Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Giáo dục phải ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa

05/03/2013 - 13:54

PNO - PN - Điều 5 (sửa đổi, bổ sung điều 5) ở mục 3 có ghi: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa...

Tôi góp ý nên viết như sau: “Ngôn ngữ quốc gia là Việt ngữ được toàn dân sử dụng trong mọi lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Ngoài ra, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình trong nước và ngoài nước đúng pháp luật quy định”.

Gop y Du thao sua doi Hien phap 1992: Giao duc phai uu tien cho vung sau, vung xa

Mục 1, điều 63 (sửa đổi, bổ sung điều 67) có nội dung: "Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn". Nên viết đầy đủ: “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, cho phép cá nhân, tập thể thành lập tổ chức từ thiện đúng luật, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”.

Điều 64 (sửa đổi, bổ sung các điều 30, 31, 32, 33 và 34), mục 4 có ghi: “Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, truyền bá tư tưởng, xuất bản phẩm và các hình thức khác có nội dung phản động, đồi trụy; mê tín, dị đoan". Tôi đề nghị cần viết rõ ra: “Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa núp dưới hình thức cúng bái, thờ phụng, tổ chức lễ hội cổ xưa, lạc hậu và thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia…”.

Điều 66 (sửa đổi, bổ sung điều 35, điều 36) mục 2 viết: "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác". Tôi xin góp ý như sau: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục các cấp. Đặc biệt, các tỉnh miền núi, các tỉnh thuộc diện vùng sâu vùng xa thật sự khó khăn thì hệ thống giáo dục mầm non, mẫu giáo và giáo dục phổ thông cơ sở cấp I được miễn phí - học sinh không đóng tiền và thực hiện chính sách học bổng…”.

TS Trần Thanh Pôn (Ủy viên Hội đồng tư vấn dân tộc của UBTƯMTTQVN)

Quỳnh Mai (ghi)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI