Hành động quân sự của Nga ở Crimea "như một lời tuyên chiến"

03/03/2014 - 07:11

PNO - PNO - Ngày 2/3, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói hành động điều động quân sự của Nga ở Crimea không đơn thuần là một sự đe dọa mà đó thực sự là một "lời tuyên chiến". Ông Yatsenyuk cũng kêu gọi Tổng thống Nga Putin rút lực...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hanh dong quan su cua Nga o Crimea

Soái hạm Hetman Sahaidachny của hải quân Ukraine kháng lệnh Kiev, treo cờ Nga - Ảnh: Reuters

Phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk đưa ra trong bối cảnh một đoàn xe chở hàng trăm binh sỹ Nga đã di chuyển tới Simferopol, thủ phủ của Nước cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine, một ngày sau khi lực lượng quân sự Nga đã tràn qua bán đảo chiến lược này mà không có tiếng súng.

Tình hình Ukraine diễn biến phức tạp khi hơn 2.000 người biểu tình tập trung trước tòa nhà chính quyền thành phố Donetsk ngày 2/3 để thu thập chữ ký đòi thành phố tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự trị.

Những người biểu tình đòi thiết lập quyền tự trị tại tỉnh công nghiệp có mỏ than Donbass lớn nhất Ukraine, và đặt tỉnh này dưới sự điều hành của người dân địa phương, bao gồm phần lớn là những người nói tiếng Nga.

Cũng trong ngày 2/3, chính phủ Kiev đã khởi tố tội phản quốc đối với Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis Berezovsky, người vừa giao nộp căn cứ ở cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea và tuyên bố trung thành với giới lãnh đạo thân Nga mới được bầu tại nước Cộng hòa tự trị này. Trong khi đó, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với chính quyền Kiev cho biết hạm đội 10 tàu chiến của Hải quân Ukraine ở cảng Sevastopol, bán đảo Crimea, chưa rời cảng và vẫn trung thành với chính phủ Ukraine.

Hanh dong quan su cua Nga o Crimea

Binh lính Nga tại Crimea - Ảnh: CNN/Getty Images

Phát biểu về tình hình Ukraine, rạng sáng 3/3 (giờ địa phương) Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói giới lãnh đạo hiện nay ở Kiev đã tiếm quyền một cách bất hợp pháp, ông dự đoán chính quyền này sẽ chấm dứt bằng "một cuộc cách mạng mới". Thủ tướng Medvedev khẳng định ông Viktor Yanukovych vẫn là nguyên thủ quốc gia Ukraine theo hiến pháp và "nếu ông ta có tội với Ukraine, hãy tiến hành thủ tục tố tụng và xét xử ông ta, còn các hành động khác đều là bất hợp pháp".

Trong khi đó, vấn đề Ukraine tiếp tục nóng lên bên ngoài nước này. Ngày 2/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm luật pháp quốc tế khi "hành động can thiệp không thể chấp nhận được" tại Ukraine. Trong cuộc điện đàm, "Thủ tướng Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", Phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Georg Streiter cho biết.

Hanh dong quan su cua Nga o Crimea

Đụng độ của những người biểu tình thân Nga và những người ủng hộ chính quyền Kiev - Ảnh: CNN/Getty Images

Ông Streiter nói Tổng thống Putin đã chấp thuận đề xuất của bà Merkel về việc thành lập một nhóm liên lạc theo kiểu "phái bộ tìm hiểu thực tế” để bắt đầu một cuộc đối thoại chính trị. Nhóm này có thể nằm dưới sự lãnh đạo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/3 cho biết, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến thăm Kiev vào ngày mai (4/3) để bày tỏ sự ủng hộ các tân lãnh đạo ở quốc gia Đông Âu này, sau khi lực lượng Nga kiểm soát bán đảo Crimea và các cuộc biểu tình đòi tự trị đang lan rộng trong nước.

VIỆT HƯNG (Theo Reuters, ITAR-TASS, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI