần làm mới BST áo dài Huyền sử Thăng Long lần này, NTK Liên Hương đã gửi gắm toàn bộ bản vẽ rồng của năm 2000 cho chị Trisha Võ – giám đốc sáng tạo hiện thời của áo dài Liên Hương – thực hiện. Sau 24 năm, nhà mốt giữ nguyên các thiết kế rồng, tuy nhiên đã làm mới trên các chất liệu, kỹ thuật đính kết và phối màu sao cho BST trông trẻ trung hơn, bắt mắt hơn, gần gũi với xu hướng thời trang hiện đại hơn.
Trong lần làm mới BST áo dài Huyền sử Thăng Long lần này, NTK Liên Hương đã gửi gắm toàn bộ bản vẽ rồng của năm 2000 cho chị Trisha Võ – giám đốc sáng tạo hiện thời của áo dài Liên Hương – thực hiện. Sau 24 năm, nhà mốt giữ nguyên các thiết kế rồng, tuy nhiên đã làm mới trên các chất liệu, kỹ thuật đính kết và phối màu sao cho BST trông trẻ trung hơn, bắt mắt hơn, gần gũi với xu hướng thời trang hiện đại hơn.

BST Huyền sử Thăng Long đời 2024 hiện đã hoàn tất được 10/16 mẫu thiết kế, với thời gian thực hiện gần một năm. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn sắp tới, NTK Liên Hương đã hé lộ sớm 10 mẫu này, trước khi có buổi trình diễn chính thức khi các mẫu còn lại được hoàn tất.
BST Huyền sử Thăng Long đời 2024 hiện đã hoàn tất được 10/16 mẫu thiết kế, với thời gian thực hiện gần một năm. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn sắp tới, NTK Liên Hương đã hé lộ sớm 10 mẫu này, trước khi có buổi trình diễn chính thức khi các mẫu còn lại được hoàn tất.

Chất liệu chính được chọn cho BST lần này là nhung, lụa, gấm… cao cấp, có mẫu phối thêm ren. Hình ảnh Rồng Việt Nam trên áo qua nét vẽ tay tài hoa cùng những đường chỉ thêu tinh xảo từ các nghệ nhân trở nên lung linh sống động, toát lên vẻ uy nghiêm nhưng hiền hòa.
Chất liệu chính được chọn cho BST lần này là nhung, lụa, gấm… cao cấp, có mẫu phối thêm ren. Hình ảnh Rồng Việt Nam trên áo qua nét vẽ tay tài hoa cùng những đường chỉ thêu tinh xảo giúp thiết kế trở nên lung linh sống động, toát lên vẻ uy nghiêm nhưng hiền hòa.

Hình ảnh rồng Việt được đặt để hợp lý, đầy sáng tạo trên chiếc áo dài với phom dáng truyền thống cũng mang đến dáng vẻ thanh cao, quyến rũ và nữ tính cho người mặc.
Hình ảnh rồng Việt được đặt để hợp lý, đầy sáng tạo trên chiếc áo dài với phom dáng truyền thống cũng mang đến dáng vẻ thanh cao, quyến rũ và nữ tính cho người mặc.

Giám đốc sáng tạo Trisha Võ
Giám đốc sáng tạo Trisha Võ. Theo chị, vẽ tay hình rồng trên vải, trên lụa đã khó, vẽ trên nhung tuyết còn khó hơn gấp nhiều lần. "Nhung tuyết khi vẽ không được tì tay lên vì sẽ làm dập tuyết nên chỉ có thợ lành nghề, nghệ nhân mới vẽ được. Việc đính cườm 3D cho vẩy rồng, cho mây hay vẽ kim tuyến để mang đến nét sinh động, bắt mắt cho BST cũng rất thử thách tay nghề của nghệ nhân” - NTK Trisha Võ nói thêm

Thu Vân

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=