Diễn đàn: Sinh con - chuyện không phải của riêng phụ nữ

Hào hứng với đề xuất vợ chồng được tự quyết định số con, nhưng...

10/08/2024 - 06:15

PNO - Mới đây, Bộ Y tế có đề xuất bỏ giới hạn mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con mà chuyển quyền chủ động cho mỗi cặp vợ chồng tự quyết định số con. Đề xuất này được nhiều người dân đón nhận, nhưng cho rằng cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm mới có tác dụng khuyến sinh bền vững.

Cần có thêm chính sách làm việc linh hoạt

Chị Nguyễn Thị Phương Trà và con  - Ảnh do nhân vật cung cấp
Chị Nguyễn Thị Phương Trà và con - Ảnh do nhân vật cung cấp

Theo tôi, trao quyền cho người dân tự quyết định sinh bao nhiêu con cũng hay, nhưng điều đó không có nghĩa người dân sẽ chịu sinh nhiều con. Thời bây giờ, ai có khả năng kinh tế và đủ sức khỏe mới chủ động chuyện sinh nhiều con.

Nếu đang khó khăn, cơm áo gạo tiền còn đè nặng thì có động viên đến mấy họ cũng không sinh. Ông bà 2 bên cũng mong chúng tôi sinh thêm con, nhưng tôi thấy chủ yếu vẫn là vợ chồng tự quyết định. Mình sinh con ra là mình phải nuôi nên không theo ý ông bà được.

Từ khi có con, tôi xác định chấp nhận lùi lại, làm những công việc có vị trí thấp hơn. Nhiều khi tôi cũng thấy tủi thân. Có thời điểm, tôi nhận việc làm thêm, nhưng rồi cuối cùng phải dừng vì không có thời gian cho con, lại rơi vào một vòng luẩn quẩn. Nếu có chính sách hỗ trợ phụ nữ và gia đình thì sẽ khuyến khích chúng tôi muốn sinh thêm con hơn.

Ví dụ có những chính sách làm việc linh hoạt như: tạo điều kiện giờ làm việc linh hoạt, làm việc từ xa và chế độ nghỉ thai sản, nghỉ nuôi con hợp lý hơn cho phụ nữ. Ngoài ra, tôi nghĩ việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các anh chồng tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái và công việc nhà rất quan trọng. Tôi chỉ mong rằng, nếu sinh thêm con thì mình sẽ không có cảm giác bị bỏ lại hay cô đơn trên hành trình nuôi dạy con.

Chị Nguyễn Thị Phương Trà

(sinh năm 1989, ngụ TP Đà Nẵng)

Có động lực để sinh thêm con

Gia đình anh Lê Đăng Tuấn Anh  - Ảnh do nhân vật cung cấp
Gia đình anh Lê Đăng Tuấn Anh - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi là một kỹ sư xây dựng và có 2 con sinh đôi đều đã 7 tuổi. Từ lâu, tôi luôn ấp ủ mong muốn sẽ có thêm 1 đứa con nữa, nhưng vợ tôi còn ngại quy định của Nhà nước “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh đủ 2 con”. Nay có đề xuất từ Bộ Y tế, tôi có cớ để thuyết phục vợ.

Nhưng tôi cũng biết, lý do sâu xa mà vợ tôi chưa muốn sinh thêm con còn là do vấn đề kinh tế, điều kiện sống. Chúng tôi chưa mua được nhà ở Hà Nội, công việc dù có thu nhập tốt nhưng sẽ bị ảnh hưởng nếu vợ tôi phải nghỉ làm để sinh con.

Ngoài ra, chăm sóc con nhỏ cũng sẽ tốn khoảng 3 năm để con thực sự cứng cáp. Hiện tại, mục tiêu ưu tiên của chúng tôi là mua nhà, nuôi dạy tốt 2 em bé và đảm bảo sinh hoạt ổn định ở thành phố. Chúng tôi chưa dám mạo hiểm.

Nếu chính sách dân số giai đoạn mới có thêm các khoản trợ cấp, miễn giảm thuế và các ưu đãi tài chính khác cho những cặp vợ chồng sinh con thứ ba, thứ tư trở đi thì sẽ tạo động lực nhiều hơn cho chúng tôi. Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế của từng địa phương cần được nâng cấp, tạo sự yên tâm cho chúng tôi khi chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Anh Lê Đăng Tuấn Anh

(sinh năm 1991, hiện sống tại Hà Đông, Hà Nội)

Bỏ giới hạn số con, tôi cũng không sinh thêm

Tôi hiện là một biên tập viên, thời gian làm việc khá linh hoạt. Nhiều bạn bè thường nói thích có công việc tự do như tôi, vì sẽ dễ sinh con, chăm sóc con hơn. Nhưng vợ chồng tôi mới có 1 cậu con trai 7 tuổi và chưa có ý định sinh thêm.

Nghe nói Bộ Y tế có đề xuất bỏ quy định giới hạn sinh 1-2 con, nhưng việc này cũng không khiến tôi quyết định sinh thêm. Bản thân tôi thấy điều kiện hiện tại của vợ chồng mình chỉ có thể tập trung kiếm tiền, nuôi 1 đứa con là vừa sức. Tôi quan niệm, chỉ nên sinh con khi đủ sức khỏe, đủ sức nuôi.

Trước đề xuất mới, tôi nghĩ nên đi kèm với những chính sách khuyến sinh khác để đạt hiệu quả bền vững hơn. Có thể là nên có nhiều nhà trẻ với chi phí thấp hoặc miễn phí, đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ để chúng tôi có thể yên tâm gửi con sớm sau khi sinh. Ngoài ra, cần những hỗ trợ, đồng hành chăm sóc sức khỏe cơ thể, tâm trí cho bà mẹ sau sinh. Khi đó, các bà mẹ sẽ có nhiều lựa chọn hơn để sẵn sàng sinh con mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Hải Hậu
(sinh năm 1990, hiện đang sống tại huyện Thanh Hà, Hà Nội)

Con cái nên sinh sớm khi ông bà còn đủ sức phụ trông cháu

Ông Nguyễn Đức Phát - Ảnh do nhân vật cung cấp
Ông Nguyễn Đức Phát - Ảnh do nhân vật cung cấp

Từ thời kỳ đổi mới, người dân trong xã tôi đã rất quen với khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1-2 con” được treo ở cột điện trước UBND xã. Nhưng tôi cũng chứng kiến một thực trạng là dân số trong làng ngày càng già đi.

Mười mấy năm về trước, trong làng lúc nào cũng rộn ràng tiếng trẻ con nô đùa. Nhưng bây giờ, thanh niên tản đi các khu công nghiệp, các thành phố để làm việc nhiều; những cánh đồng thiếu người trồng trọt, nhiều thửa ruộng phải bỏ không. Dân trong làng chỉ còn là các ông bà già. Nếu có sót lại cặp vợ chồng trẻ nào thì tỉ lệ sinh con cũng rất thấp.

Xem ti vi thấy thông tin mới về đề xuất bỏ quy định chỉ sinh 1-2 con, tôi thấy vui. Chúng tôi đùa nhau: “Cái bảng tuyên truyền cũ sắp được gỡ đi rồi”. Người già chúng tôi ai cũng muốn có thêm cháu lúc còn sức khỏe để phụ trông cháu, đỡ đần các con.

Thế hệ trẻ giờ suy nghĩ khác chúng tôi. Ngày xưa là “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, giờ là kiếm cỏ rồi mới sinh voi. Tôi mong là ở các làng quê sẽ được đầu tư hơn để thanh niên muốn về quê lập nghiệp. Nếu có thêm nhiều việc làm cho thanh niên ở quê thì tốt quá, vì bây giờ ở quê, công việc rất hạn chế nên cùng lắm cũng chỉ là làm nông, lái taxi, đi làm ở khu công nghiệp.

Tôi mong sẽ có thêm những cơ hội nghề nghiệp để giữ chân bọn trẻ; các dịch vụ y tế, trường học tốt hơn để thu hút được con cháu xa quê trở về tạo dựng cuộc sống.

Ông Nguyễn Đức Phát
(sinh năm 1957, hiện sống tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)

Đề xuất bỏ giới hạn sinh 2 con để đảm bảo duy trì mức sinh thay thế

Thứ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Liên Hương  - Nguồn ảnh: Bộ Y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương - Nguồn ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế đã có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Dân số. Dự thảo này, khi xây dựng, đã tham khảo nhiều chuyên gia quốc tế và lấy ý kiến của các địa phương, các cơ quan, đơn vị.

Hiện nay, có 4 khó khăn, thách thức trong công tác dân số mà Việt Nam đang đối mặt. Các vấn đề này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố khách quan. Trong đó, mức sinh thay thế có xu hướng không đảm bảo một cách bền vững. Có sự khác biệt giữa các vùng miền và một số tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp hơn so với yêu cầu.

Cùng với đó là vấn đề già hóa dân số tăng nhanh; vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh; sự lồng ghép của chương trình dân số vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại một số địa phương chưa được thực hiện hiệu quả.

Đứng trước các khó khăn, thách thức này, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế làm đầu mối để xây dựng Luật Dân số, nhằm giải quyết khó khăn, thể chế hóa các chính sách, quy định để công tác dân số đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề lực lượng lao động, sức khỏe.

Chúng tôi dự kiến trong Luật Dân số không quy định cụ thể về số con mà mỗi gia đình sẽ có. Thay vào đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo duy trì mức sinh thay thế và đảm bảo cơ cấu dân số vàng.

Hiện có một số tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp, tuy nhiên cũng có nhiều địa phương có mức sinh thay thế cao. Nhiệm vụ của Bộ Y tế là điều chỉnh đề án làm sao đảm bảo phù hợp để Việt Nam duy trì mức sinh thay thế, không để xảy ra tình trạng giảm mức sinh mà không thể khôi phục như một số quốc gia khác.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương

Cát Tường - Huyền Anh (ghi)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.