Hạ sốt không dùng thuốc

01/04/2016 - 16:55

PNO - Có những cách hạ sốt theo y học cổ truyền rất cần thiết, bổ ích giúp vừa làm mát thân nhiệt trẻ, vừa “hạ hỏa” nỗi lo lắng của cha mẹ...

Sốt là triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết đang chuyển mùa như hiện nay. Có những bà mẹ lo sợ con bị sốt dẫn đến co giật nên đã áp dụng nhiều cách hạ sốt, trong đó có không ít cách gây hại cho trẻ.

Cách làm mát đơn giản và nhanh chóng nhất hiện nay là cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen… Tuy nhiên, với những trẻ thân nhiệt tăng cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc chỉ hạ sốt chậm rồi tăng nhanh trở lại thì cha mẹ lại cho thêm một cữ thuốc nữa, trong khi khuyến cáo các liều dùng phải cách nhau từ bốn-sáu giờ. Nếu dùng thuốc hạ sốt liên tục và quá liều sẽ khiến gan, thận của trẻ bị tổn thương. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc Tây, có những cách hạ sốt theo y học cổ truyền rất cần thiết, bổ ích giúp vừa làm mát thân nhiệt trẻ, vừa “hạ hỏa” nỗi lo lắng của cha mẹ trong lúc chờ đợi dùng liều thuốc kế tiếp. 

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, cách đây hơn 30 năm, khi còn công tác tại một trạm xá ở miền núi tỉnh Khánh Hòa, trong điều kiện thiếu thốn thuốc Tây, ông và các đồng nghiệp đã hạ sốt cho cả ngàn lượt trẻ con theo cách không dùng bất cứ viên thuốc hạ sốt nào mà vẫn rất hiệu quả.

Ha sot khong dung thuoc
Ảnh mang tính minh họa

- Bấm huyệt ở đỉnh tai. Dùng ngón tay trỏ và cái bấm mạnh vào đỉnh vành tai trong của trẻ. Bấm liên tục bốn-năm lần ở cả hai tai trẻ sẽ hạ sốt.

- Bấm huyệt thiếu thương (dưới móng tay khoảng 2mm). Thiếu thương là huyệt cuối cùng của đường kinh và còn là huyệt tỉnh của đường kinh, nơi kinh khí xuất phát. Dùng ngón cái bấm mạnh, dứt khoát vào huyệt thiếu thương rồi thả ra, lặp lại động tác này năm lần, sau 15 phút trẻ sẽ hạ sốt. Lưu ý: vị trí huyệt này khác nhau ở các ngón tay. Đối với ngón cái và trỏ, huyệt thiếu thương nằm cách móng tay khoảng 2cm và ở phía ngoài cùng tay phải; ngón áp út và út thì nằm ngược lại và ngón giữa huyệt nằm ở đầu ngón tay.

- Xoa bóp 10 đầu ngón tay cũng rất hiệu quả trong việc hạ sốt cho trẻ, vì đây là nơi có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Khi day ấn huyệt này sẽ trị được nhiều bệnh, trong đó chỉ cần day ấn 10 đầu ngón tay khoảng 10-15 phút, cơ thể của trẻ sẽ mát.

- Châm kim đầu ngón tay. Lưu ý cách này chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, trẻ sốt rất cao, có tiền sử và nguy cơ co giật. Dùng ngón cái và trỏ cầm sát đầu kim (đảm bảo kim sạch, đã sát trùng) và chích thật nhẹ vào các đầu ngón tay trẻ và nặn hai-ba giọt máu. Chỉ năm phút sau trẻ sẽ hạ sốt.

Ngoài bấm huyệt, xoa bóp, còn có cách dùng cây cỏ cũng khá hiệu nghiệm.

- Cỏ mực (nhọ nồi) mọc hoang rất nhiều ở đồng ruộng. Dùng một nắm, ngâm rửa sạch rồi giã nhuyễn lọc lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần khoảng 30- 50ml. Bên cạnh đó, dùng bã cỏ mực đắp lên trán, nách, bẹn của trẻ cũng có công dụng hạ sốt. -

Dùng ba lá xuyên tâm liên nhai nhuyễn rồi nuốt nước, giúp trẻ hạ sốt nhanh. Nếu trẻ còn nhỏ, không nhai được thì giã nhuyễn rồi lọc lấy nước uống.

- Cây sa sâm biển: lấy một nắm vừa lá, thân, rễ rửa sạch giã nhuyễn vắt nước cho bé uống, mỗi lần khoảng 30-40ml.

- Rau đắng biển hoặc rau đắng đất cũng giúp hạ sốt rất tốt, cách dùng như cây sa sâm biển.

Ha sot khong dung thuoc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI