PNO - Chuyến xe đưa bệnh nhân nhập cảnh mắc COVID-19 vừa đến, các bác sĩ lập tức điều phối, kiểm tra thân nhiệt, tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Omicron.
Trước tình trạng COVID-19 diễn biến phức tạp, TPHCM đang tầm soát dịch bệnh vô cùng chặt chẽ, nhất là đối với người nước ngoài và kiều bào nhập cảnh vào Việt Nam. Sáng sớm, xe chuyên dụng từ sân bay Tân Sơn Nhất vận chuyển bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính vào Bệnh viện dã chiến số 12 (do Bệnh viện Da liễu TPHCM phụ trách). |
Chuyến xe chở 3 người Việt Nam nhập cảnh từ Đức, Anh và Mỹ. Các trường hợp này được phát hiện bệnh khi nhân viên y tế tại sân bay thực hiện xét nghiệm. Các hành khách nhiễm biến chủng Omicron được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 12 cách ly điều trị. Hơn 3 tuần nay, các bác sĩ tạm gác niềm vui đón tết cùng gia đình, xung phong vào bệnh viện chăm sóc F0. |
Các bác sĩ chuẩn bị thăm khám cho bệnh nhân trước khi tiếp nhận điều trị. Đây cũng là đội bác sĩ sẽ ở lại bệnh viện chăm sóc bệnh nhân xuyên tết. |
Bác sĩ Lâm Tuấn Khanh - Khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM hướng dẫn bệnh nhân cởi bỏ đồ bảo hộ trước khi vào khám sức khỏe. Bác sĩ Khanh đã chọn ở lại Bệnh viện dã chiến số 12 với quyết tâm đẩy lùi dịch COVID-19, ngày tết cũng như ngày thường, còn bệnh nhân sẽ còn điều trị. |
Bác sĩ Khanh cho biết: "Trong thời khắc thiêng liêng của năm mới, ai cũng muốn về với gia đình, tôi cũng vậy. Tuy nhiên, năm nay dịch COVID-19 vẫn còn, tôi đã hẹn vợ sang năm đón tết bù. Bây giờ, tôi cũng như các đồng nghiệp đang rất tập trung trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân". |
Anh B. từ Đức về Việt Nam với mong muốn đoàn tụ cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, không may anh dương tính với SARS-CoV-2. Anh B. đã được tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19, hiện tình trạng sức khỏe của anh ổn định, không có triệu chứng nên anh rất hy vọng sớm khỏi bệnh để về nhà. |
Hầu hết bệnh nhân người Việt Nam về quê đón tết có rất ít ngày nghỉ, do đó, khi biết mình là F0, ai cũng hoang mang, lo lắng. Vì vậy, trước khi khám sức khỏe, các bác sĩ ưu tiên giải tỏa tâm lý cho người bệnh. |
Các bệnh nhân mới đến hỏi thăm nhau về tình trạng sức khỏe, tâm sự về các dự định. Sự đồng cảm, sẻ chia phần nào giúp những người bệnh tạm quên nỗi buồn. Một bệnh nhân cho biết: "Nhà tôi cách đây khoảng 5 cây số, nhưng chắc phải lên tầng cao kia để nhìn về. 3 năm tôi chưa đón tết tại Việt Nam nên mẹ tôi rất trông ngóng, cảm giác bây giờ thật sự rất tệ". |
Bệnh nhân nam gọi về báo tin cho người thân trong trạng thái buồn bã, ông không thể ngờ mình là F0 ngay dịp Tết Nguyên đán này. |
Kỹ thuật viên Nguyễn Thị Quỳnh Mai - nhân viên tại Bệnh viện dã chiến số 12 cho biết: "Đa số bệnh nhân vào đây đều là người nhập cảnh, ban đầu cảm giác của họ rất bất ổn, có người khóc suốt, có người năn nỉ được về nhà bởi mẹ đang bệnh, có người lo lắng không yên khi sắp hết phép vẫn chưa có kết quả âm tính. Ban đầu nhiều bệnh nhân bất hợp tác, nhưng khi hiểu rằng nếu về nhà, nguy cơ lây cho người thân rất cao nên đã để bác sĩ đến điều trị cho mình". |
Vì là bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh, nên ngoài người Việt Nam, ở đây còn có khá nhiều bệnh nhân người nước ngoài. Tuy nhiên, bằng sự tận tâm, vốn ngoại ngữ vững vàng, đội ngũ bác sĩ đã tạo được nhiều thiện cảm cho không ít du khách với hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện, đầy tình cảm. |
Sau khi hướng dẫn bệnh nhân vào phòng bệnh, các bác sĩ lên phương án chuyển hành lý, vật dụng cá nhân về phòng cho họ. Từ Bệnh viện dã chiến số 12, bác sĩ Khanh nhắn gửi: "Chúng tôi sẽ thật cố gắng để chăm sóc, điều trị cho người bệnh, hy vọng ai cũng sẽ kịp về nhà vui tết với gia đình. Bên cạnh đó, tại TPHCM đã có ca mắc biến chủng Omicron trong cộng đồng, vì vậy tôi mong rằng mọi người đều khỏe mạnh, vui tết an lành và tuân thủ quy tắc 5K trong phòng chống dịch để bảo vệ mình, gia đình và người xung quanh. Chúc mọi người năm mới an lành, bình yên và hạnh phúc". |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Sau khi tập luyện với cường độ cao, nam huấn luyện viên thể hình bị khó thở, đau tức ngực và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn lo âu hoảng sợ hay stress cấp tính làm cho người bệnh cảm thấy hoảng loạn.
Người đàn ông lái máy xúc (36 tuổi) ở Thanh Hóa phải thở máy, lọc máu liên tục sau nhiều ngày sốt cao không giảm.
Bé gái 10 tuổi ở Phú Thọ nhập viện trong tình trạng men gan tăng cao gấp 70 lần so với bình thường bởi hội chứng hiếm gặp và nguy hiểm.
Sau khi Báo Phụ nữ TPHCM đăng tải loạt bài viết "Hãi hùng nước sinh hoạt ở chung cư", cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.
Lãnh đạo TP cho phép Sở Y tế thành lập Hội đồng thẩm định phương án giá gồm thành viên là đại diện của Sở Y tế, Sở Tài chính, BHXH TP...
Đây là chỉ tiêu mà Bộ Y tế đặt ra đến năm 2025 nhằm phòng, chống kháng thuốc.
Khi bác sĩ của bệnh viện tới cấp cứu, bé trai 7 tuổi (Phú Thọ) bị cửa cuốn kẹp vào cổ đã ngừng tuần hoàn.
Ngày 18/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nguy kịch vì mất nửa lượng máu trong cơ thể do bệnh sốt xuất huyết.
Trước thực trạng quản lý, kiểm định nước sinh hoạt ở chung cư còn nhiều bất cập khiến chất lượng nước chưa bảo đảm, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong.
Chiều 15/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đội ngũ y bác sĩ đã cứu sống một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng, hiếm gặp.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết phát triển chuyên sâu y dược cổ truyền thuộc định hướng phát triển của ngành y tế TPHCM.
Theo chuyên gia, mua bán thuốc online là xu hướng tất yếu, không thể tư duy "không quản được thì cấm" mà phải có hành lang pháp luật để quản lý.
Nam bệnh nhân chi 20 triệu đồng để hút mỡ bụng và bị nhiễm trùng dương vật phải vào bệnh viện cấp cứu.
Sở Y tế TPHCM đang phối hợp với Công an TP Thủ Đức làm rõ vụ người phụ nữ tử vong nghi do bị sốc phản vệ.
Sản phụ mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng vỡ ối sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Giá khám chữa bệnh giữ nguyên cơ cấu và định mức ban hành nhưng điều chỉnh yếu tố tiền lương từ mức 1,8 triệu đồng sang 2,34 triệu đồng.