Hãy quan tâm thật kỹ để giúp con em tránh nạn ấu dâm

27/03/2017 - 22:24

PNO - Nhằm giúp phụ huynh chăm sóc và bảo vệ trẻ không thành nạn nhân của xâm hại tình dục, báo Phụ Nữ và Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc tổ chức giao lưu trực tuyến: “Nhận diện - bảo vệ trẻ trước nạn xâm hại tình dục”.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
Bà Nguyễn Thị Thu Mai - Phó tổng biên tập báo Phụ Nữ tặng hoa cho hai khách mời

Hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện gần đây đã gây bức xúc dư luận, khiến phụ huynh lo lắng. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) báo động: “Bình quân mỗi năm có gần 1.000 em bị xâm hại tình dục”. Nhiều tổ chức xã hội cũng đã lên tiếng kêu gọi hành động để chấm dứt thực trạng này. 

Nhằm giúp phụ huynh có biện pháp chăm sóc và bảo vệ trẻ; đồng thời thấu hiểu, chia sẻ và giúp vực dậy tinh thần cho trẻ nếu trẻ không may trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục, báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp với Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Nhận diện - bảo vệ trẻ trước nạn xâm hại tình dục”.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hạnh Lê - Chủ tịch Hội đồng Nhi khoa, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc (phải) và bà Nguyễn Yên Thảo - Chi hội trưởng Chi hội Khoa học tâm lý - giáo dục Nhịp Cầu Hạnh Phúc.

Chương trình sẽ cung cấp thông tin, kiến thức về sinh lý học (các dấu hiệu cơ thể để nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục; cách chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho trẻ khi bị xâm hại tình dục…); tâm lý học (tìm hiểu tâm lý trẻ, dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại tình dục…); kiến thức chung (dạy trẻ nhận diện kẻ xấu, biết cách tự bảo vệ mình…). 

Khách mời của chương trình gồm: bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hạnh Lê - Chủ tịch Hội đồng Nhi khoa, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc và bà Nguyễn Yên Thảo - Chi hội trưởng Chi hội Khoa học tâm lý - giáo dục Nhịp Cầu Hạnh Phúc.

* Chẳng may trẻ mắc các bệnh bị lây qua đường tình dục thì ở trẻ nhỏ có điều trị được không? (Bích, 32 tuổi, Nhà Bè)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Chủ tịch Hội đồng Nhi khoa, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc: Trẻ được điều trị như những trẻ bình thường khác. Về mặt y khoa thì không có gì khác biệt.

Tại TP.HCM có 2 bệnh viện là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 có khoa Tâm lý. Cha mẹ có thể mang con đến đây để được điều trị tâm lý khi trẻ bị xâm hại tình dục.

 Một số dấu hiệu về thể chất bao gồm: 

Vết thương, sự phồng rộp, vết tấy đỏ hoặc chảy máu ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn, khó giải thích, quần áo lót có máu hoặc bị rách. Khó đi tiểu hoặc đi đại tiện, hoặc có máu trong nước tiểu hoặc phân. Có mủ bất thường ở âm đạo, dương vật hoặc hậu môn, hoặc bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STI). Thâm tím, đau đầu hoặc đau bụng. 

Trẻ bị xâm hại tình dục có thể: 

Ít hoặc rửa ráy nhiều hơn thường lệ, hoặc từ chối thay quần áo. Chơi với nhũng trẻ khác hoặc với đồ chơi theo kiểu tình dục một cách hiểu biết hơn hoặc thường xuyên hơn so với tuổi của chúng. Biết nhiều về tình dục hơn các bạn cùng lứa tuổi. 

Trẻ là nạn nhân của những vụ bạo lực, bao gồm cả bị xâm hại tình dục, có thể: 

Dường như rất sợ hãi, nhạy cảm và cảnh giác, hoặc đột ngột sợ một ai đó hoặc một nơi nào đó, hoặc chỉ muốn đi cùng với bố mẹ, kín đáo hoặc hầu như muốn ở một mình. Trẻ bắt đầu hành động theo cách giống như trẻ nhỏ hoặc ở lứa tuổi nhỏ hơn, trở nên hung hãn và bạo lực. Trẻ cố gắng chạy ra khỏi nhà, luôn luôn cảm thấy buồn, hoặc không bày tỏ bất kỳ một cảm xúc nào. Trẻ khó ngủ vì những cơn ác mộng, sợ bóng tối, và hay đái dầm. Trẻ sợ bị sờ vào người hoặc sợ những hoạt động thể chất. 

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Khi bị xâm hại, trẻ sẽ bị tổn thương cơ quan sinh dục như thế nào? (Đỗ Minh Hiếu, 43 tuổi, Long An)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê:  Một số dấu hiệu về thể chất bao gồm: 

Vết thương, sự phồng rộp, vết tấy đỏ hoặc chảy máu ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn, khó giải thích. Quần áo lót có máu hoặc bị rách. Khó đi tiểu hoặc đi đại tiện, có máu trong nước tiểu hoặc phân. Có mủ bất thường ở âm đạo, dương vật hoặc hậu môn, hoặc bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STI), thâm tím, đau đầu hoặc đau bụng.

* Tôi thấy có những trẻ nhỏ bị xâm hại đến mức rách trực tràng. Với những trẻ này việc điều trị như thế nào? Sau này trực tràng của bé có bình thường trở lại? (Hiền, 43 tuổi, Tiền Giang)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Có thể điều trị được nhưng có thể để lại di chứng lâu dài cho bé.

* Trẻ bị ảnh hưởng tầng sinh môn do bị xâm hại thì sau này trẻ có bị ảnh hưởng về thiên chức làm mẹ. (Thy, 29 tuổi, Vũng Tàu)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Rất tiếc là có thể trẻ vẫn bị ảnh hưởng về thiên chức làm mẹ sau này.

* Một số trẻ bị sang chấn tâm lý, phải dùng thuốc điều trị. Trẻ quá nhỏ, việc điều trị bằng thuốc này có ảnh hưởng đến trẻ sau này hay không? (TÂM, 32 tuổi, Q.3)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Tất nhiên là phải dùng thuốc nếu có ý kiến bác sĩ. Khi cho thuốc thì bác sĩ đã cân nhắc, do đó phụ huynh phải tuân thủ điều trị. Thuốc được cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Do đó, phụ huynh có thể yên tâm không lo đến chuyện bị ảnh hưởng sau này. 

 * Có cách nào để 1 đứa trẻ tự bảo vệ mình không? Tôi thấy ở đâu, lúc nào các bé cũng trở thành con mồi. (An Hòa, 33 tuổi, Trảng Bàng, Tây Ninh)

Bà Nguyễn Yên Thảo - Chi hội trưởng Chi hội Khoa học tâm lý - giáo dục Nhịp Cầu Hạnh Phúc: Chắc chắn là có cách. Ba mẹ chúng ta không thể ở bên con 24/24 để bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm rình rập từ nạn bắt cóc, cướp giật đến lạm dụng tình dục trẻ em. Cần trang bị cho con một số kiến thức tự vệ cần thiết (các thế võ, tập luyện thể dục để có sức khoẻ tốt, chạy nhanh thoát hiểm, không đi đường vắng/ đường tối 1 mình) để có thể thoát hiểm trong trường hợp gặp người xấu. 

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

Riêng trường hợp gặp những kẻ quấy rối, lạm dụng tình dục trẻ em thì khác, những người này thường có vỏ bọc bên ngoài đẹp đẽ. Khoảng 85% các vụ XHTDTE thủ phạm là người quen (theo số liệu nghiên cứu của Uỷ ban thanh thiếu niên NSW, 2009). Họ thường xuyên lui tới gầy dựng niềm tin với gia đình, nên chính người lớn còn mất cảnh giác thì không dễ để trẻ nhỏ nhận diện được mình đang gặp nguy hiểm. 

Trang bị kỹ năng phòng chống cho con với 3 bước cảnh báo và quy luật bàn tay: Vùng riêng tư: ngực, tam giác giữa 2 chân (dương vật – âm vật, gọi đúng tên), mông (một số vùng nhạy cảm khác là miệng, vùng đùi trong). 3 bước cảnh báo: Cảnh báo nhìn (người khác nhìn chằm chằm vào vùng riêng tư của con hoặc yêu cầu con nhìn vùng riêng tư của họ, người khác cho con xem những phim ảnh, sách báo có hình ảnh vùng riêng tư khiến con xấu hổ). Cảnh báo nói/nghe (người khác nói về vùng riêng tư với con, thường là nói nhỏ vào tai hoặc hỏi con những điều thầm kín về vùng riêng tư của con khiến con xấu hổ). Cảnh báo chạm (người khác đụng chạm vào vùng riêng tư của con hoặc muốn con đụng chạm vùng riêng tư của họ bằng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể). 

Quy luật bàn tay còn có 1 phiên bản hỗ trợ trẻ chọn người tin cậy để chia sẻ sau khi gặp phải bất cứ cảnh báo nào: vẽ 1 bản tay ra giấy A4, sau đó con chọn ghi 5 vệ sĩ thân tín sẽ bảo vệ con luôn luôn mà con tin tưởng nhất (ưu tiên ba mẹ, thầy cô - người cùng giới tính với trẻ, nếu ba mẹ, thầy cô không khiến con thấy sợ hãi, không từng có biểu hiện trong 3 mức cảnh báo vừa kể), hoặc dì/ cậu, bạn bè.

* Tôi nghe nói việc lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em… Vậy với những trường hợp này, trẻ có bị ảnh hưởng gì không? (Ngọc, 42 tuổi, Q.6)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Trẻ vẫn có bị ảnh hưởng. Có nhiều phương thức như đụng chạm hoặc không đụng chạm. Trong cách không đụng chạm có thể dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu âm  làm cho trẻ bị shock, hưng phấn tình dục, quen với tình dục. Hoặc cho trẻ nghe hoặc nhìn người khác làm tình, có thể bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh; hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm. 

Tất cả làm cho trẻ dần trở nên tự nguyện quan hệ tình dục. Hầu hết những kẻ xâm hại tình dục là nam giới; người quen biết, họ hàng hoặc bạn của gia đình, hàng xóm. Hiếm khi là do người lạ. Điều này có thể diễn ra trong thời gian dài, thậm chí là nhiều năm. 

Vì thế xâm hại trẻ dù không đụng chạm vẫn là rất nguy hiểm.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Làm sao để nói với con những vấn đề của người lớn, con tôi 15 tuổi, cứ hỏi về việc này khiến tôi lo lắng lắm, mà nói với cháu thì cũng ngại. Tôi phải nói chồng chặn hết mấy trang web đen để cháu không tự tìm kiếm, nhưng nói thì khó quá. (Nguyễn Bé, 43 tuổi, Hòa Lộc) (T.K, 29 tuổi, tỉnh V.)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Tò mò về giới tính là cách 1 đứa trẻ tìm hiểu về giới tính của mình. Việc các bạn trẻ tuổi teen thường tò mò các trang web đen, thích thú với các tạp chí khiêu dâm nóng bỏng, xem tin tức ca sĩ này “lộ hàng” chỗ này chỗ khác cũng là 1 cách các bạn tự tìm hiểu và đáp ứng những thôi thúc về tính dục của mình do thay đổi các hoormon trong cơ thể, dẫn đến thay đổi về tâm sinh lý, VÌ CÁC BẠN KHÔNG ĐƯỢC CUNG CẤP ĐÚNG VÀ ĐỦ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT VỀ GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI CỦA MÌNH. 

Vẽ đường cho hươu chạy mà vẽ đúng thì NÊN VẼ. Thay vì cấm về hành vi xem web đen (đây là điều đúng nhưng chưa đủ), chúng ta không cấm được bạn nhỏ trong suy nghĩ, trong mộng mị tuổi teen, cấm hành động ở những nơi ngoài môi trường chúng ta quan sát được, chúng ta hãy:

- Giáo dục giới tính tuổi dậy thì cho các bạn (ba mẹ và con cùng giới tính, ba với con trai, mẹ với con gái) và những thay đổi tâm sinh lý độ tuổi này như 1 người bạn của con, với thái độ thực sự nghiêm túc giữa 2 người đàn ông/ 2 người phụ nữ (qua kinh nghiệm của chúng ta, qua việc đọc sách cùng con, qua việc chia sẻ tâm tình hỏi thăm còn về việc con đang quan tâm đến ai, để ý bạn A, B, C gì đó, vì sao). 

Vì ở trường phần lớn con đã được học giáo dục giới tính nhưng 1 lớp đông thường con ngại và nhiều điều không dám hỏi (chính giáo viên dạy đôi khi cũng ngại ngần). Khích lệ con để con hiểu đây không phải chuyện đùa, gọi dương vật/ âm vật/ ngực/ mông… bằng tên khoa học chứ không phải những từ ngữ bông đùa (quả ớt, con bướm – cái này chỉ dành cho bé mầm non, hay gọi bằng những tên tục tĩu các bạn trẻ hay đùa). Chính thái độ của ba mẹ sẽ giúp định hướng thái độ khi suy nghĩ tìm hiểu về giới tính của bạn trẻ. 

- Nói chuyện thực sự nghiêm túc với con về bạn trai/ bạn gái/ vợ chồng/ gia đình (đòi hỏi ba mẹ không chỉ có kiến thức thực tế là đủ, mà cần tham khảo thêm sách vở để kiến thức cập nhật đúng với điều các bạn nhỏ đang được giáo dục ở trường). Cho bạn nhỏ thấy những thôi thúc tính dục và sự tò mò giới tính ở tuổi này sẽ qua nhanh, nhưng viễn cảnh tìm kiếm được những cô bạn gái/ cậu bạn trai tốt bụng, chân thật, có gia đình hạnh phúc như ba mẹ hay cô A thầy B hàng xóm là 1 điều đáng nghĩ đến, đáng quan tâm thay vì những cảnh phim đen đồi truỵ dăm bảy phút khiến con nửa kích thích nửa xấu hổ khi xem.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Bé trai nhà tôi gần đây tắm hay nói là đau ngực, vai. Tôi hỏi thì nói người hàng xóm ưa ngồi lên vai cháu, bắt cháu phải sờ người này. Con tôi chỉ mới 7 tuổi thôi, tôi phải nói với người hàng xóm đó như thế nào? Và có cần đưa con tôi tới bác sĩ tâm lý không vì cháu nói cháu thích sờ của người kia? (Đặng Thái Hòa, 39 tuổi, Lấp Vò) 

Di chứng khi bé trai bị xâm hại tình dục là gì? Nó có nguy hiểm đến tính mạng không? (Trọng Tín, 32 tuổi, Vĩnh Long) (người dấu tên, 34 tuổi, Bà Rịa)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Bé chỉ mới 7 tuổi nên việc tự nhận biết bản thân có bị lạm dụng tình dục trẻ em hay không khá khó, trẻ cần được hướng dẫn cụ thể (sử dụng 3 bước cảnh báo trong phòng chống xâm hại tinh dục trẻ em). 

- Tôi không rõ bối cảnh người hàng xóm tiếp cận trẻ. Nếu là mình gửi trẻ ở nhà hàng xóm để đi làm, vui lòng không tiếp tục gửi nữa, phải tìm nơi an toàn hơn. Vì dù trẻ không ý thức, nhưng người hàng xóm kia đã lớn tuổi và ý thức rõ trong việc đụng chạm này. 

Nếu người hàng xóm kia có học vấn thấp, chỉ hành xử theo bản năng (theo gia đình tự đánh giá) thì chúng ta có thể trao đổi với người hàng xóm về việc chúng ta KHÔNG ĐỒNG Ý về hành động ngồi lên vai bắt cháu động chạm vào cơ thể (nhất là vùng riêng tư). Đó là hành vi xâm phạm thân thể trẻ, gọi là lạm dụng tình dục trẻ em (mức độ dâm ô) nên dù có ý thức, chủ đích hay không thì hành động đó, gia đình cương quyết KHÔNG ĐƯỢC PHÉP. 

- Việc bé thích sờ vào vùng riêng tư cơ thể người kia vì bàn tay là nơi chứa rất nhiều cơ quan thụ cảm cảm giác, khiến trẻ có cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với phần da của người khác (tựa như việc 1 cái ôm ấm áp khiến chúng ta thấy dễ chịu). Tuy nhiên cái thích này có thể chưa được trẻ thực sự ý thức, mà chỉ là đã được người hàng xóm kia cho trẻ làm quen lâu dầu (ban đầu họ đụng chạm trẻ rồi mong muốn trẻ đụng chạm lại, và tập cho trẻ quen từ việc cảm thấy xấu hổ hay kỳ cục sang việc thấy thoải mái như ăn cái bánh, cái kẹo). 

TRẺ CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC VỀ ĐỤNG CHẠM AN TOÀN VÀ ĐỤNG CHẠM KHÔNG AN TOÀN. Nếu bé có thêm 1 số thay đổi về hành vi hay cảm xúc nữa như cáu gắt bất thường, biết đến những trò chơi tính dục vượt quá lứa tuổi, xấu hổ quá mức hoặc ngược lại không xấu hổ với những hình ảnh về giới tính các bạn cùng tuổi xấu hổ, giữ bí mật quá mức với ba mẹ, cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm, chấn thương không rõ lý do… thì việc cho trẻ đến gặp bác sĩ (khám sức khoẻ) và chuyên viên tâm lý là cần thiết. 

Chuyên viên tâm lý cũng có thể hỗ trợ định hướng lại và giáo dục cho con như thế nào là đụng chạm an toàn và đụng chạm không an toàn. Xâm hại tình dục trẻ em gồm cả hành vi động chạm, sờ soạng, quan hệ miệng và xâm nhập trực tiếp cơ quan sinh dục. Vậy tuỳ từng trường hợp mà có khi về thể lý chúng ta không nhận biết bằng di chứng được (ví dụ dâm ô).

Một số trường hợp trẻ bị phá huỷ cơ quan sinh dục gây tàn phá sức khoẻ và để lại chi chứng lâu dài (như ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản), một số trường hợp trẻ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (giang mai, lậu, HIV). Ngoài ra còn có những tổn thương về tinh thần như việc đứa trẻ xấu hổ, tự ti, bị người xâm hại gieo vào đầu suy nghĩ trẻ bẩn thỉu, không tốt, không nghe lời ba mẹ nên để bị người xấu xâm hại tình dục. Thậm chí đe doạ giết hay bắt ép làm nô lệ tình dục trong thời gian dài khiến tinh thần suy sụp, tự tử (đã nhiều trường hợp) hay xâm hại tình dục ngược lại những trẻ khác. Đây đều là những hậu quả quá nặng nề.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Tôi nghe nói con trai quan hệ sớm là bị cong có đúng không? Nếu bị quan hệ ép buộc thì có bị gãy không? Tôi thường bị cái ông gay ở cuối xóm bắt làm chuyện người lớn, mỗi lần làm xong ổng cho tiền nên tôi chịu, nhưng tôi chưa đến 18 tuổi thì giờ kiện ổng có bị đi tù không? Nhưng tôi cũng lấy tiền ổng thì có bị bắt chuyện bán dâm không? (Chàng trai sợ hãi, 16 tuổi, Bình Phước, Đặng Quang Trung, 55 tuổi, Mỹ Tho)

Việc quan hệ sớm khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện sẽ có rất nhiều những ảnh hưởng liên quan đến sức khoẻ sinh sản sau này. Tuy nhiên, cụ thể ảnh hưởng thế nào tuỳ trường hợp, tuỳ tình huống và cách thức quan hệ nên tôi không thể cho bạn 1 đáp án chính xác được.

Nếu hiện tại bạn kiện ông ấy thì ông ấy vi phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em. Có mức phạt thích đáng nếu quá trình điều tra cho thấy ông ta phạm tội quan hệ tình dục với bạn khi bạn chưa đủ 16 tuổi. Hhình ảnh, tin nhắn gạ gẫm, nhân chứng, chứng cứ về mặt giám định đều là những bằng chứng quan trọng. Ngoài ra đây phải được chứng minh không phải là 1 giao dịch mại dâm có thoả thuận. 

Bạn cần có luật sư tư vấn cụ thể trong trường hợp này trước khi quyết định khởi kiện. Trong vai trò 1 chuyên viên tâm lý, tôi khuyên bạn kết thúc mối quan hệ này càng sớm càng tốt. Vì bạn còn quá trẻ, sẽ có rất nhiều sang chấn cả về tâm lý và sức khoẻ cho bạn nếu tiếp tục mối quan hệ phi pháp này. Bạn còn chưa đủ 18 tuổi, và bạn ý thức bạn là người dị tính (cách bạn gọi người kia là “ông gay”).

* Việc điều trị tâm lý nên phó hết cho bác sĩ hay cần sự phối hợp như thế nào của phụ huynh? (Tân, 45 tuổi, Cà Mau)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Ngoài bác sĩ tâm lý thì cha mẹ có thể giúp cho con như: 

+ Giúp trẻ tin vào những gì mà trẻ giao tiếp với bạn. Trẻ phải tin vào cha mẹ. Một số kẻ xâm hại trẻ là người quen thân với gia đình nên trẻ không dám tâm sự với cha mẹ. 

+ Phải khen khi trẻ tố giác kẻ xâm hại với cha mẹ. Làm sao để trẻ biết việc tố giác là đúng đắn. 

+ Khẳng định chuyện xâm hại không phải là lỗi của trẻ và cha mẹ không giận trẻ. 

+ Phải bảo vệ sự an toàn cho con bằng cách ngăn chặn sự tiếp xúc tiếp theo giữa trẻ và kẻ xâm hại. Nếu không thì phải luôn chắc chắn là con mình được an toàn khi không có mặt cha mẹ. 

+ Phải chữa trị về mặt thể chất, tinh thần do sự xâm hại gây nên. 

+ Bản thân cha mẹ cũng có thể cần phải được giúp đỡ về mặt tâm lý.

* Từ khi con tôi bị xâm hại đến nay đã 8 tháng, nhưng con bé rất sợ mỗi lần đi tắm, đi vệ sinh. Nhiều lúc cháu bị sốt rất cao, mê sảng, cứ la lối giống như đang bị cưỡng hiếp. Tôi phải làm sao để con mình bớt đau đớn? (Trịnh Mỹ Xuân, 49 tuổi, Nhà Bè)

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

Bà Nguyễn Yên Thảo: Những biểu hiện của cháu là sang chấn tâm lý về những kinh nghiệm đau đớn mà cháu đã phải trải qua. Thứ nhất, gia đình cố gắng sắp xếp cho con được đến chuyên viên tâm lý để hỗ trợ tâm lý ngay, càng để lâu càng có hại cho trẻ. 

Thứ hai, cần đảm bảo trẻ ở trong môi trường an toàn, gồm nhiều người thân yêu, không có nhiều những người nam khiến trẻ sợ (ví dụ có hình ảnh giống người đã xâm hại trẻ), hay ở gần người đã xâm hại trẻ, vẫn gặp mặt người đó. 

Thứ ba, ba mẹ cần dành nhiều thời gian, sự quan tâm và yêu thương dành cho trẻ hơn. Chia sẻ với con về những niềm vui, nỗi buồn, cho trẻ nói ra cảm nhận khó chịu của trẻ. Không hỏi lại hoặc hạn chế tối đa việc hỏi lại về những kinh nghiệm tồi tệ đã qua của con (những điều đã xảy ra khi con bị xâm hại). Vì mỗi lần hồi tưởng kinh nghiệm đau thương là 1 lần thần kinh trẻ trải nghiệm lại 1 cảm giác tương tự như đang xảy ra trong thực tế, sẽ càng khó để con quên. 

Những khi con la hét, hoảng loạn, nếu con đồng ý, hãy ôm con, cho con uống 1 ít nước để bình tĩnh hoặc dùng 1 ít thuốc an thần theo chỉ định bác sĩ nếu con khó ngủ về đêm. Sự ấm áp trong vòng tay mẹ sẽ giúp đứa trẻ bình tĩnh và cảm thấy an toàn.

* Tôi có người bà con có con gái 2 tuổi có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, khi đưa con đi khám ở BV Từ Dũ thì nơi này từ chối ghi chẩn đoán là trẻ bị xâm hại tình dục. Mặc dù bác sĩ ở đây khuyên là nên đi thực hiện xét nghiệm tại Trung tâm pháp y TP.HCM. Như vậy bác sĩ và bệnh viện có làm hết trách nhiệm của họ hay không? (Thanh Bùi, 39 tuổi, Bình Thạnh)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Bệnh viện chỉ là nơi để chữa trị và chẩn đoán về bệnh tật. Còn để đi giám định y khoa về xâm hại tình dục thì bắt buộc phải đến Trung tâm giám định pháp y. Như vậy nếu bệnh viện đã làm tròn trách nhiệm chữa bệnh cho em bé thì bệnh viện không có gì sai.

* Các chuyên gia đưa ra một số yếu tố có thể thấy trẻ có nguy cơ bị xâm hại như ngứa âm đạo, âm hộ hoặc có biểu hiện lo lắng, sợ sệt… Tuy nhiên có những trẻ nhỏ cũng mắc bệnh phụ khoa, gây ngứa âm hộ, âm đạo; hoặc trẻ sợ sệt là do mắc bệnh nào đó? Không lẽ phải đưa trẻ đi giám định. (Hoa, 35 tuổi, Q.8)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Trẻ cần phải được đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để chẩn đoán đúng bệnh. Thông thường nấm vùng kín là do vệ sinh không đúng cách gây nên.

* Mới đây có trường hợp cô gái bị chính cha ruột của mình xâm hại nhưng lại giấu nhẹm đi vì sợ cho đến khi sinh con cho cha mình. Trường hợp những đứa bé đó sinh ra cùng huyết thống có bị ảnh hưởng gì về sau? (Vu, 29 tuổi, Cần Thơ)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Chắc chắn là những đứa trẻ cận huyết thống thì sẽ bị ảnh hưởng về mặt di truyền như bị dị tật bẩm sinh; suy thoái nòi giống về lâu dài...

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Có những trẻ bị xâm hại tình dục khi tuổi đã gần trưởng thành 14 – 16 tuổi. Ở những trẻ này đã có nhận thức. Vì uy hiếp hoặc sợ mắc cỡ với mọi người em các em giấu nhẹm. Vậy làm sao để các em chịu chia sẻ? (thuần, 29 tuổi, Q.12)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Thực ra, bản thân người lớn cũng vậy, khi 1 người mình không thích có hành vi không đúng đắn với mình, mình xấu hổ, thậm chí bị uy hiếp. Với các bé dậy thì, hiểu và ở giai đoạn, tiếp xúc nhiều phương tiện truyền thông, hiểu được giá trị của mình, việc có người tiếp xúc, có hành vi dâm ô, sẽ làm tổn thương nhân phẩm, cơ thể. Trẻ rất xấu hổ chia sẻ với mọi người nên giấu và có khuynh hướng chịu đựng 1 mình.

Mối tương quan của em với người thân trong gia đình rất quan trọng. Các bậc phụ huynh phải tạo được lòng tin cho con nhất, vì trẻ sợ nói ra ba mẹ nói im đi, nói bậy bạ, có thể trẻ từng bị vậy rồi. Ví dụ như bé nói, "có chú vỗ mông con", ba mẹ nói "im đi, có gì mà la lên". Các bậc cha mẹ phải quan tâm, tôn trọng trẻ khi trẻ có lời nói như vậy. Phải thực sự lắng nghe, trẻ giãi bày. Sau đó phân tích cho con hành vi là đùa hay có ý đồ. Xem mối tương quan đề đề phòng. 

Khi phòng được, trẻ có bất kỳ chuyện gì sẽ nói với người trẻ tin nhất.

Khi trẻ không nói với ba mẹ, chúng ta làm gì? Ví dụ, mẹ hỏi hoài cho bé mà bé khóc, hay đưa múi quýt cho bé là bé khóc, có thể có người đã cho bé đồ để dỗ ngọt. Lúc đó bé không chỉ đi điều trị mà cha mẹ là người giúp bé nhiều nhất, không phải bác sĩ.

Cha mẹ vẫn là chỗ dựa lớn nhất của con. Nên phải chia sẻ, tạo cho con niềm tin. Các bậc cha mẹ không nên bỏ lơ con, nếu con không nói thì thôi, là không được, mà phải đi gặp chuyên viên. Nếu trẻ có dấu hiệu về tâm thần, như chui dưới gầm bàn, trốn,... vì người đó ở gần đi qua đi lại khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ nên đưa đi gặp bác sĩ. Ở đây là bác sĩ tâm lý. 

Dĩ nhiên không phải lúc nào trẻ cũng điên loạn mà chỉ cần thấy hành vi khác thường là trẻ đã có vấn đề. Đã có trẻ cùng quẫn đến tự sát.

* Nếu nghi ngờ trẻ bị xâm hại tình dục, chỉ nên quan sát biểu hiện trên cơ thể của trẻ trong 1 – 2 tháng đầu, sau đó có cần tiếp tục theo dõi nữa hay không? Trẻ bị xâm hại có những triệu chứng nào xảy ra chậm và phải vài tháng sau mới xuất hiện không? (Thanh, 40 tuổi, Bình Thuận)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Ảnh hưởng ngắn hạn thì xuất hiện trong 2 năm đầu tiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như tuổi của trẻ khi bị lạm dụng. Tuy nhiên có thể kéo dài nhiều năm sau cho đến tuổi trưởng thành: biểu hiện thành bệnh trầm cảm, tự hủy hoại cơ thể, nghiện rượu, nghiện ma túy, gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Con tôi đi học đàn, thầy vỗ mông, bẹo má, đòi nựng con, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, rất lo lắng nên tôi quyết định nghỉ học luôn. Tôi có bị thái quá trong hành vi của mình hay không? (Trang, 29 tuổi, Q.10)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Có những hành động như ngồi trên đùi, cưng nựng mà chúng ta thấy bình thường, là cách biểu hiện tình cảm của sự yêu thương giữa con người với con người.

Nhưng đôi khi những hành vi đó sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ người đàn ông đạo mạo có nhu cầu tình dục bình thương, nhưng vừa bị vợ bỏ, thất tình, việc cưng nựng đứa trẻ, ôm bé sẽ tạo ra nguy cơ. Chúng ta không hiểu được người đó, những chuyển biến tâm lý, thể lý, sinh lý của họ như thế nào. Vì vậy nguy cơ từ 1 người tốt là có thể xảy ra. Cách tốt nhất là trang bị cho con kỹ năng "đánh hơi nguy hiểm".

Việc này đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, về ý thức, giáo dục của trẻ với những người xung quanh. Người Việt choàng vai, bá cổ là bình thường, nhưng ở nước khác, khi nói chuyện phải có khoảng cách nhất định. Bạn phải dạy trẻ khi trẻ còn nhỏ có được nhận thức như vậy. Đó sẽ là bước cơ bản để trẻ hiểu được chuyện và "đánh hơi mùi nguy hiểm" 1 cách rõ ràng hơn.

* Tôi biết nhiều thông tin về hậu quả khi bé gái bị xâm hại, nhưng nếu bé trai bị xâm hại thì có bị vô sinh hay có bị tổn thương gì không? (T.H, 17 tuổi, tỉnh An Giang)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Dù là trai hay gái thì đều có thể bị tổn thương bộ phận sinh dục hoặc rách trực tràng, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này do gặp khó khăn trong đời sống tình dục.

* Chú của con 37 tuổi, cứ hễ say rượu là chú lại muốn nói nhỏ vào tai con, mỗi lần như vậy con không chịu, đẩy chú ra nhưng mẹ cứ la, nói là chú thương nên mới nựng con, nhưng con khó chịu lắm. Con phải làm sao để chú con không nói nhỏ vào tai con nữa? (Bé Hòa, 12 tuổi, tỉnh Bình Phước), Bình Phước)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Cơ thể con là CỦA CHÍNH CON, mọi hành vi làm con khó chịu, lo lắng, xấu hổ đều không được phép. Vậy con đang làm đúng, càng đúng hơn khi chú đang say rượu, không kiểm soát được hành động, lời nói. 

CON HÃY THỂ HIỆN THÁI ĐỘ DỨT KHOÁT KHÔNG ĐỒNG Ý. Vì mẹ cũng chưa ý thức được hành động của con là đúng, hành động của chú là sai, cứ nghĩ là trò đùa, thương, nựng nên con có quyền NÓI TO VIỆC KHÔNG ĐỒNG TÌNH CỦA CON, sau đó lịch sự xin phép rời đi nơi khác. Con nên hạn chế việc tiếp xúc riêng với chú, ở trong phòng kín hay khi nhà vắng người với chú để hạn chế việc chú tiếp xúc gần và nói nhỏ vào tai làm con khó chịu. Sẽ đỡ khó xử cho mẹ và giữ an toàn cho con. Mọi tương quan trong lúc nhà đông người, con cảm thấy an toàn thì vẫn giao tiếp thật lịch sự với chú con nhé.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Bác sĩ có thể cho biết trung bình ở bệnh viện mình có bao nhiêu bé đến điều trị do bị xâm hại? con số đó có gia tăng không chứ dạo này tôi nghe trên đài thì nhiều quá, mấy đứa cháu ở quê cũng sợ. Tôi phải làm sao để bảo vệ cháu của mình? (Huỳnh Văn Được, 53 tuổi, huyện Châu Thành, Bến Tre)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Hiện nay không có 1 nghiên cứu nào cho biết chính xác con số lạm dụng tình dục ở trẻ em do nhiều nạn nhân không thể khai báo bởi nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Một nghiên cứu cho thấy 20% phụ nữ và 10% nam giới đã bị lạm dụng tình dục ở những mức độ khác nhau trước tuổi trưởng thành. 

Ở Việt Nam, trong 3 năm gần đây, trung bình mỗi năm có hơn 1.000 vụ được ghi nhận, cứ 8 giờ lại có thêm 1 trẻ bị xâm hại tình dục.

Biện pháp đề phòng:

-        Phần lớn thủ phạm là thành viên trong gia đình và người quen biết.

-        Cung cấp kiến thức cơ bản về giới tính: dạy trẻ biết rằng không ai được quyền đụng chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ. 

-        Dạy cho trẻ biết hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp, trẻ có quyền tự vệ và được bảo vệ.

-        Dạy cho trẻ biết thân thể là “tài sản riêng” của chúng. 

-        Báo động: Dạy trẻ 5 loại báo động: 

+ Báo động NHÌN

+ Báo động NÓI

+ Báo động CHẠM

+ Báo động MỘT MÌNH

+ Báo động ÔM

-        Bố mẹ gần gũi và nói chuyện tế nhị với con, khuyến khích con đặt câu hỏi về những vấn đề sâu kín.

-        Không phải lúc nào lạm dụng tình dục cũng là bạo lực, vì thường do những người than gây nên, trẻ thường tin tưởng người thân, dễ chấp nhận các yêu cầu để đổi lấy tình thương và che chở.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Trong trường hợp này, cần đưa bé đến Trung tâm giám định pháp y để xác định.* Con tôi gần đây than đau vùng kín, đưa bé đi khám thì có bác sĩ nói là bé bị xâm hại, có bác sĩ nói bé bị viêm nhiễm chứ không bị xâm hại. Làm thế nào để biết bé có bị xâm hại hay không? (Đình Trí, 31 tuổi, Bạc Liêu)

* Nhiều lần đọc báo thấy cha ruột cũng có thể hiếp dâm con gái mình, tôi cảm thấy sợ, dù tin chồng nhưng con gái tôi đang ở tuổi dậy thì. Tôi thì thường đi công tác, để con ở nhà với chồng cũng sợ, nhất là gần đây chồng tôi lại cho em trai mình ở chung. Tôi phải làm gì đây, nói ra thì sợ chồng la, mà không nói thì đi làm không yên tâm. (Võ Thị Thu Hạnh, 39 tuổi, Tân Hồng, Đồng Tháp, Trần Thanh Tâm, 26 tuổi, Nhà Bè)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Giai đoạn dậy thì, trẻ rất tò mò về giới tính và cần được đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ rất nhiều. 

1. PH sắp xếp dành nhiều thời gian hướng dẫn về giới tính, tình bạn, tình yêu cho con (biết là khó khăn) nhưng ba mẹ cùng giới với con sẽ hỗ trợ con rất nhiều. Mẹ - con gái, ba - con trai.

 2. Ai có thể là người xâm hại trẻ em: tất cả mọi người. Vậy việc trẻ ở nhà 1 mình với chồng và chú khi đang ở tuổi dậy thì, tò mò và nhiều xúc cảm giới tính là không tốt. 

Có thể chồng chị và chú của bé đều là người tốt, nhưng việc tạo nên môi trường cơ hội và những tình huống cơ hội gây nguy hiểm cho con là không nên. 

Hãy sắp xếp cho nhà có thêm thành viên cùng giới với con (ví dụ bà ngoại, cô) hoặc cho con sang ngoại chơi, con đi học, con có phòng riêng đảm bảo an toàn trong thời gian chị công tác. 

QUAN TRỌNG: Giáo dục giới tính cho con và trang bị những kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cần thiết để con phân định khi nào an toàn và khi nào nguy hiểm.

* Tôi là con trai, đi học các bạn hay chơi trò túm vùng kín, nhiều lần tôi cũng đau nhưng nói hoài bọn chúng vẫn không chịu buông tha. Mỗi lần nói thì tụi nó lại ghẹo tôi là bê đê (tôi đính chính, tôi là con trai đàng hoàng), tôi phải ráng gồng chơi với tụi nó nhưng mà thấy tức và ấm ức lắm, làm sao để tụi nó dừng lại? (H.H, 19 tuổi, Lâm Đồng, Bảo, 32 tuổi, Q.1)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Trò chơi này không có lợi cho sức khoẻ sinh sản của nam giới, lại khiến bạn đau và khó chịu, lo sợ bị tẩy chay nên phải gồng mình chơi và ấm ức -> ko có lợi cho sức khoẻ tâm thần. KHÔNG CHƠI 

Việc bạn bè đùa ghẹo không ảnh hưởng tới xác định GIỚI TÍNH của bạn -> hãy thể hiện thái độ thực sự nghiêm túc, kiên quyết về trò chơi này và hoà đồng trong mọi trò chơi lành mạnh khác. 

Dám kiên quyết chọn lựa và chịu trách nhiệm về điều mình cho là đúng mới là BẢN LĨNH 1 NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRƯỞNG THÀNH THỰC THỤ. Bạn yên tâm nhé.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Bé trai nhà tôi gần đây tắm hay nói là đau ngực, vai. Tôi hỏi thì nói người hàng xóm ưa ngồi lên vai cháu, bắt cháu phải sờ người này. Con tôi chỉ mới 7 tuổi thôi, tôi phải nói với người hàng xóm đó như thế nào? Và có cần đưa con tôi tới bác sĩ tâm lý không vì cháu nói cháu thích sờ của người kia? (Đặng Thái Hòa, 35 tuổi, Lấp Vò)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để kiểm tra xem cháu có bị xâm hại tình dục hay không. 

-  Cha mẹ giúp con đề phòng kẻ xấu: 

+ Giúp con hiểu rằng 1 số bộ phận của cơ thể là những phần đặc biệt kín: Dạy từ lúc trẻ 3-5 tuổi, dạy phân biệt sự khác nhau về cơ thể con trai, con gái…Những bộ phận này không ai được phép đụng tới.

+ Hét hoặc làm ầm lên để yêu cầu sự giúp đỡ.

+ Cách giúp con bạn biết nói “không”.

+  Giúp con hiểu rằng trẻ không phải lúc nào cũng phải nghe lời người lớn.

+ Giúp con biết cần nhờ sự giúp đỡ ở đâu: cần có ít nhất 3 người mà trẻ có thể đến nói những vấn đề mà chúng gặp phải.

* Con tôi 4 tuổi, đã bị xâm hại đã 6 tháng, nhưng giờ cứ lâu lâu thì vùng kín bé lại bị ra máu, nhưng đi khám bệnh, bác sĩ cho thuốc uống được vài ngày lại ra máu trở lại, vậy cháu bị bệnh gì? Có chữa trị được không? (Nguyễn Tâm, 27 tuổi, Tuy Hòa)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Khi trẻ bị xâm hại thì trẻ có thể bị tổn thương thể xác trước mắt và lâu dài:

- Bé có thể bị tổn thương bộ phận sinh dục nặng nề (rách, nhiễm trùng…)

- Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, viêm gan B, giang mai, lậu…), có thể gây nên những vấn đề trong tương lai.

- Rối loạn hành vi và tâm thần, làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.

Vì thế, trẻ cần được khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên nghiệp, giám định y khoa về xâm hại tình dục (BV Phụ sản tuyến tỉnh, BV Từ Dũ…), khám và tư vấn tâm lý trẻ em. Phải đưa trẻ đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác.

* Mấy hôm nay nhà tôi có ông chú ghé chơi, ông chú này đã hơn 60 tuổi, là bà con xa của chồng tôi. Bình thường ông ấy cũng được lắm, nhưng mấy lần gom đồ cho cả nhà, tôi đều thấy áo chip của con mình bị dơ từng vết. Một lần tình cờ thấy ông chú rửa mặt và lấy áo chip của con bé để lau, tôi sợ lắm, có phải ông ấy đã để ý con bé? Làm cách nào để ông ấy không làm vậy nữa? (Huyền Như, 37 tuổi, Đồng Nai, Minh, 29 tuổi, Q.9)

Sức khoẻ sinh lý và những đòi hỏi của nam giới kéo dài hơn nữ giới, trung bình hiện nay đã tăng lên tuổi "hồi xuân" từ 47-56 tuổi nên việc tuổi tác ông chú không phải là an toàn. 

Việc ông lấy áo chip của bé lau có thể do nhầm lẫn, có thể do tiện tay, có thể do có chủ đích (một số người có rối loạn thích quần áo lót của người khác giới, thậm chí thích mặc), không xác định được.

Muốn ông ấy không làm vậy nữa hãy cẩn thận trong việc giặt giũ đồ lót của bé và các thành viên gia đình, nói riêng với con về điều này để con ý thức trong việc gấp xếp đồ lót. 

Nói thẳng thắn và tế nhị với ông chú về tình huống chị chứng kiến. Thể hiện không biết vì lý do gì nhưng chị KHÔNG ĐỒNG Ý điều này tiếp tục xảy ra.

Quan sát nhiều hơn và hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho con (qua sách báo, truyền thông) để con tự đảm bảo sự an toàn của mình.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Nếu ấu dâm là bệnh lý, liệu những gì chúng ta đang làm hiện nay có phải là quá đáng với những người bệnh hay không? Liệu chúng ta càng kì thị, lên án, tẩy chay chỉ khiến những người bệnh càng cố giấu giếm và ẩn nấp đâu đó, nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em càng cao hơn hay không? (Thi Thị Tuyết Hồng, 40 tuổi, Bình dương)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Xâm hại tình dục phải được xem là một loại tội phạm. Vì thế, phải bị lên án và ngăn ngừa.

* Tôi đọc thông tin thấy các chuyên gia khuyên nên nói giáo dục giới tính, bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ bắt đầu lên 2 tuổi. Người lớn mình nói chuyện này còn khó, trẻ 2 tuổi làm sao đủ nhận thức để mình dạy? (Hùng, 42 tuổi, Q.8)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Thực ra đau lòng là trẻ có thể bị lạm dụng từ lúc mới sinh. Người ta đâu quan tâm cảm giác người bị xâm hại mà là họ chỉ làm theo mình thích. Tại sao chúng ta không dạy khi trẻ còn nhỏ. Mình cho trẻ từ từ nhận thức từ từ nguy hiểm.

Ví dụ có những quy luật nhỏ như ai được ôm con, ai được nắm tay con, ai được hôn con, ai thì có sẽ đưa tay chào, hay xua tay,... Mình không nhồi nhét để trẻ bị khủng hoảng vì những người xung quanh. Mà nó là khái niệm đầu tiên về thế nào là nguy hiểm.

Hãy dạy cho bé mầm non, 1 là bé Xuka, 1 là bé Nobita và chỉ cho các con chỗ nào trên cơ thể bạn Xuka hay Nobita chỗ nào là không được đụng vào, hay dán những điểm chỗ nguy hiểm không được động vào đây,... Ai có dấu hiệu động vào thì phải đi chỗ khác ngay, méc mẹ hay cô,... Trẻ cũng dễ hiểu và hứng thú, nhớ rõ hơn vấn đề.

Giai đoạn 1-3 tuổi là dễ tiếp thu và nhớ lâu nhất, vì thế chúng ta nên giáo dục cho con ở lứa tuổi này.

* Ở vùng nông thôn thường không có bác sĩ giỏi để điều trị phụ khoa, mà muốn đi thành phố khám cũng mệt lắm, tôi thường cho con tôi rửa nước muối sinh lý thì có bị sao không? nếu rửa nước muối hoài thì vùng kín cháu có bị tổn thương không? (Thoa Nguyễn, 31 tuổi, Kon Tum)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Chăm sóc, vệ sinh bằng xà bông và nước thường, mặc đồ lót sạch sẽ, không ẩm ướt, thay đồ lót hàng ngày là đủ. Khi bị bệnh phụ khoa thì đi khám bác sĩ phụ khoa hoặc nhi khoa.

* Có chuyên gia khuyên phụ huynh không nên giấu diếm chuyện con bị xâm hại tình dục. Nhưng làm vậy liệu có tốt cho trẻ sau này hay không? (Trần Thành, 36 tuổi, Củ Chi) 

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

Bà Nguyễn Yên Thảo: Con không thích ai nói dối. Ai nói dối là con không tin. Có 1 lời hứa mà không làm con sẽ mất lòng tin. Những điều cơ bản này hình thành tính tốt hay xấu ở trẻ.

Khi trẻ cần có người bảo vệ, lên tiếng mà chúng ta lại im lặng? Chúng ta lên tiếng như thế nào? Chúng ta không bù lu bù loa lên cho thế giới biết, thấy mặt của con. Sẽ có những cách chúng ta cần có chuyên viên hỗ trợ tâm lý cho trẻ, cho những việc ba mẹ sắp làm. Mẹ có ý định tốt nhưng không biết cách làm, việc đưa ra công luận, trẻ sốc, trẻ bị trêu chọc là cha mẹ sai. Khi có sự chuẩn bị tâm lý, sẽ có sự đồng thuận từ trẻ.

Trẻ cũng hiểu là không được im lặng việc này và có thể những bạn khác cũng bị như vậy. Cần dạy cho trẻ, con nói ra không đáng xấu hổ mà là tôn trọng bản thân mình. 

Và cần sự hỗ trợ nhiều từ chuyên viên tâm lý theo trẻ suốt để trẻ không bị tổn thương về tinh thần.

* Bị cưỡng hiếp thì khi còn quá nhỏ thì có bị ung thư tử cung không? Hiện con hay đau nhức thì có thể mua thuốc giảm đau loại nào cho cháu uống? Cháu chỉ mới 4 tuổi rưỡi thì có bị di chứng nào lớn không? (người mẹ đau khổ, 36 tuổi, tỉnh nhỏ)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Vẫn có thể vì bé có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, giang mai, lậu...Trong đó viêm gan B có thể trở thành ung thư cổ tử cung sau này. 

Không nên tự điều trị vì có thể còn bị những bệnh khác bên trong. Nên đưa trẻ đến bác sĩ.

* Con trai tôi gần đây cứ than đau hậu môn, khi tôi kiểm tra thì thấy hậu môn cháu trầy xướt nhiều lắm, vậy có phải là cháu bị đàn ông quan hệ không? Tôi bôi kem vào hoài mà không hết, bác sĩ có thể cho tôi biết loại kem nào mau liền da không? (Trần Thị Cẩm, 43 tuổi, Trà Vinh)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Có thể là bé đã bị xâm hại tình dục hoặc thủ dâm. Cần đưa bé đi khám bác sĩ tâm lý và bác sĩ nhi khoa để được điều trị.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Con trai có phải dễ vượt qua nỗi đau xâm hại hơn con gái không? con trai tôi 15 tuổi, lúc trước con tôi cũng nam tính lắm, nhưng từ khi nó bị đàn ông xâm hại thì cứ ẻo lả, muốn làm con gái, cứ hay nói về chuyện quan hệ đồng tính. Có phải nó bị chấn động tâm lý không? tôi phải làm sao để nó về như xưa? (Đặng Quang Trung, 55 tuổi, Mỹ Tho, Trần Vịnh, 45 tuổi, quận 9)

Bà Nguyễn Yên Thảo: Nếu giới tính thực sự của trẻ là nam, không phải đồng tính, thì mối quan hệ đồng tính hay những suy nghĩ đồng tính con hay nói ra lúc này là một cái TÌM HIỂU VỀ TÍNH DỤC, tự trải nghiệm về tính dục. Trước 15 tuổi có thể con chị chưa bước vào tuổi dậy thì nên ta ko thể xác định giới tính của trẻ. Chuyện 1 đứa trẻ nam "ẻo lả", có gu thẩm mỹ loè loẹt, tính tình nhút nhát hay chơi với nhiều bạn đồng tính KHÔNG QUYẾT ĐỊNH TRẺ ĐỒNG TÍNH.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã từng bị xâm hại thì nên được can thiệp, giúp đỡ bởi chuyên viên tâm lý. Những trải nghiệm tính dục quá sớm và lệch lạc (trong trường hợp này là bị ép buộc, không mong muốn) đều sẽ có tác hại. Cụ thể trường hợp này giới tính của con là gì, con đang bị sang chấn hay những biểu hiện này thực sự là của con đang phát triển bình thường tôi ko kết luận được.

: Khi khám thì bác sĩ đã được học hành bài bản vì thế những dụng cụ khám không làm tổn thương cho trẻ. Trẻ phải được đưa đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

: Nên đưa trẻ đi giám định lại. Không phải trường hợp nào bị hiếp dâm nào cũng bị rách màng trinh.

Hay quan tam that ky de giup con em tranh nan au dam
 

* Con gái tôi 3 tuổi, bị một người hàng xóm sờ vào vùng kín và tôi phát hiện kịp thời. Vùng kín cháu bình thường và tinh thần cũng không hoảng loạn, vậy tôi có cần đưa con gái đi BV khám? (M.N, An giang)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Vẫn nên đưa đi khám. Vì một số trẻ bị lạm dụng tình dục sẽ có hiệu ứng người ngủ (Sleeper Effects): lúc ban đầu bình thường nhưng sau đó nhiều năm thì các triệu chứng bộc phát, có thể dẫn đến tự tử. Vì vậy, vẫn cần phải theo dõi và giúp đỡ về tâm lý cho trẻ.

Bé cần đi khám bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị. Nếu cần sẽ được bác sĩ tâm lý điều trị.

* Tôi ở vùng biên giới, muốn đưa con đi khám để biết nó có bị hãm hiếp không thì phải đi ở đâu? Mấy bệnh viện ở đây họ nói họ không làm được, tôi phải đi đâu để khám cho nó? (Dasong, 27 tuổi, Tân Thành )

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Nên đến bệnh viện tuyến tỉnh để kiểm tra sức khỏe và đến Trung tâm giám định pháp y để xác định có bị xâm hại tình dục hay không.

* Con gái tôi bị một người quen dâm ô và bé kêu ngứa vùng kín nhưng tôi rất ngại dẫn con đến khám vì sợ nhiều người nhìn ngó, chỉ trỏ. Tôi có nên đưa con đi khám ở phòng mạch tư? (B.T)

BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê: Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và xét nghiệm đầy đủ.

Báo Phụ Nữ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI