Hiện tượng lạ cá voi nhỏ chết dạt: Môi trường biển bị hủy hoại?

25/04/2016 - 07:27

PNO - Lần đầu tiên người dân đã chứng cá voi nhỏ chết dạt vào bờ, xảy ra cùng lúc bãi biển này có nhiều loại cá khác cũng có hiện tượng trên.

Theo nguồn tin Lao động, vào chiều tối 23/4, một con cá voi nặng gần 100kg,  trôi dạt vào bờ biển thôn Cự Lại Nam, xã Phú Hải huyện Phú Vang ( tỉnh Thừa Thiên - Huế) trong tình trạng kiệt sức và được người dân cố gắng đẩy ra biển.

Tuy nhiên, ít lâu sau thì con cá này chết và trôi dạt vào bờ biển thôn Cự Lại Bắc (Phú Hải) cách đó khoảng 1 km. Người dân địa phương đã nhanh chóng chôn con cá này.

Hien tuong la ca voi nho chet dat: Moi truong bien bi huy hoai?
Cá voi nhỏ dạt vào bờ trong tình trạng kiệt sức. Ảnh: T.G/ Lao động

Ngư dân địa phương cho biết, trước đây thi thoảng họ cũng phát hiện cá voi chết trôi dạt vào bờ biển nhưng hầu hết là cá có trọng lượng lớn, đã sống lâu năm nên chết.

Đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cá voi nhỏ, đồng thời xảy ra cùng lúc tại bãi biển này có một số cá liệt và cá nục bị chết, trôi dạt vào bờ.

Ngoài ra, trong những ngày gần đây, người dân vùng biển miền Trung vô cùng hoang mang về việc cá chết hàng loạt dạt trắng bờ biển. Cá bắt đầu chết ở vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Sau đó là các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, TP Đồng Hới… của Quảng Bình. Và đến nay, vùng ven biển Thừa Thiên - Huế cũng xuất hiện cá biển chết hàng loạt.

Điều đáng chú ý là, nhiều loại cá chết đa số nằm ở tầng sâu có giá trị cao như cá mú, cá hồng, cá hanh, cá ong, cá đuối...

Trước đó, Bloomberg dẫn báo cáo của Ủy ban Xem xét An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung, việc Trung Quốc cải tạo bãi ngầm, xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp trên biển Đông đã phá hủy các rạn san hô, làm tổn hại các ngư trường và vi phạm luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo, từ tháng 12/2013 tới tháng 10/2015, tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 3.000 mẫu (0,4 hécta) đất trên 7 bãi đá mà nước này chiếm đóng, trong khi Malaysia cải tạo 70 mẫu, Philippines cải tạo 14 mẫu.

Các máy nạo vét của Trung Quốc đã chất đống cát sỏi trên diện tích 13 km2 của các bãi đá ngầm, phá hủy các rạn san hô bên dưới.

Các máy nạo vét cũng xới tung bùn cát, hủy hoại các mô của san hô và ngăn cản ánh sáng mặt trời rọi tới san hô khiến chúng không thể sống nổi. Đống cát sỏi trải dài cũng giết chết tôm cá hoặc đuổi chúng khỏi các bãi đá ngầm, báo cáo dẫn lời John McManus, giáo sư sinh thái và sinh vật học biển Trường Đại học Miami (Mỹ).

Từng trao đổi với báo Phụ nữ TP.HCM về hiện tượng hải sâm, cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển, theo TS. Lê Đình Mầu – Viện phó Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa) cho rằng: “Việc cải tạo của Trung Quốc ở ngoài Biển Đông chắc chắn có ảnh hưởng tới sinh vật biển của Việt Nam”.

Ông Mầu cho hay, hai tháng trước Viện Hải dương học Nha Trang có tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Trung Quốc khai thác ở Biển Đông ảnh hưởng tới Việt Nam, khách mời tham dự có cả những chuyện gia đến từ Mỹ, Australia…

“Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông gây ra sự xáo trộn ở biển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, tập quá sống của các loại. Từ đó ảnh hưởng tới sinh vật biển” – ông Mầu xác nhận.

Yên Sở (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI