Hành động vì an toàn ngành may ở Bangladesh

25/10/2013 - 17:15

PNO - PN - Bangladesh là một “cường quốc” đứng thứ hai thế giới trong ngành công nghiệp may mặc, chỉ sau Trung Quốc, nhưng đáng buồn, là đất nước Nam Á này lại cũng gắn liền với nhiều vụ tai nạn nhà xưởng chết người gây rúng động...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thảm họa gần đây nhất là vụ sập Rana Plaza, một tòa nhà thương mại tám tầng có các xí nghiệp may bên trong, ở thị trấn Savar, ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh ngày 24/4/2013, làm thiệt mạng 1.129 người, hơn 2.500 người bị thương. Ngay sau đó, các nhà bán lẻ và các thương hiệu quốc tế lớn - đầu ra của ngành may mặc Bangladesh - đã bắt tay nhau để cải thiện an toàn nhà xưởng ở nước này.

Khởi đầu, hơn 100 nhà bán lẻ và các thương hiệu quốc tế nổi tiếng đã ký một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giúp cải thiện an toàn nhà máy. Các thương hiệu hứa tiếp tục lấy nguồn hàng từ Bangladesh trong 5 năm tới và đóng góp mỗi năm 500.000 USD để tài trợ cho việc thanh tra xí nghiệp và huấn luyện nhằm nâng cao an toàn nhà máy. Sáng kiến này được hỗ trợ bởi nghiệp đoàn quốc tế IndustriALL và các nhóm vận động về quyền của công nhân, trong đó có chiến dịch Quần áo sạch, đã công bố danh sách khoảng 1.600 nhà máy được các thành viên của nhóm sử dụng, để bắt đầu thanh tra trước cuối năm nay. Ban lãnh đạo nhóm trên, chủ yếu là các thương hiệu từ châu Âu, cũng tiến hành đàm phán với chính phủ Bangladesh và các chính phủ khác để tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính cho việc sửa chữa nhà xưởng cần thiết tại các nhà máy bị đoàn thanh tra phát hiện không đảm bảo an toàn.

Hanh dong vi an toan nganh may o Bangladesh

Hiện trường vụ sập tòa nhà Rana Plaza - Ảnh: CNN

Nhóm thứ hai, gồm 23 thương hiệu, chủ yếu có trụ sở tại Bắc Mỹ, đã đăng ký thỏa thuận an toàn nhà máy trong 5 năm - vốn được xem là ít nghiêm ngặt hơn so với một hiệp định bởi nó không ràng buộc pháp lý, cũng không liên kết với công đoàn hoặc các nhóm đấu tranh cho quyền công nhân. Liên minh này vừa công bố danh sách 620 nhà máy được các thành viên của họ, bao gồm cả Walmart và Gap, sử dụng. Qua đó, liên minh hứa cung cấp một triệu USD mỗi năm nhằm hỗ trợ đào tạo bắt buộc đối với nhân viên và các cấp quản lý nhà máy, hỗ trợ các ủy ban công nhân giải quyết khiếu nại về điều kiện làm việc.

Trong khi đó, chính phủ Bangladesh và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra một kế hoạch trị giá 25,2 triệu USD để cải thiện điều kiện của ngành may mặc trong nước trong vòng 3,5 năm. Đây là sáng kiến thứ ba nhằm thay đổi bộ mặt an toàn ngành may ở Bangladesh. Được chính phủ Anh và Hà Lan hỗ trợ 15 triệu USD, kế hoạch này tập trung vào việc giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn, sập nhà tại các nhà máy may trong cả nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất quan trọng này. Vấn đề còn lại là làm thế nào để ba chương trình vừa nêu cùng nhau phát huy tác dụng.

Trước khi đi đến ba thỏa thuận đột phá đối với ngành may mặc Bangladesh, một số thương hiệu nước ngoài - trong đó có H&M của Thụy Điển, C&A của Hà Lan, các hãng bán lẻ Tesco và Primark của Anh, Inditex của Tây Ban Nha, đã tiến hành ký thỏa thuận an toàn công xưởng đối với các xí nghiệp gia công trực tiếp sản phẩm của họ.

THIỆN ĐẠO
(Theo Guardian, AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI