PNO - PN - Nếu như trước đây, chỉ có số ít cửa hàng bán đồ xách tay từ nước ngoài, thì hiện nay, sản phẩm ngoại nhập tràn ngập thị trường Việt Nam.
edf40wrjww2tblPage:Content
Ra ngõ gặp hàng ngoại
Cửa hàng Thế giới hàng Mỹ (Q.4 và Q.Tân Bình, TP.HCM) có đủ các mặt hàng: từ mỹ phẩm, thực phẩm, gia dụng, thời trang đến thực phẩm chức năng, thậm chí có cả thuốc. Tại đây có khá nhiều mặt hàng đặc thù, chỉ có ở Mỹ hoặc nước ngoài: quả việt quất sấy khô, quả óc chó, hạnh nhân, anh đào, yến mạch, nước hoa… Nhân viên phục vụ nhiệt tình đến mức… khách hàng không thể không mua. Chuyên về hàng Mỹ còn có US.Mart (Q.1, TP.HCM). Hầu hết sản phẩm ở đây thuộc nhóm thực phẩm đóng hộp như chocolate, bánh kẹo, ngũ cốc, sữa, bột, rau củ quả ngâm muối, nước trái cây đóng chai, nước xốt…
Muốn tìm mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của nước ngoài, đã có chuỗi trên 20 cửa hàng Guardian tại TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Phần lớn sản phẩm của cửa hàng này được nhập từ nhiều quốc gia, đáng kể là các loại mỹ phẩm, vitamin và thực phẩm chức năng nhập từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, châu Âu. Giá sản phẩm được giới thiệu là làm đẹp da, đẹp dáng, bồi bổ sinh lực từ 500.000đ trở lên.
Trong khi đó, hàng Thái Lan (TL) khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Chỉ riêng trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã có hai điểm bán hàng TL nằm đối diện nhau. Hầu hết hàng hóa ở đây là nhựa gia dụng, hóa mỹ phẩm và giày dép với mức giá khá bình dân, tương đương hoặc nhỉnh hơn hàng Việt Nam khoảng 5-10%. Cũng là hàng TL nhưng chất lượng cao hơn được bày bán tại hệ thống siêu thị TL Index Livingmall. Đến các siêu thị này, người tiêu dùng có thể chọn mua nhiều mặt hàng phục vụ cho cuộc sống gia đình hiện đại, từ khu vực bếp đến phòng khách, phòng tắm, phòng ngủ với những sản phẩm rất tiện dụng.
Hàng hóa của Nhật Bản đã được nhiều người tiêu dùng biết đến qua hệ thống cửa hàng đồng giá 35.000-40.000đ như Hachihachi hoặc Daiso. Tuy vậy, hầu hết sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc chứ không phải tại Nhật Bản. Ở đây có nhiều mặt hàng hữu ích cho đời sống hàng ngày nhưng khá lạ so với người Việt. Ví dụ: banh giặt từ trường giúp quần áo sạch hơn, cốc lọc rác, sản phẩm giúp lấp kín các khe hở, chống bụi, côn trùng, tiếng ồn; giấy lọc dầu cho máy hút khói, cây gắp đồ vạn năng, viên vệ sinh ống nước xả…
Hệ thống cửa hàng Annam Gourmet lại là nơi tập hợp hàng hóa của châu Âu, Mỹ, Úc, chủ yếu là thực phẩm khô, đóng hộp cùng với thực phẩm tươi.
Người tiêu dùng đang chọn mua hàng ngoại
Hàng ngoại cũng “thượng vàng hạ cám”
Khá ít hàng hóa ở Thế giới hàng Mỹ, US.Mart, AnNam Gourmet có giá dưới 100.000đ. Nhiều sản phẩm thông dụng như dầu gội, sữa tắm có nhãn hiệu quen thuộc tại VN như Dove, Head&Soulder cũng gần 300.000đ/sản phẩm. Khi so sánh cùng trọng lượng hoặc dung tích thì giá hàng Mỹ cao hơn gấp ba-bốn lần hàng Việt. Chẳng hạn, cùng là dầu gội Pantene 375ml, sản xuất ở VN chỉ khoảng 80.0000đ, tại đây có giá là 285.000đ… Có những mặt hàng hết sức thông dụng tại VN nhưng vẫn được nhập về như mì gói, nước suối, nước ngọt... Giá của các mặt hàng này cũng cao hơn nhiều so với hàng trong nước. Chẳng hạn, cùng nhãn hiệu nhưng giá một gói mì nhập là 9.000đ, trong nước chỉ 4.000đ; một lon nước ngọt nhập có giá 17.500-18.500đ, hàng Việt là 5.000-6.000đ…
Có thể lý giải, giá hàng ngoại đắt hơn vì phải chịu thuế, chi phí vận chuyển... Theo các chuyên gia về chế biến thực phẩm, người tiêu dùng cần cân nhắc khi chọn mua hàng ngoại. Liệu chất lượng sản phẩm có thực sự xứng đáng với số tiền bỏ ra? Chẳng hạn, một túi quả anh đào 537g, giá 440.000đ hoặc nam việt quất sấy khô 1.360g, giá 435.000đ... “Nhiều người tiêu dùng mua sản phẩm này vì tin rằng sẽ được cung cấp các vitamin, các chất chống oxy hóa, chống ung thư… nhưng thực chất chúng chỉ cung cấp năng lượng, những tác dụng còn lại đã bị mất gần hết theo các công đoạn chế biến” - TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết.
Bên cạnh đó, khi mua hàng ngoại, người tiêu dùng cần lưu ý về hạn sử dụng (date). Điều không ít người gặp khó khăn, đặc biệt đối với hàng nhập không chính ngạch là không hề có nhãn phụ tiếng Việt. Thực tế, vẫn có những mặt hàng nhập ngoại hết date được trưng bày rất đẹp mắt trên kệ. Tại cửa hàng TL (Q.Phú Nhuận), có bày bán xà phòng Lux với giá 18.000đ, sản phẩm đã hết date từ... tháng 8/2014.
Thỉnh thoảng, các cửa hàng lại tung “chiêu” giảm giá để thanh lý những mặt hàng… cận date. Theo ghi nhận ngày 24/3, Thế giới hàng Mỹ (Q.4) giảm giá 30% sản phẩm chocolate. Tuy nhiên, trên sản phẩm có hàng chữ “sử dụng trước tháng 4/2015”. Cửa hàng US. Mart (Q.1) có hẳn một kệ hàng giảm giá đến 50%, trong hai lần ghé mua chúng tôi đều thấy những sản phẩm ở kệ hàng này trong tình trạng cận date. Cửa hàng TL (Q.Phú Nhuận) đang giảm giá 50% cho mặt hàng giày dép. Giày dép trẻ em, người lớn, nam, nữ được để chung trong một cái… cũi. Phần lớn sản phẩm nhem nhuốc, bong tróc nặng lớp simili bề mặt. Một cửa hàng thời trang-mỹ phẩm xách tay trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) treo biển giảm giá 70% cho một số loại mỹ phẩm. Điều nguy hiểm là tất cả sản phẩm kem phấn được giảm giá đều đã quá hạn.
Mừng ít, lo nhiều
Có thể nói, năm 2015 sẽ là năm mang dấu ấn quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thực thi, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập… Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều điều đáng lo, nhưng cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt khi thị trường giờ đây có hơn 600 triệu dân ASEAN, chứ không chỉ 90 triệu dân VN. Nhưng, chỉ một số ít doanh nghiệp Việt như nhựa Duy Tân, Chợ Lớn đã mở rộng thị trường ở Campuchia, Myanmar…; hay tôn Hoa Sen bán nhiều ở TL, còn hơn 3.000 doanh nghiệp Việt đang ở đâu?
Điểm quan trọng nhất khiến người tiêu dùng lựa chọn hiện nay là chất lượng. “Trên kệ bánh ở siêu thị có đến gần chục loại bánh xốp khác nhau, từ VN đến TL, Malaysia, Indonesia… với mức giá gần như tương đương. Tôi sẽ thử các loại. Loại nào ngon nhất, chất lượng nhất, giá phải chăng, tôi sẽ ghi nhớ và chọn mua ở những lần sau, đồng thời thông tin cho bạn bè cùng biết”, chị Minh Thu (Q.3) chia sẻ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ, việc tìm nguyên liệu tốt để tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả hợp túi tiền nhiều phân khúc khách hàng thật sự không phải là bài toán dễ với doanh nghiệp Việt.
Tổng thống Donald Trump không ban hành sắc lệnh thuế như dự báo đã đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước tăng giá 2 lần trong buổi sáng.
Giá vàng trong nước và thế giới quay đầu giảm, giá vàng trong nước giảm 400.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên liền trước.
Ngày 16/1, Nutifood đã đồng hành với Hội LHPN TPHCM trong chương trình 'Xuân yêu thương-Tết nghĩa tình', trao 530 suất quà sữa NutiMilk với tổng giá trị gần 50 triệu đồng.
Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng 320 đồng/lít với xăng E5RON 92 lên 20.750 đồng/lít; trong khi đó, giá xăng RON95 tăng lên 21.220 đồng/lít.