Hiệp định thương mại Việt Nam – EU tập trung vào tính minh bạch và quyền cho người lao động

21/01/2020 - 14:16

PNO - Liên minh châu Âu (EU) cho biết đây là thỏa thuận thương mại tham vọng nhất mà khối từng đàm phán với một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam cần cải thiện nhiều tiêu chí.

Trong tám năm, EU và Việt Nam đã đàm phán một hiệp định thương mại tự do nhằm mở cửa thị trường của quốc gia Đông Nam Á đang phát triển cho khối thương mại lớn nhất thế giới.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ bãi bỏ 99% thuế hải quan, xóa bỏ các rào cản quan liêu bằng cách sắp xếp các tiêu chuẩn cho hàng hóa như xe hơi và thuốc men, và đảm bảo tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cho cả các công ty châu Âu và Việt Nam.

Vào thứ Ba 21/1, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) sẽ trình bày dự thảo nghị quyết của EVFTA. Nếu Nghị viện châu Âu chấp nhận nghị quyết trong phiên họp toàn thể vào tháng 2, EVFTA sẽ có hiệu lực sau đó một tháng.

Một Việt Nam đang phát triển với thị trường tự do là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư từ châu Âu và thế giới.
Một Việt Nam đang phát triển với thị trường tự do là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư từ châu Âu và thế giới.

Ủy ban châu Âu mô tả EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Theo EU, thỏa thuận này có thể mang lại 15 tỷ euro (16,6 tỷ USD) giá trị xuất khẩu bổ sung hằng năm cho EU vào năm 2035.

Ông Nguyễn Minh Vũ, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức, cho rằng thỏa thuận này là một bước tiến tích cực cho các nền kinh tế của Việt Nam và EU.

Erwin Schweissmus – nguyên giám đốc Quỹ Friedrich-Ebert tại Việt Nam - nói rằng EVFTA là một phần của chiến lược kinh tế rộng lớn hơn của EU ở Đông Nam Á. EVFTA sẽ là hiệp định thương mại tự do thứ hai của EU với một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau hiệp định thương mại tự do EU-Singapore có hiệu lực vào tháng 11/2019.

EU mong đợi thỏa thuận với Việt Nam

EU cũng đang trong giai đoạn đầu đàm phán các thỏa thuận tương tự với Thái Lan, Malaysia và Indonesia nên theo ông Schweissmus, "về lâu dài, có thể có một thỏa thuận ASEAN-EU".

Ông Schweissmus nói thêm rằng Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với EU khi nước này tìm cách mở rộng ảnh hưởng chính trị trong khu vực, đặc biệt là xem xét ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Chẳng hạn, EU đã ký kết hợp tác an ninh với Việt Nam vào năm 2019.

Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam dựa vào thương mại tự do trong nhiều năm. Không có quốc gia ASEAN nào khác ngoài Singapore ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như Việt Nam. Chiến lược này khá hiệu quả. Theo chính phủ, nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 6,5% trong 5 năm qua.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò lớn trong mức tăng này và EVFTA sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là từ EU.

Thị trường lao động Việt Nam đang rất rộng mở, với khá nhiều doanh nghiệp start-up cùng nguồn lao động trẻ cải thiện từng ngày.
Thị trường lao động Việt Nam đang rất rộng mở, với khá nhiều doanh nghiệp start-up cùng nguồn lao động trẻ cải thiện từng ngày.

Vấn đề hành chính cần rõ ràng, minh bạch hơn

Ngoài thương mại tự do, EVFTA yêu cầu Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và môi trường quốc tế cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Việt Nam đã phê chuẩn sáu trong số tám tiêu chuẩn ILO.

 

Các quan chức EU và Việt Nam ký EVFTA tại Hà Nội vào tháng 6/2019. Thỏa thuận vẫn cần được thông qua bởi Nghị viện châu Âu.
Các quan chức EU và Việt Nam ký EVFTA tại Hà Nội vào tháng 6/2019. Thỏa thuận vẫn cần được thông qua bởi Nghị viện châu Âu.

Những rào cản cuối cùng

Trong quá khứ, EU đã ký các hiệp định thương mại tự do đòi hỏi tiêu chuẩn lao động và môi trường, nhưng các tiêu chuẩn vẫn bị phớt lờ qua nhiều năm.

Ví dụ, Hàn Quốc ký kết thỏa thuận thương mại tự do với EU vào năm 2011, nhưng đến nay, chỉ một nửa tiêu chuẩn lao động cốt lõi của thỏa thuận đã được phê chuẩn. Ông Schweissmus nói rằng điều này không nên lặp lại ở Việt Nam.

Một khía cạnh quan trọng của EVFTA là nó cung cấp cho việc thành lập Nhóm Tư vấn trong nước (DAG) để xác minh các thỏa thuận được tôn trọng. DAG nên bao gồm đại diện của chủ lao động, nhân viên và các tổ chức môi trường, một ở châu Âu và một ở Việt Nam.

 

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn cần cải thiện quyền lợi cho người lao động và tính minh bạch, rõ ràng của hệ thống hành chính.
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn cần cải thiện quyền lợi cho người lao động và tính minh bạch, rõ ràng của hệ thống hành chính.

Vào tháng 12/2019, Chủ tịch ủy ban thương mại EU - Bernd Lange - đã viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kêu gọi ràng buộc bằng văn bản cam kết từ Việt Nam để phê chuẩn các tiêu chuẩn ILO.

 

Tấn Vĩ (Theo DW, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI