Hầu hết các tố cáo đều vạch rõ ban giám hiệu (BGH) các trường đang hưởng lợi quá lớn từ nguồn thu DT, trong khi những người trực tiếp đứng lớp phải nhận thù lao không tương xứng với công sức bỏ ra.
Biến hóa để được lợi
Mới đây, cô N.T., GV Trường tiểu học Ngô Quyền (Q.Bình Tân) đã có đơn kiến nghị nhà trường làm rõ việc thu chi hàng tháng, trong đó có khoản tiền quản lý các hoạt động DT (gồm dạy buổi hai, tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh bản ngữ, tin học) của BGH, kế toán và thủ quỹ. Đơn của 43 GV Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11, TP.HCM) cũng tố cáo BGH không dạy mà vẫn hưởng 30% phụ cấp đứng lớp… Những tố cáo, khiếu nại này không mới. Trước đó, GV các trường THCS Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), THCS Phước Bình (Q.9), THCS Lam Sơn, THPT Bình Phú (Q.6), THPT Nguyễn Trãi (Q.4)… cũng có đơn tố cáo tương tự. Vì sao tình trạng này lại diễn ra phổ biến?
Theo quy định về thu và sử dụng tiền DT của Sở GD-ĐT TPHCM, khoản thu từ hoạt động này sẽ được chi thù lao cho GV trực tiếp giảng dạy không quá 65%, chi quản lý - tổ chức - phục vụ DT (gọi tắt là công tác quản lý) không quá 15%, 20% còn lại để chi trả tiền điện nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ việc DT (gọi tắt là cơ sở vật chất). Tuy nhiên, quy định này đã được BGH nhiều trường vận dụng rất “linh hoạt” khiến GV bất bình.
Về quy định “chi cho công tác quản lý không quá 15%”, theo phản ánh của nhiều GV, ở những trường có ít HS, khoản tiền BGH, kế toán, thủ quỹ được hưởng không quá chênh lệch so với GV; nhưng ở những trường có đông HS thì mức chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn, tại một trường THCS ở Q.9, vào năm học 2014-2015, với mức chi 15%, hiệu trưởng sẽ được khoảng 2,6 triệu đồng/tháng, tương đương với thù lao của khoảng 60 tiết dạy (43.000đ/tiết) và hơn khoảng 2,5 lần thù lao của những GV dạy các môn chính như toán, văn, tiếng Anh.
Trường THPT Nguyễn Du Q.10 là một trong ba trường THPT chất lượng cao của TPHCM, nhưng GV ở trường này đã đâm đơn và hồ sơ kiện hiệu trưởng nhà trường hơn hai năm nay
Đã vậy, BGH các trường lại thường gộp chung hai khoản 15% cho quản lý và 20% cho cơ sở vật chất thành 35% và gọi là khoản chi cho “hoạt động và quản lý”, sau đó lại tách số tiền này thành 20% (tức 7% học phí thu được) chi “hoạt động” và 80% (tức 28% học phí thu được) chi cho “con người” như cách làm của trường TH Ngô Quyền. Với cách làm “lòng vòng” này, Trường TH Ngô Quyền đã tự ý tăng tỷ lệ chi cho quản lý lên 28% và giảm tỷ lệ chi cho cơ sở vật chất xuống còn 7%.
Ngoài ra, không chỉ DT mà trong trường học còn nhiều khoản “thêm” khác như phục vụ bán trú, ôn tập hè, dạy tiếng Anh bản ngữ, tiếng Anh tăng cường, phụ đạo… Với những khoản này, BGH nhiều trường cũng áp dụng cách chia như trên, dẫn đến một sự vô lý là thu nhập của nhóm gián tiếp luôn cao hơn rất nhiều so với những người trực tiếp giảng dạy.
Cùng với việc “linh hoạt áp dụng” quy định để có lợi thật nhiều cho mình, BGH nhiều trường còn tìm mọi cách làm thiệt hại cho GV. Trường THPT Bình Phú (Q.6) trước đây từng tự ý nâng tỷ lệ chi cho quả n lý lên 20%, cắt xén tỷ lệ chi cho GV xuống 44%. Hiệu trưởng và “bộ sậu” năm cán bộ của trường này hưởng đến gần 650 triệu đồng/năm cùng với rất nhiều khoản tiền khác, trong khi thù lao mà GV được hưởng chỉ ở mức “bèo bọt”.
Bên cạnh đó, nhiều GV cũng phản ánh những bất hợp lý trong việc hưởng phụ cấp ưu đãi. Theo quy đị nh, để đượ c hưở ng phụ cấp ưu đãi (30% lương), hiệu trưởng phải trực tiếp giảng dạy trên lớp hai tiết/ tuần và hiệu phó là bốn tiết/tuần. Có những hiệu trưởng, hiệu phó thực hiện nghiêm quy định nhưng tại rất nhiều trường, BGH không trực tiếp giảng dạy mà vẫn hưởng khoản tiền này. Lý do họ đưa ra là phải lo quá nhiều việc từ quản lý chuyên môn đến cơm áo gạo tiền cho cả một tập thể, lại còn hội họp… nên không thể tập trung vào công việc giảng dạy.
Để không dạy mà vẫn được hưởng, BGH các trường “linh động” lấy hai tiết “sinh hoạt dưới cờ ” hoặc “hoạt động ngoài giờ lên lớp” để quy đổi thành hai tiết “lên lớp”. Nhưng, kiểu “linh động” này là không đúng quy định. Mới đây, UBND Q.Bình Tân đã thanh tra và yêu cầu thu hồi khoản tiền phụ cấp 30% ưu đãi đối với hiệu trưởng Trường THCS Tân Tạo…
Giáo viên thiệt kép
Theo quyết định 244/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/10/2005, 30% phụ cấp ưu đãi được trích từ ngân sách nhà nước cấp cho trường, nên khi BGH chi không đúng quy định từ khoản tiền ngân sách cấp thì khoản “tiết kiệm chi” của trường (thực hiện theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006, sau này được thay bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015) cũng bị ảnh hưởng, khoản thu nhập tăng thêm của GV từ “tiết kiệm chi” cũng giảm theo. Vì thế, trong đơn kiến nghị gửi lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM của tập thể GV Trường THPT Trần Quang Khải mới đây đã yêu cầu Sở thanh tra làm rõ rất nhiều nội dung, trong đó có vấn đề vì sao tiền tăng thu nhập của họ từ năm 2010 đến nay cứ giảm dần trong khi số HS vẫn tăng lên? Việc BGH không dạy nhưng hưởng 30% phụ cấp đứng lớp có đúng quy định không?
Cô H., một GV của trường nói: “Nhà nước trả lương cho hiệu trưởng là để làm việc, trong đó có trách nhiệm dạy hai tiết/tuần. Khi hiệu trưởng không dạy thì GV khác phải dạy và nhà trường phải trả tiền cho hai tiết dạy đó, đồng thời lại phải trả thêm 30% phụ cấp cho hiệu trưởng. Được hưởng phụ cấp ưu đãi thì lại được cả phụ cấp thâm niên (mỗi năm tăng 1%) và khoản tiền BHXH phát sinh theo hai khoản này. Như vậy là hiệu trưởng được lợi kép còn GV thì bị thiệt kép.
Cũng vì thế, mới đây thầy H., nhân viên kế toán Trường THCS Tân Tạo đã có đơn gửi Phòng GD-ĐT và UBND Q.Bình Tân đề nghị truy thu tất cả những khoản tiền mà ông cho là phi pháp đối với ông hiệu trưởng, bao gồm 30% phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và cả khoản tiền BHXH phát sinh.
Cô X., một GV Trường THPT Trần Quang Khải, đề nghị Sở GD-ĐT và Sở Tài chính TP.HCM rà soát và bổ sung thêm các điều khoản vào quy định về thu và sử dụng tiền DT tại các trường để sao cho thu nhập của các thành viên BGH, kế toán và thủ quỹ ở các trường không được vượt, hoặc không vượt quá nhiều so với thu nhập của người giảng dạy trực tiếp.
Về quy định 30% phụ cấp ưu đãi đối với hiệu trưởng, cho đến nay không ít lãnh đạo các trường tiếp tục phớt lờ và tự “chế” ra các quy định riêng để không phải dạy học mà vẫn được hưởng. Nhiều GV cho rằng, nếu thấy quy định này chưa hợp lý, Sở cần kiến nghị Bộ thay đổi, còn nếu quy định đúng thì phải chỉ đạo thực hiện nghiêm để tránh thiệt thòi cho GV.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng.