Hình như Bộ GD-ĐT đang quá vội vàng

06/08/2014 - 10:50

PNO - PNO - Bộ hình như đang quá vội vàng để hoàn thành chỉ tiêu theo tinh thần của Nghị quyết số 29 trong khi thực tế nền giáo dục phổ thông của ta chưa theo kịp, chưa phù hợp với cách thi đó (kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia)...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hinh nhu Bo GD-DT dang qua voi vang

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Hội đồng thi THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM. Ảnh: Tiêu Hà.

Sau khi Phụ Nữ Online đăng các tin về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đề ra 3 phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia (ngày 30/7 và 1/8/2014), một bạn đọc đã gửi phản hồi, nguyên văn như sau:

Sau khi thông qua “Đề án đổi mới giáo dục gộp một kỳ thi quốc gia chung” vào cuối tháng 7/2014, Bộ GD-ĐT nóng lòng thực hiện kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015 (công bố phương án thi vào cuối tháng 7/2014 trên phương tiện thông tin đại chúng, đến tháng 9/2014 sẽ chọn một phương pháp thi cho năm 2015) là một trong những nỗ lực của Bộ nhằm sớm hoàn thành Nghị quyết số 29-NQ-TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.

Theo tôi, “sớm hoàn thành Nghị quyết số 29-NQ-TW” là một trong những lý do quan trọng khiến Bộ GD-ĐT muốn áp dụng kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015 (một sự chủ quan của Bộ GD-ĐT) ngay khi hệ thống dạy, học, thi cử của chúng ta chưa có gì chuyển biến, vẫn con người cũ, vẫn phương pháp cũ, vẫn nền tảng cũ (trị cái ngọn, bỏ cái gốc).

Bộ GD-ĐT muốn hoàn thành sớm mục tiêu của Nghị quyết số 29 là điều tốt. Nhưng, Bộ hình như đang quá vội vàng để hoàn thành chỉ tiêu theo tinh thần của Nghị quyết số 29 (thông qua cách thi cử, nếu không muốn nói là gây áp lực cho thi cử) trong khi thực tế nền giáo dục phổ thông của ta chưa theo kịp, chưa phù hợp với cách thi đó; còn nhiều bất cập khác, những hệ lụy tiêu cực sẽ xảy ra nếu ta không kiểm soát tốt được kỳ thi này.

Bình thường, kỳ thi tốt nghiệp ở địa phương thì việc kiểm soát sự công bằng đã thất bại, nay còn gộp chung lại thì liệu có thể kiểm soát tốt hơn kỳ thi tốt nghiệp một mình không?.

Chẳng lẽ Bộ GD-ĐT vẫn chỉ nhìn thấy sự tích cực mà không nhìn thấy sự tiêu cực, những bất cập, sự không phù hợp thực tế của kỳ thi quốc gia chung?…

Theo tôi, Bộ GD-ĐT đang muốn hoàn thành sớm mục tiêu (dấu hiệu của “bệnh thành tích” đã bộc lộ) với những bước đi không vững chắc. Biết bao giờ thì “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục của ta sẽ hết để giáo dục của Việt Nam phát triển đây?

Kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng được đánh giá là một kỳ thi công bằng, còn kỳ thi tốt nghiệp có nhiều tiêu cực (sau bao nhiêu nỗ lực của ngành giáo dục thì kiểm soát kỳ thi tốt nghiệp công bằng đã thất bại với tỉ lệ đỗ khá cao, nhiều học sinh đỗ tốt nghiệp nhưng khi thi đại học lại chỉ được 1 - 3 điểm, thậm chí bị điểm liệt).

Nay Bộ muốn bỏ một kỳ thi công bằng để gộp chung với một kỳ thi không công bằng; không hiểu các vị lãnh đạo Bộ đang nghĩ gì, muốn đột phá cái gì đây?

Cá nhân tôi thấy nó đã thất bại từ trong “trứng” rồi.

Nếu Bộ không muốn rườm rà thi cử thì sao không bỏ hẳn thi tốt nghiệp (như cấp 2) mà chỉ xét tốt nghiệp thôi để tạo điều kiện cho học sinh năng lực thấp hơn tốt nghiệp đi làm, học nghề; kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng vẫn tổ chức bình thường vì nó là kỳ thi công bằng; như vậy chẳng phải “thuận lợi đôi đường” sao?

Đổi mới, gộp lại kỳ thi quốc gia chung nhìn bề ngoài thì là đổi mới đấy (đổi mới cách thi nặng hơn, “ôm đồm” hơn) nhưng hiệu quả mang lại chẳng tới đâu mà kéo theo nhiều hệ lụy, bất cập, không phù hợp khác.

Nhi Long

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI