Hành trình chữa lành vết thương tâm hồn của một phụ nữ bị khốn khổ vì bị bạo hành

07/10/2017 - 12:48

PNO - Nicola Campbell điều hành dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực tình dục, cô giúp họ tìm được công lý thông qua các phiên tòa, nhưng cô cũng nhận thấy còn có con đường khác để phụ nữ giành lại quyền kiểm soát của mình.

Đó là vứt bỏ những gì gắn liền với quá khứ đau buồn để đủ can đảm bước tới chữa lành những vết thương trong tâm hồn.

Campbell kể lại, khi mới 12 tuổi, cô đã gặp một người đàn ông vốn có thể trở thành một chàng rể tốt, nhưng con người đó đã lạm dụng và sau đó hành hạ cô trong suốt 7 năm.

Mười lăm năm sau, khi cô đã trở thành người quản lý dịch vụ hỗ trợ các nạn nhân bạo lực tình dục thông qua điều tra hình sự và đưa ra tòa xét xử, nhưng cô không bao giờ báo cáo về người đàn ông từng cướp đi đời con gái của mình.

Hanh trinh chua lanh vet thuong tam hon cua mot phu nu bi khon kho vi bi bao hanh
Nicola Campbell điều hành dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực tình dục - Ảnh: Twitter

Campbell gặp anh ấy lần đầu sau khi gia đình cô mới chuyển đến một thành phố mới và cô trải qua những ngày cô đơn đến cùng cực, khi phải bỏ lại ở nơi cũ tất cả những gì thân thương nhất.

Không lâu sau, anh ấy liên lạc với cô – mấy lần trong một ngày – để hỏi cô đang làm gì, chuyện trò với cô và tặng cho cô đồ trang sức, quần áo và cả tiền nữa. Anh ấy làm cho cô cảm thấy bớt cô đơn hơn. Anh ấy làm cho cô cảm thấy những ẩn ý trong những điều anh ấy đã làm cho cô.

Khi Campbell nói với anh ấy rằng cô muốn chấm dứt chuyện này, anh ấy đã khiến cô thực sự phải sống trong nỗi sợ hãi.

Campbell liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn và email nói rằng anh yêu cô. Anh còn đe dọa làm tổn thương những người cô yêu quý, theo dõi từng bước đi của cô, hay thậm chí còn thông báo cho cô rằng đêm trước anh ta đã theo dõi cô ngủ khi nhìn qua cửa sổ phòng ngủ của cô ở tầng dưới.

Campbell nhận được những email dài thượt giải thích rằng “chuyện đêm đó” không phải là lỗi của anh ta.

Hanh trinh chua lanh vet thuong tam hon cua mot phu nu bi khon kho vi bi bao hanh
Campbell gặp anh ấy lần đầu sau khi gia đình cô mới chuyển đến một thành phố mới và cô trải qua những ngày cô đơn đến cùng cực - Ảnh: Guardian

Người đàn ông đáng sợ ấy còn tạo ra những tài khoản thư điện tử mang tên khác nhau với mục đích đánh lừa để cô mở những email của anh ta.

Anh ta liên lạc với những chàng trai cô hẹn hò trong suốt những năm tháng tuổi trẻ của cô, thậm chí không buông tha cả người cô dự định kết hôn.

Campbell định báo cáo về anh ta với cảnh sát không biết đã bao nhiêu lần. Cô kể câu chuyện của mình với những người cô nghĩ có thể giúp được cho cô.

Campbell nhớ lại khi cô mới 15 tuổi, cô đã rớt nước mắt xuống ly sôcôla nóng khi ngồi trong quán cà phê Starbucks với một nhân viên công tác xã hội chuyên trách thiếu niên, người sau này gửi cho cô một biểu mẫu xin bảo vệ, mà cô nghĩ rằng anh ấy đã gửi nhầm người.

Cô mang trong mình một sự kết hợp đầy mâu thuẫn của nghĩa vụ, sự sợ hãi và tội lỗi cho đến khi quyết định hủy bỏ mọi chứng cứ khỏi ký ức của mình.

Khi Campbell 18 tuổi và chuẩn bị vào học tại một trường đại học, một hôm cô tìm thấy một cái hộp nhỏ cất giữ nhật ký, ảnh và thư từ của mình. Nhìn những thứ đó cô như muốn đổ bệnh. Cô phải mất một lúc để nhận thấy mình đang run rẩy từng cơn, ngực trống rỗng và khóc đến sưng cả mắt.

Một lúc sau, cô bình tâm lại và trút tất cả những thứ bên trong hộp vào thùng rác. Cô cảm thấy như được giải thoát. Cô đã từng tìm sự trợ giúp nhưng không có ai cả. Thời điểm đó, cô có ý nghĩ về công lý, nhưng mạnh hơn điều này là cô đã loại bỏ những vật mang kỷ niệm buồn đau khỏi cuộc đời mình.

Hanh trinh chua lanh vet thuong tam hon cua mot phu nu bi khon kho vi bi bao hanh
Dự án Phân biệt giới tính hàng ngày của Laura Bates đã tạo ra không gian để mọi người nói về trải nghiệm của chủ nghĩa giới tính - Ảnh: Guardian

Nay khi làm nhân viên tư vấn cho các nạn nhân bao lực tình dục, Campbell có một cái nhìn sâu sắc về trải nghiệm của những nạn nhân bị bạo hành tình dục khi đi qua hệ thống tư pháp hình sự.

Cô cũng đã nghe những người sống sót trong những tội ác ghê tởm nhất được các luật sư bên bị miêu tả như những người “hoang tưởng”. Cô đã ngồi với những phụ nữ, mà sau một phán quyết có tội dành cho bị cáo, vẫn cảm thấy “còn nguyên đau đớn”.

Campbell cho biết cô đã chứng kiến ​​cách cảnh sát và các công tố viên làm việc không mệt mỏi phục vụ một vụ xử án, và cô không ngăn cản bất kỳ ai khai với cảnh sát về tội ác đối với họ. Hệ thống tư pháp hình sự của nước Anh đã thay đổi theo hướng tích cực trong những năm gần đây.

Các sáng kiến ​​như Dự án Sự thật, điều tra độc lập về lạm dụng tình dục trẻ em, tồn tại để cho phép những người sống sót có trải nghiệm được nghe. Dự án Phân biệt giới tính hàng ngày của Laura Bates đã tạo ra không gian để mọi người nói về trải nghiệm của chủ nghĩa giới tính, kết quả là nhiều người nói về những hành động ngược đãi họ đã chịu đựng, và nhận ra rằng họ không cô đơn.

Chỉ trong năm nay, Thordis Elva đã phát hành cuốn sách về cuộc hành trình chữa lành bằng cách đối diện với người đàn ông cưỡng hiếp cô, và Winnie M Li, người đồng sáng lập liên hoan Clear Lines, đã phát hành một cuốn tiểu thuyết dựa trên kinh nghiệm bị cưỡng bức của bản thân.

Thanh Vân (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI