Hình ảnh người lính hỗ trợ chống dịch trong tranh Lê Sa Long

22/12/2021 - 11:50

PNO - Suốt mấy tháng TPHCM bị COVID-19 tấn công, họa sĩ Lê Sa Long theo đuổi đề tài đặc biệt trong sự nghiệp cầm cọ của mình là bộ “nhật ký bằng tranh” về những ngày TP kiên cường chống dịch COVID-19. Trong đó, không thể thiếu hình ảnh những người lính hỗ trợ bà con vượt qua dịch bệnh. Số tranh khắc họa hình ảnh bộ đội cụ Hồ giữa mùa dịch của họa sĩ Lê Sa Long cứ dày thêm và đong đầy tin yêu, có lẽ vì anh từng là một người lính.

Kỷ niệm 77 năm ngày ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2921), họa sĩ Lê Sa Long đã chia sẻ những bức tranh và ký họa về hình ảnh người lính tham gia chống dịch cùng người dân TPHCM như một lời tri ân chân thành.

Ngoài những ký họa ghi lại hình ảnh người lính làm nhiệm vụ trong mùa dịch như: đi chợ giúp dân, trao túi an sinh cho người dân, trực chốt, giữ an ninh trật tự, vận chuyển hàng hóa…, họa sĩ Lê Sa Long còn phác họa lại những câu chuyện cảm động đã chứng kiến, nghe kể lại hoặc đọc được qua báo chí.

Bức vẽ là khoảnh khắc chia tay gia đình của Đại úy Lê Văn Phúc trước khi theo đoàn hơn 600 cán bộ y bác sĩ Học viện Quân y (Hà Nội) lên đường tiếp sức TPHCM chống dịch (23/8). Cô con gái nhỏ ôm chặt lấy bố thỏ thẻ nhắn nhủ: “Bố đi chống dịch rồi nhanh về với con và mẹ, bố nhé!”.
Bức vẽ kể về khoảnh khắc đại úy Lê Văn Phúc chia tay gia đình trước khi theo đoàn hơn 600 cán bộ, y bác sĩ Học viện Quân y (Hà Nội) lên đường tiếp sức TPHCM chống dịch (23/8). Cô con gái nhỏ ôm chặt lấy bố thỏ thẻ nhắn nhủ: “Bố đi chống dịch rồi nhanh về với con và mẹ, bố nhé!”.
Các chiến sĩ Sư đoàn 5 (Quân khu 7) khi phát túi an sinh cho bà con ở Thủ Đức đã gặp một cụ già trên 80 tuổi, thấy các chú bộ đội là bà ra nắm tay và vuốt ve. Hỏi ra mới biết bà là Mẹ VN Anh hùng từ An Giang lên thăm cháu và bị kẹt lại Sài Gòn những ngày giãn cách, khi nhìn màu áo xanh bà nhớ tới hình ảnh người con trai Út - nguyên Trung úy Biên phòng đã hy sinh khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm buôn ma túy ở An Giang năm 2013.
Bức tranh "Má nhớ thằng Út!" được ghi lại khi các chiến sĩ Sư đoàn 5 (Quân khu 7) phát túi an sinh cho bà con ở Thủ Đức thì gặp một bà cụ trên 80 tuổi, thấy các chú bộ đội, bà ra nắm tay và vuốt ve. Hỏi ra mới biết bà là Mẹ Việt Nam Anh hùng từ An Giang lên thăm cháu và bị kẹt lại Sài Gòn những ngày giãn cách. Nhìn màu áo xanh, bà nhớ tới hình ảnh người con trai út là trung úy bộ đội biên phòng đã hy sinh khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm buôn ma túy ở An Giang năm 2013.
Họa sĩ Lê Sa Long cho biết bản thân rất xúc động khi hoàn thành bức vẽ này. Việc Bộ Tư lệnh TPHCM nhận nhiệm vụ bảo quản tro cốt và đưa tận tay người thân của những đồng bào không may ra đi vì đại dịch là nghĩa cử cao đẹp và thiết thực trong giai đoạn vô cùng khó khăn của TP. Bức vẽ về một hoàn cảnh buồn nhưng qua các điểm nhấn màu sắc tươi sáng tôi luôn muốn gửi gắm dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn còn đó niềm tin và hy vọng, họa sĩ Lê Sa Long nói.
Họa sĩ Lê Sa Long cho biết anh rất xúc động khi hoàn thành bức tranh "Đón ngoại về nhà" này. Việc Bộ Tư lệnh TPHCM nhận nhiệm vụ bảo quản tro cốt và trao tận tay người thân của những đồng bào không may ra đi vì đại dịch là nghĩa cử cao đẹp và thiết thực trong giai đoạn vô cùng khó khăn của TP. "Bức vẽ kể về một hoàn cảnh buồn nhưng qua các điểm nhấn màu sắc tươi sáng tôi luôn muốn gửi gắm dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn còn đó niềm tin và hy vọng", họa sĩ Lê Sa Long nói.
Chiến sĩ quân đội trao tro cốt người ra đi vì dịch COVID-19 cho người thân ở lại.
Chiến sĩ quân đội trao tro cốt người ra đi vì dịch COVID-19 cho người thân.
Chiếc xe thồ huyền thoại trong các chiến dịch năm xưa lại xuất hiện trong hẻm nhỏ Sài Gòn vận chuyển thực phẩm cho bà con.
Chiếc xe thồ huyền thoại tiếp lương, tải đạn trong các chiến dịch năm xưa lại xuất hiện trong hẻm nhỏ Sài Gòn, vận chuyển thực phẩm cho bà con.
Tàu 626 thuộc Lực lượng Hải quân vùng 2 dùng tàu chuyển lương thực từ miền Tây lên Sài Gòn.
Tàu 626 thuộc Lực lượng Hải quân vùng 2 chuyển lương thực từ miền Tây lên Sài Gòn.
Các chú bộ đội đi chợ giúp dân trong những ngày giãn cách.
Các chú bộ đội đi chợ giúp dân trong những ngày giãn cách
Trao túi an sinh, động viên người dân ai ở đâu, ở yên đấy.
Trao túi an sinh, động viên người dân "ai ở đâu, ở yên đấy".
Một chiến sĩ trực chốt bảo vệ an ninh trong những ngày cao điểm chống dịch.
Một chiến sĩ trực chốt bảo vệ an ninh trong những ngày cao điểm chống dịch.
15.Những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch tham quan du lich Cần Giờ sau ngày bình thường mới (10/2021)
Những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch tham quan trải nghiệm Cần Giờ sau ngày bình thường mới (10/2021).
Phút chia tay của người lính TPHCM và người bác sĩ tình nguyện
Phút chia tay của người lính TPHCM và cô sinh viên ngành y tham gia tình nguyện.

Từng là một người lính có mặt ở chiến trường biên giới Tây Nam, dùng nét vẽ khắc họa hình ảnh những đồng đội nắm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền đất nước, nay họa sĩ Lê Sa Long muốn ghi lại cuộc chiến chống dịch vừa qua tuy không tiếng súng nhưng cũng vô cùng khốc liệt. 

Theo họa sĩ Lê Sa Long, nghĩa tình quân dân luôn là mối dây liên kết thật đặc biệt dù là trong thời chiến hay thời bình. “Trong thời bình, những người lính giúp dân cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, địch họa, cứu hộ cứu nạn… Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn TPHCM, những người con của nhân dân mang màu xanh áo lính đi giữa màu đỏ của tâm dịch để giúp đồng bào. Hiện tại, chúng ta bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, quân đội cần tiếp tục phát huy truyền thống nghĩa tình giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, quân đội vẫn phải sống trong lòng nhân dân” - họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ.

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI