Hoa hồng Kovalevskaia - hành trình từ trái tim đến cuộc sống

07/03/2016 - 07:33

PNO - Sáng 6/3, Hội LHPN Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm giải thưởng Kovalevskaia và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2015.

TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc BV Chợ Rẫy TP.HCM và PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà - nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) đã vinh dự nhận được giải thưởng Kovalevskaia năm 2015.

TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo "phao cứu sinh" cho bệnh cho bệnh nhân lọc máu

Hoa hong Kovalevskaia - hanh trinh tu trai tim den cuoc song
TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo

Những năm trước đây, mỗi ngày, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy tiếp nhận không ít trường hợp bị sốc nhiễm khuẩn dẫn đến suy đa tạng và viêm tụy cấp nặng. Điều đau lòng là cứ bốn bệnh nhân (BN) nhập viện vì căn bệnh này thì tới ba người tử vong. Con số ấy ám ảnh BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc BV Chợ Rẫy, cũng là người phụ trách khâu hồi sức cấp cứu của BV.

“Từ năm 2001, các khoa thận nhân tạo nhiều BV đã áp dụng phương pháp lọc máu ngắt quãng trong điều trị. Tuy nhiên, với BN đang có rối loạn huyết động như viêm tụy, suy đa cấp, việc áp dụng phương pháp lọc máu này gây tụt huyết áp, khiến cuộc lọc máu không thể hoàn tất và không mang lại hiệu quả điều trị cao”, BS Ngọc Thảo chia sẻ.

Trăn trở trước thực tế ấy, năm 2011, BS Thảo bắt tay vào đề tài nghiên cứu “Hiệu quả lọc máu liên tục trong số nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng”, nhằm mở ra cơ hội sống cho BN mắc phải những chứng bệnh này. Suốt hai năm nghiên cứu, khó khăn lớn nhất với BS Thảo là từ phía người bệnh. Chị kể: “Ở giai đoạn đầu nghiên cứu, các trang thiết bị về mặt kỹ thuật như máy lọc máu, màng lọc chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên ứng dụng rất khó khăn. Phải tới khi nhận thấy hiệu quả lọc máu tốt, một số độc tố của lọc máu liên tục mới được bảo hiểm chi trả. Tới nay thì hầu hết người bệnh đều đã được hưởng kỹ thuật này với mức giá tốt nhất”

Trước khi đề tài của BS Phạm Thị Ngọc Thảo được ứng dụng ở BV Chợ Rẫy và nhiều BV cả nước, không ít BN phải bỏ cả trăm triệu để sang nước ngoài điều trị. Phương pháp mới không chỉ giảm chi phí cho BN mà quan trọng hơn, nguy cơ tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng giảm hẳn. Tại BV Chợ Rẫy, con số này đã từ 75% xuống còn 49%. “Mặc dù tỷ lệ tử vong còn cao, song đối với căn bệnh nguy hiểm này, việc kéo xuống được hơn 25% là không nhỏ”, BS Thảo nói.

Sau đề tài nghiên cứu thành công của TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo, hiện nay, ứng dụng của kỹ thuật lọc máu liên tục ngày càng mở rộng, đặc biệt với công nghệ lọc màng mới có thể lọc thêm nhiều độc chất. Ứng dụng trong điều trị BN nhi nhiễm virus, lần đầu tiên, phương pháp lọc máu liên tục đã cứu sống ca bệnh tay-chân-miệng nặng. Phương pháp này cũng hiệu quả với BN bị ong đốt mức độ nặng.

Không chỉ thực hiện thành công đề tài “Hiệu quả lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng”, BS Phạm Thị Ngọc Thảo còn là chủ nhân của hàng loạt đề tài có ứng dụng thực tế, nâng cao công tác điều trị như “Ghép thận trên BN tim ngừng đập”, “Ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tặng chết não”, “Đánh giá đáp ứng bù dịch dựa vào theo dõi huyết động ít xâm lấn kỹ thuật flotract”…

Nhiều người từng hỏi về bí kíp của chị, chị chỉ giản dị trả lời: “Kinh nghiệm của tôi là làm hết sức mình và làm công việc tôi yêu thích”. Tuy nhiên, BS Thảo cũng khẳng định, chính sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình là điều may mắn đối với những người phụ nữ làm khoa học như chị.

PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà: Đau đáu "nỗi đau da cam"

Hoa hong Kovalevskaia - hanh trinh tu trai tim den cuoc song
PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà (trái)

Sinh năm 1952, PGS-TS Đặng Thị Cẩm Hà được biết đến như một nữ khoa học cả đời “đau đáu” với vấn nạn ô nhiễm môi trường. Bà đã cùng học trò, đồng nghiệp nghiên cứu thành công nhiều đề tài làm sạch môi trường với chi phí thấp.

Đặc biệt, trong suốt hơn 10 năm nay, nhà nữ khoa học vẫn dày công theo đuổi công trình nghiên cứu xử lý đất ô nhiễm chất diệt cỏ dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, tại các điểm nóng Biên Hòa và Đà Nẵng. Khi bắt tay vào nghiên cứu, bà Hà từng nhận được ánh mắt ngờ vực của nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước. Những lúc ấy, bà chỉ nói một câu chắc nịch “10 năm nữa chúng tôi sẽ tìm ra”.

Hoa hong Kovalevskaia - hanh trinh tu trai tim den cuoc song

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI