Hàng vạn du khách về địa chỉ đỏ Truông Bồn những ngày tháng Bảy

26/07/2023 - 09:16

PNO - Từng hứng chịu hơn 18.900 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, và là nơi 13 chiến sĩ thanh niên xung phong Tiểu đội thép hy sinh, nay Truông Bồn đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước.

 

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn (huyện Đô Lương, Nghệ An) - địa danh lịch sử, gắn liền với quá trình chiến đấu, hi sinh của hàng ngàn chiến sĩ thanh niên xung phong thời chống Mỹ - tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày.
Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn (huyện Đô Lương, Nghệ An) - địa danh lịch sử, gắn liền với quá trình chiến đấu, hy sinh của hàng ngàn chiến sĩ thanh niên xung phong thời chống Mỹ - tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài khoảng 5km trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương). Nơi đây từng phải hứng chịu hơn 18.900 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài khoảng 5km trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương). Nơi đây từng phải hứng chịu hơn 18.900 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa.
Sáng 31/10/1968, 13/14 TNXP của tiểu đội thép thuộc Đại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ, cứu nước tỉnh Nghệ An đã anh dũng hi sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. Người duy nhất sống sót là nữ Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông. Mỗi lần nhắc lại sự kiện này, bà Thông lại cay xé nơi khóe mắt - Ảnh: H.Trung
Sáng 31/10/1968, 13/14 thanh niên xung phong (TNXP) của tiểu đội thép thuộc Đại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ, cứu nước tỉnh Nghệ An đã anh dũng hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. Người duy nhất sống sót là nữ Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông. Mỗi lần nhắc lại sự kiện này, bà Thông lại cay xè nơi khóe mắt - Ảnh: H.Trung
Trong hành trình tri ân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Truông Bồn dần trở thành một điểm đến của nhiều đoàn du khách khắp mọi miền tổ quốc.
Trong hành trình tri ân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Truông Bồn dần trở thành một điểm đến của nhiều đoàn du khách khắp mọi miền Tổ quốc.
Bên ngôi mộ chung thơm ngát hương hoa, du khách đều nghẹn ngào, lắng lòng nghe thuyết minh viên kể lại giây phút hi sinh đầy xúc động của 13 liệt sĩ TNXP Tiểu đội thép ở Truông Bồn.
Bên ngôi mộ chung thơm ngát hương hoa, du khách đều nghẹn ngào, lắng lòng nghe thuyết minh viên kể lại giây phút hy sinh đầy xúc động của 13 liệt sĩ TNXP Tiểu đội thép ở Truông Bồn.
Năm 2008, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sĩ TNXP Truông Bồn. Một năm sau, tỉnh Nghệ An triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông Bồn với tổng diện tích 21,7ha - Ảnh: Khánh Trung
Năm 2008, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sĩ TNXP Truông Bồn. Một năm sau, tỉnh Nghệ An triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông Bồn với tổng diện tích 21,7ha - Ảnh: Khánh Trung
Năm 2014, tỉnh Nghệ An quyết định thành lập BQL Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Năm 2014, tỉnh Nghệ An quyết định thành lập BQL Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Ngày nay, Truông Bồn đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ. Bà Nguyễn Thị Phương (quê tỉnh Bắc Giang) cho biết, tranh thủ dịp 2 cháu nội được nghỉ hè, bà dẫn 2 cháu về quê ngoại tại Nghệ An chơi. Nhà cách Truông Bồn hơn 100km, song bà vẫn nhờ con chở cháu tới Truông Bồn thắp hương, “bồi đắp” tinh thần yêu nước cho các cháu của mình.
Ngày nay, Truông Bồn đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ. Bà Nguyễn Thị Phương (quê tỉnh Bắc Giang) cho biết, tranh thủ dịp 2 cháu nội được nghỉ hè, bà dẫn 2 cháu về quê ngoại tại Nghệ An chơi. Nhà cách Truông Bồn hơn 100km, song bà vẫn nhờ con chở cháu tới Truông Bồn thắp hương, bồi đắp tinh thần yêu nước cho các cháu của mình.
Với những người cựu chiến binh, TNXP... về với Truông Bồn ngày chiến thắng là về thăm lại “chiến trường xưa”, nơi in dấu những ký ức không thể nào quên của một thời tuổi trẻ. Đây cũng là dịp để những người cựu binh gặp lại đồng đội xưa.
Với những người cựu chiến binh, TNXP, về với Truông Bồn ngày chiến thắng là về thăm lại “chiến trường xưa”, nơi in dấu những ký ức không thể nào quên của một thời tuổi trẻ. Đây cũng là dịp để những người cựu binh gặp lại đồng đội xưa.
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn - cho biết, chỉ riêng 10 ngày đầu tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn đã đón trên 20.000 du khách. Dự kiến sẽ có trên 80.000 du khách về Truông Bồn dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn - cho biết, chỉ riêng 10 ngày đầu tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn đã đón trên 20.000 du khách. Dự kiến sẽ có trên 80.000 du khách về Truông Bồn dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ.
“Dịp này chúng tôi làm xuyên trưa, kể cả ngày Chủ nhật để phục vụ du khách. Do số lượng du khách quá lớn, chúng tôi phải nhờ Tỉnh đoàn Nghệ An tăng cường thêm 20 người để phục vụ công tác tiếp đón chu đáo hơn” - ông Lộc nói.
“Dịp này chúng tôi làm xuyên trưa, kể cả ngày Chủ nhật để phục vụ du khách. Do số lượng du khách quá lớn, chúng tôi phải nhờ Tỉnh đoàn Nghệ An tăng cường thêm 20 người để phục vụ công tác tiếp đón chu đáo hơn” - ông Lộc nói.
Chị Nguyễn Thị Nhung (33 tuổi, thuyết minh viên) cho biết, gần 10 năm gắn bó với nghề “kể chuyện” ở Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn đã để lại cho chị nhiều cảm xúc không nói thành lời. “Câu chuyện đã thuộc lòng, nhưng mỗi khi kể lại, thấy mọi người khóc, mình cũng không kìm được nước mắt. Ấn tượng nhất với tôi có lẽ vẫn là khi gặp những cựu chiến binh, TNXP về đây để tìm lại ký ức xưa” - chị Nhung nói.
Chị Nguyễn Thị Nhung (33 tuổi, thuyết minh viên) cho biết, gần 10 năm gắn bó với nghề “kể chuyện” ở Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn đã để lại cho chị nhiều cảm xúc không nói thành lời. “Câu chuyện đã thuộc lòng, nhưng mỗi khi kể lại, thấy mọi người khóc, mình cũng không kìm được nước mắt. Ấn tượng nhất với tôi có lẽ vẫn là khi gặp những cựu chiến binh, TNXP về đây để tìm lại ký ức xưa” - chị Nhung nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI