Hà Nội: Người dân bãi giữa sông Hồng chật vật “vượt ngập” đi học, đi làm

12/08/2024 - 14:43

PNO - Sau những trận mưa lớn cùng việc thủy điện Hòa Bình xả lũ, những ngày gần đây nước tại đoạn bãi giữa sông Hồng đã dâng lên rất cao, nhiều đoạn bị ngập sâu tới 2-3m. Để ra, vào khu vực sinh sống, người dân bắt buộc phải di chuyển bằng đò.

Ngày 12/8, tại đường nhánh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng khu vực ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bị chia cắt bởi nước sâu, có nơi ngập đến 2-3 m. Tại đây, nếu người dân muốn đi làm, học hành hay đi buôn bán đều phải sử dụng đò để di chuyển.
Ngày 12/8, tại đường nhánh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng khu vực ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bị chia cắt bởi nước sâu, có nơi ngập đến 2-3 m. Tại đây, nếu người dân muốn đi làm, học hành, hay buôn bán đều phải sử dụng đò để di chuyển.
5 giờ sáng, ông Toàn (trú tại ngõ 76 An Dương) thức dậy, tất bật chuẩn bị, kiểm tra máy móc chiếc đò – thứ phương tiện duy nhất giúp người dân khu vực bãi giữa sông Hồng di chuyển khỏi “vùng ngập”.
5 giờ sáng, ông Toàn (trú tại ngõ 76 An Dương) đã thức dậy, tất bật kiểm tra máy móc của chiếc đò – phương tiện duy nhất giúp người dân khu vực bãi giữa sông Hồng di chuyển khỏi “vùng ngập”.
6 giờ sáng, chiếc đò ông Toàn cập bờ, hàng chục người dân đã đứng chờ sẵn, có người mang thực phẩm trồng được đi bán, có người đang vội vã đi học, đi làm ngày đầu tuần.
6 giờ sáng, chiếc đò ông Toàn cập bờ, hàng chục người dân đã đứng chờ sẵn, có người mang thực phẩm trồng được đi bán, có người đang vội vã đi học, đi làm ngày đầu tuần.
Ông Toàn cho biết, 1 tháng nay,  nước dâng cao không rút khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng ven sông, bãi giữa sông Hồng bị ảnh hưởng rất lớn. Khu vực này, gần như năm nào cũng ngập bởi trên thượng nguồn xả lũ, cùng với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Cứ hễ ngập là tôi lại trưng dụng thuyền chở vừa giúp bà con, vừa kiếm thêm thu nhập. Khách chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây khi ngập.”
Ông Toàn cho biết, 1 tháng nay, nước dâng cao không rút khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân vùng ven sông, bãi giữa sông Hồng bị ảnh hưởng rất lớn. "Khu vực này gần như năm nào cũng ngập bởi trên thượng nguồn xả lũ, cùng với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Cứ hễ ngập là tôi lại trưng dụng thuyền chở hàng, vừa giúp bà con, vừa kiếm thêm thu nhập. Khách chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây".
Nếu ngày thường các tuyến đường nhánh tại đây có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy thì nay bị ngập sâu tới gần 2m. Người dân đành chấp nhận phải di chuyển bằng đò.
Nếu như thường ngày, các tuyến đường nhánh tại đây có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy, thì nay bị ngập sâu tới gần 2m. Người dân đành chấp nhận phải di chuyển bằng đò.
Thường ngày, đưa con gái 5 tuổi đi học chị Lê Thị Huế chỉ mất khoảng 10-15 phút cho con ăn sáng, đưa đến tận trường. Thế nhưng, nước dâng cao ngập lối đi khiến cả gia đình chị Huế phải dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ. “Nếu không dậy sớm thì chẳng biết đưa con đi học như thế nào, chỉ chậm 1 phút thôi phà đò đi mất là con gái muộn học, tôi cũng muộn làm.”
Thường ngày, đưa con gái 5 tuổi đi học, chị Lê Thị Huế chỉ mất khoảng 10-15 phút cho con ăn sáng và đưa đến tận trường. Thế nhưng, nước dâng cao ngập lối đi, khiến gia đình chị Huế phải dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ. “Nếu không dậy sớm thì chẳng biết đưa con đi học thế nào, vì chỉ chậm 1 phút thôi phà đò đi mất là con gái muộn học, tôi cũng muộn làm”.
Phụ huynh đưa con đi học bằng đò.
Phụ huynh đưa con đi học bằng đò.
Được biết, một chiếc đò chỉ có thể chở khoảng 8-10  người cùng đồ đạc nhỏ, khoảng 10-15 phút/chuyến. Mỗi lượt người qua đoạn ngập có giá 10.000 đồng. Chính vì vậy, để di chuyển vào trong nội đô, người dân sống tại khu vực này phải gửi xe máy, ô tô phía bên bờ rồi di chuyển ra, vào bằng thuyền đò rất bất tiện.
Được biết, một chiếc đò chỉ có thể chở khoảng 6-8 người cùng đồ đạc nhỏ, khoảng 10-15 phút/chuyến. Mỗi lượt người qua đoạn ngập mất phí 10.000 đồng. Chính vì vậy, để di chuyển vào trong nội đô, người dân sống tại khu vực này phải gửi xe máy, ô tô phía bên bờ rồi di chuyển ra, vào bằng thuyền đò, rất bất tiện.
Anh Nguyễn Thế Nguyện (sinh viên năm 4- một trường Đại học tại Hà Nội) cho biết, từ khi đoạn đường An Dương ngập, anh vừa mất thời gian, vừa mất chi phí mà việc đi lại còn phụ thuộc vào “chiếc đò”.
Anh Nguyễn Thế Nguyện (sinh viên năm 4 một trường Đại học tại Hà Nội) cho biết, từ khi đoạn đường An Dương ngập, anh vừa mất thời gian, vừa mất chi phí, mà việc đi lại còn phụ thuộc vào “chiếc đò”.
 “Tôi học tại Cầy Giấy, nếu bình thường chỉ mất khoảng 30 phút để di chuyển từ nhà đến trường, thế nhưng 1 tháng nay, việc đi học tốn cả mớ thời gian. Nếu học buổi sáng vào lúc 7 giờ, tôi dậy từ 5 giờ 30 để đi ra bến đợi đò, qua được khúc ngập phải vào lấy xe đã gửi, trung bình mất thêm 30 phút nữa mới đến được điểm trường.” Anh Nguyện nói.
“Tôi học tại Cầy Giấy, nếu bình thường chỉ mất khoảng 30 phút để di chuyển từ nhà đến trường, thế nhưng 1 tháng nay, việc đi học tốn cả mớ thời gian. Nếu học buổi sáng vào lúc 7 giờ, tôi phải dậy từ 5 giờ 30 để đi ra bến đợi, qua được khúc ngập phải vào lấy xe đã gửi, trung bình mất 1 tiếng đồng hồ mới đến được điểm trường” - anh Nguyện nói.
Còn đối với những người buôn bán, việc vận chuyển nông sản vô cùng khó khăn. Một người dân cho biết: “Khu vực bãi giữa là nơi trồng trọt của rất nhiều người dân kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ các loại rau, củ, quả và đó là khoản thu nhập chính. Cứ hễ ngập là bắt buộc phải đi đò, bởi lối đi cầu Long Biên rất cao, trơn trượt, xe máy chở thêm hàng hóa đi lối này rất nguy hiểm, mà vượt qua ngập thì không nổi, vậy nên không còn cách nào khác.”
Còn đối với những người buôn bán, việc vận chuyển nông sản vô cùng khó khăn. Một người dân cho biết: “Khu vực bãi giữa là nơi trồng trọt của rất nhiều người dân kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ các loại rau, củ, quả và đó là khoản thu nhập chính. Cứ hễ ngập là bắt buộc phải đi đò, bởi lối đi cầu Long Biên rất cao, trơn trượt, xe máy chở thêm hàng hóa đi lối này rất nguy hiểm, mà vượt qua ngập thì không nổi, nên không còn cách nào khác”.
Người dân vận chuyển đồ đạc, lương thực bằng đò tại bãi giữa Sông Hồng.
Người dân vận chuyển đồ đạc, lương thực bằng đò tại bãi giữa sông Hồng.
Có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Tuy nhiên, ít người chọn lối đi Cầu Long Biên vì sợ nguy hiểm. Đối với những người chọn lối đi cho phương tiện bằng đường lên cầu Long Biên cần 2-3 người phụ giúp đẩy mới có thể leo lên được.
Có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Tuy nhiên, ít người chọn lối đi Cầu Long Biên bởi rất nguy hiểm, và cần người phụ giúp đẩy mới có thể leo lên được.
Tại vực bãi Giữa sông Hồng, nhiều nhà ven sông bị ngập lên cả nóc.
Tại khu vực bãi giữa sông Hồng, nhiều nhà ven sông bị ngập đến tận nóc.

Anh Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI