Gùi đá, cát lên núi “xóa” nhà tạm bợ

02/05/2023 - 19:03

PNO - Để có nền móng chắc chắn, nhiều xã vùng cao Nghệ An phải huy động lực lượng, cùng người dân địa phương gùi vật liệu xây dựng vượt núi, vượt sông để xây dựng móng nhà.

 

Để những căn nhà hỗ trợ sớm được dựng lên thay thế cho nhà tạm bợ trên địa bàn, người dân bản Nhãn Cù (xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) kêu gọi nhau cùng vận chuyển vật liệu, trộn hồ xi măng để vận chuyển lên đồi làm móng nhà cho hộ nghèo trong bản.
Để những căn nhà hỗ trợ sớm được dựng lên thay thế cho nhà tạm bợ trên địa bàn, người dân bản Nhãn Cù (xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) kêu gọi nhau cùng vận chuyển vật liệu, trộn hồ xi măng để vận chuyển lên đồi làm móng nhà cho hộ nghèo trong bản.
Nhiều căn nhà được hỗ trợ nằm cách xa trung tâm, ở trên núi cao, xe chở vật liệu không thể vào được. Do đó, người dân phải tập kết vật liệu dưới đường rồi đổ vào các bao cát, vận chuyển lên đỉnh đồi bằng xe máy.
Nhiều căn nhà được hỗ trợ nằm cách xa trung tâm, ở trên núi cao, xe chở vật liệu không thể vào được. Do đó, người dân phải tập kết vật liệu dưới đường rồi đổ vào các bao cát, vận chuyển lên đỉnh đồi bằng xe máy.
Thậm chí nhiều nơi xe máy cũng khó di chuyển, người dân phải dùng gùi đưa từng bao cát, xi măng, đá… vượt núi đến nhà người nghèo để làm móng nhà, chờ đợi nhà lắp ghép được vận chuyển đến.
Thậm chí nhiều nơi xe máy cũng khó di chuyển, người dân phải dùng gùi đưa từng bao cát, xi măng, đá… vượt núi đến nhà người nghèo để làm móng nhà, chờ đợi nhà lắp ghép được vận chuyển đến.
Mỗi lần gùi cũng chẳng được nhiều, lại khá mệt vì leo núi, song chị em ở bản Nhãn Cùi đều vui vẻ làm việc với kỳ vọng hàng xóm của mình sớm có nhà mới trang khang để ở.
Mỗi lần gùi cũng chẳng được nhiều, lại khá mệt vì leo núi, song chị em ở bản Nhãn Cù đều vui vẻ làm việc với kỳ vọng hàng xóm của mình sớm có nhà mới trang khang để ở.
Con đường đất lên bản Nhãn Cù khúc khuỷu, nhiều dốc buộc người dân và lực lượng chức năng phải dùng xe máy tải vật liệu lên.
Con đường đất lên bản Nhãn Cù khúc khuỷu, nhiều dốc buộc người dân và lực lượng chức năng phải dùng xe máy tải vật liệu lên.
“Từ nay có nhà mới kiên cố rồi, không phải lo cảnh ướt khi mưa, lạnh khi mùa đông về nữa. Có nhà kiên cố sẽ là động lực để cả gia đình lo làm ăn hơn”, ông Lô Văn Quy (trú bản Nhà Cù, xã Tà Cạ) chia sẻ.
“Từ nay có nhà mới kiên cố rồi, không phải lo cảnh ướt khi mưa, lạnh khi mùa đông về nữa. Có nhà kiên cố sẽ là động lực để cả gia đình lo làm ăn hơn”, ông Lô Văn Quy (trú bản Nhà Cù, xã Tà Cạ) chia sẻ.
Sau hơn 2 tháng triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến nay đã có hơn 1.600 căn nhà được xây dựng xong và bàn giao cho người dân chuyển vào sinh sống.
Sau hơn 2 tháng triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến nay đã có hơn 1.600 căn nhà được xây dựng xong và bàn giao cho người dân chuyển vào sinh sống.
Những căn nhà này có diện tích gần 50m2, được xây dựng với kinh phí 50 triệu đồng, riêng phần móng 3-5 triệu đồng do địa phương kêu gọi hỗ trợ xây dựng. Sau khi địa phương có người nghèo được hỗ trợ nhà ở làm xong phần móng, các vật liệu làm nhà sẽ được vận chuyển lên để lắp ghép.
Những căn nhà này có diện tích gần 50m2, được xây dựng với kinh phí 50 triệu đồng, riêng phần móng 3-5 triệu đồng do địa phương kêu gọi hỗ trợ xây dựng. Sau khi địa phương có người nghèo được hỗ trợ nhà ở làm xong phần móng, các vật liệu làm nhà sẽ được vận chuyển lên để lắp ghép.
Đây là mẫu nhà lắp ghép, được thiết kế với bộ khung bằng thép, lợp mái tôn có thể chống chọi được tác động của khí hậu khắc nghiệt.
Đây là mẫu nhà lắp ghép, được thiết kế với bộ khung bằng thép, lợp mái tôn có thể chống chọi được tác động của khí hậu khắc nghiệt.
Tranh thủ sửa soạn lại ít đồ dùng để đón vợ con vào ở trong căn nhà mới, anh Lô Văn May (32 tuổi, trú xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, nhà cũ của gia đình anh bị lũ cuốn trôi từ nhiều năm trước, phải ở tạm bợ trong túp lều nhỏ suốt nhiều năm qua. Mãi đến nay, vợ chồng anh mới lại được sở hữu một căn nhà khang trang, yên tâm mỗi khi trời mưa rét.
Tranh thủ sửa soạn lại ít đồ dùng để đón vợ con vào ở trong căn nhà mới, anh Lô Văn May (32 tuổi, trú xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, nhà cũ của gia đình anh bị lũ cuốn trôi từ nhiều năm trước, phải ở tạm bợ trong túp lều nhỏ suốt nhiều năm qua. Mãi đến nay, vợ chồng anh mới lại được sở hữu một căn nhà khang trang, yên tâm mỗi khi trời mưa lạnh.
Tại huyện Tương Dương, nhiều nhà nghèo nằm ở những bản xa trung tâm, đường đi lại cách trở nên lực lượng chức năng phải dùng thuyền, vượt sông đưa vật liệu vào để dựng nhà - Ảnh: T.Dương
Tại huyện Tương Dương, nhiều nhà nghèo nằm ở những bản xa trung tâm, đường đi lại cách trở nên lực lượng chức năng phải dùng thuyền, vượt sông đưa vật liệu vào để dựng nhà - Ảnh: T.Dương
Nghệ An hiện có 15.300 hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở. Trong đó, có 9.200 hộ có nhu cầu xây nhà mới, số còn lại có nhu cầu sửa chữa nhà ở. 

Trước tình hình trên, Tỉnh ủy Nghệ An đã phát động “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025” với mục tiêu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ gia đình nghèo sinh sống trong ngôi nhà dột nát, hư hỏng, tạm bợ, có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sinh hoạt và sử dụng; thay vào đó có được ngôi nhà đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Chỉ sau gần 1 tháng phát động, đã có 128 cơ quan, đơn vị đã ủng hộ để hỗ trợ xây dựng 10.184 căn nhà, tương đương 521,193 tỉ đồng. Trong số này, Bộ Công an và Công an tỉnh Nghệ An hỗ trợ xây dựng 2.420 nhà ở cho 2.420 hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở tại 6 huyện biên giới tỉnh Nghệ An là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương. 

Mỗi căn nhà có kinh phí 50 triệu đồng. Lực lượng công an phấn đấu hoàn thành 2.420 nhà trước ngày 19/8. Riêng tại huyện biên giới Kỳ Sơn, 500 ngôi nhà sẽ được gấp rút hoàn thiện trước ngày 30/6.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI