Ngày 3/11 tới đây, đêm chung kết sẽ diễn ra tại Philippines. Tuy nhiên, ngày 25/10 vừa qua, đại diện Canada - Jaime Vandenberg đã không tiếp tục tham gia tranh tài. Trên mạng xã hội, người đẹp này đưa ra thông điệp rằng: “Phụ nữ nên luôn được tôn trọng và đề cao những giá trị của họ”.
|
Jaime Vandenberg - đại diện Canada tại ME 2018 |
Một bình luận cho rằng vấn đề của Jaime Vandenberg có thể xuất phát từ những bữa ăn mà tổ chức ME cung cấp, cũng như việc ban tổ chức (BTC) cuộc thi này liên tục có những lời chê trách về cân nặng của thí sinh.
Đây không phải lần đầu tiên tổ chức ME vướng những lùm xùm khiến hình ảnh cuộc thi ngày càng trở nên xấu đi.
ME được tổ chức lần đầu vào năm 2001. Cuộc thi do tập đoàn Carousel Productions (đứng đầu là Ramon Monzon, Lorraine Schuck) có trụ sở tại Manila, Phlippines khởi xướng. ME mang đến thông điệp bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong cuộc thi và nhiệm vụ của người đăng quang.
|
Top 4 chung cuộc ME 2001. Chiến thắng thuộc về đại diện Đan Mạch - Catharina Svensson (thứ hai từ trái sang). |
Năm đầu tiên, ME có 42 thí sinh tham gia. Chỉ 4 năm sau đó, cuộc thi này đã thu hút được 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Con số này gần ngang bằng với thí sinh của Hoa hậu Hoàn vũ, cuộc thi có tuổi đời tính đến năm 2005 là 53 năm. Với một cuộc thi non trẻ, thành quả này đáng ghi nhận. Những năm về sau này, số lượng thí sinh của ME tăng nhẹ.
Với mục tiêu hoạt động rõ ràng cộng với format khá hấp dẫn, người đăng quang luôn được đánh giá cao, ME được chuyên trang sắc đẹp Global Beauties xếp vào nhóm những cuộc thi nhan sắc danh giá nhất thế giới ở thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
|
Những năm đầu tiên tổ chức, dàn thí sinh và những người đẹp chiến thắng chung cuộc của ME luôn được đánh giá cao. Trong ảnh là top 4 ME 2006. |
Trong 17 năm qua, chủ yếu tổ chức tại Philippines. Năm 2006, cuộc thi dự định đưa sang Chi-lê nhưng đất nước này không đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu. Năm 2007, Việt Nam đồng đăng cai tổ chức một số phần thi bên lề của . Năm 2010, cuộc thi được đưa hẳn về Việt Nam tổ chức, chung kết diễn ra tại Nha Trang. Đây cũng là năm được đánh giá cao nhất về khâu tổ chức. Năm 2011, dự định tổ chức ở Thái Lan nhưng cũng không thể thực hiện do lũ lụt. Đến năm 2015, cuộc thi được mang sang Áo tổ chức.
Sau năm 2010, ME bước sang thời kỳ "xuống cấp" rõ nét với hàng loạt bê bối. Cùng năm này, người đẹp Ecuador Jennifer Pazmiño bị truất ngôi Á hậu 1 và nhan sắc của nước Nga - Viktoria Shchukina (Top 14) được bổ nhiệm cho ngôi vị trên. BTC đã không thực hiện đúng luật thay thế theo kết quả từ cao xuống thấp. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh sự minh bạch của tổ chức ME và đều rơi vào thinh không.
|
ME 2010 tổ chức tại Việt Nam được đánh giá là kỳ thi hoành tráng và thành công nhất |
Đến năm 2012, một tờ báo Nga công bố video bà Lorraine Schuck - chủ tịch cuộc thi - thương lượng về việc bán giải khi phóng viên giả dạng làm khách hàng. Bê bối này đã khiến danh tiếng xây dựng trong hơn 1 thập kỷ của ME rơi xuống vực thẳm.
Chuyên trang nhan sắc hàng đầu Global Beauties đã loại bỏ Hoa hậu Trái đất ra khỏi danh sách top 5 cuộc thi hoa hậu danh giá nhất hành tinh (top 5 hiện tại của Global Beauties: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Siêu quốc gia và Hoa hậu Hoà bình Quốc tế).
Năm 2015, đại diện Đài Loan tiết lộ với báo giới trong 3 buổi tối gần nhất trước khi rời cuộc thi, rằng các thí sinh phải di chuyển từ hộp đêm này tới hộp đêm khác, ăn mặc đẹp để nói chuyện và nhảy với đàn ông.
Năm 2016, người đẹp Katherine Espin đăng quang ME. Sau đó, giám đốc quốc gia của Đan Mạch đã lên tiếng tố cáo việc người đẹp này ngủ với nhà tài trợ lên BTC. Tuy nhiên, tổ chức ME không phản hồi.
|
Hoa hậu Trái đất 2016 bị "tố" ngủ với nhà tài trợ |
Năm nay, ME lại vướng scandal khi mới đây một số fanpage tung thông tin một đại gia có tiếng của Philippines thương thảo với BTC cuộc thi để mua giải cho đại diện chủ nhà, đồng thời là người tình của vị doanh nhân này. Trong 4 năm tổ chức gần đây, 3 lần đại diện Philippines đăng quang càng khiến dư luận hoài nghi trước kết quả của sân chơi này. Đặc biệt, người đẹp Karen Ibasco lên ngôi năm 2017 khiến tổ chức ME bị "ném đá" vì cô kém hơn rất nhiều thí sinh khác.
|
Kết quả ME 2017 khiến dư luận "ném đá". Đương kim Hoa hậu Karen Ibasco (thứ hai từ phải sang) bị nhận xét kém sắc. |
Năm 2015, cuộc thi tổ chức tại Áo, kéo theo vô số lùm xùm khi thí sinh không được đối xử tử tế. Họ phải ngủ trong những phòng khách sạn chật hẹp, khẩu phần ăn không đủ dinh dưỡng. Đại diện Đài Loan đã rời cuộc thi trong sự tức giận. Người đẹp cho biết BTC không chuẩn bị đồ ăn trưa cho các thí sinh, bữa tối chỉ có vài miếng bánh mì, mì sốt cà chua.
|
Phần ăn của thí sinh ME năm 2012 được đại diện Bỉ chia sẻ |
Trước đó vào năm 2012, đại diện Bỉ cũng từng tố BTC trên mạng xã hội với hình ảnh một hộp cơm nghèo nàn thức ăn. Người đẹp này bị ốm do khâu dinh dưỡng không bảo đảm, phải đợi bác sĩ đến thăm khám. Năm 2016, 2017 và trong cuộc thi năm nay, không ít lần những bữa tiệc, bữa ăn và nơi ở của các thí sinh ME bị mang ra so sánh với các đấu trường nhan sắc còn lại bởi chất lượng quá kém.
|
Một bữa ăn của thí sinh ME 2018 đang bị dư luận phản ứng bởi sự nhếch nhác, kém sang trọng. |
Khâu tổ chức nhiều năm gần đây của luôn bị đánh giá thấp. Sân khấu bị thu nhỏ, dàn dựng sơ sài được ví von như cuộc thi “ao làng”. Các hoạt động bên lề đều được tổ chức qua loa. Năm 2016, hàng loạt băng-rôn nhăn nhúm, méo mó được bố trí ở các khu vực tổ chức sự kiện của bị chê trách dữ dội. Năm nay, khán phòng diễn ra các phần thi phụ đều rất nhỏ, thí sinh phải chen chúc vào nhau, trong khi đó khách mời lại rất lộn xộn.
|
Hình ảnh của cuộc thi vào năm 2016 khiến khán giả chỉ trích vì sự thiếu chuyên nghiệp |
|
Phần diễu hành của thí sinh ME 2018 khiến khán giả giật mình bởi sự xuề xoà, lôi thôi |
|
Sân khấu phần thi phụ Trang phục truyền thống chật hẹp |
Chất lượng thí sinh ME ngày càng giảm sút. Năm nay, nhiều đại diện bị đánh giá có nhan sắc không đủ chuẩn tham gia một cuộc thi về người đẹp.
|
Những thí sinh "khó đỡ" của ME 2018 |
ME cũng không còn sức hút mạnh với khán giả như trước đây. Các đêm thi phụ trong khuôn khổ cuộc thi này khi được livestream trên fanpage chỉ có vài trăm khán giả theo dõi. Trong khi đó, Hoa hậu Hoà bình Quốc tế, cuộc thi diễn ra song song lại đạt đến con số 50, 60 nghìn lượt khán giả xem trực tiếp. Phần bình chọn trên mạng xã hội tại ME cũng kém sôi động hơn hẳn các cuộc thi uy tín khác.
Trong khi đó, Hoa hậu Siêu quốc gia (10 năm tổ chức), Hoa hậu Hoà bình Quốc tế (5 năm tổ chức) dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã vươn lên tầm cao mới với chất lượng cuộc thi không ngừng được nâng cao. Từ một đấu trường nhan sắc uy tín, ME đã tuột dài sau 17 năm, gây không ít tiếc nuối như thế.
Đại diện Việt Nam tại ME 2018 là Á hậu 2 - Hoa hậu biển Việt Nam Toàn cầu 2018 Nguyễn Phương Khánh. Người đẹp quê Bến Tre đã giành được 3 huy chương ở các phần thi phụ: HCV phần trang phục truyền thống, HCV trang phục dạ hội và HCB phần thi áo tắm.
|
Phương Khánh giành HVC trong phần thi trang phục dạ hội |
Trước Phương Khánh, Việt Nam cũng nhiều lần cử đại diện tham gia ME. Năm 2017, Hà Thu dừng chân ở top 16, gây tiếc nuối vì cô vào top xuất sắc nhiều phần thi phụ, khả năng ứng xử tốt. Năm 2016, Nam Em vào đến top 8. Người đẹp 9X gặp trục trặc với người phiên dịch trong phần thi ứng xử, mất cơ hội vào top 4.
Năm 2010, trên chính sân nhà, hoa hậu Diễm Hương vào top 14 và giành giải phụ người đẹp trình diễn bikini đẹp nhất. Ngoài ra, đại diện Việt Nam tại ME còn có: Hà Anh (2006), Trương Tri Trúc Diễm (2007), Phan Thị Mơ (2011), Hoàng Anh (2012).
|
Thành Lâm