Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng

09/03/2013 - 17:17

PNO - PN - Theo tôi, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là vô cùng cần thiết để làm nền tảng bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vậy sức mạnh hệ...

Trước hết là nòng cốt lãnh đạo của hệ thống chúng ta. Tôi nhất trí với điều 4 của dự thảo khẳng định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo của nhà nước và xã hội. Thế nhưng, như Nghị quyết TW 4 đã chỉ ra là “Một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp đã thoái hóa, biến chất”. Dư luận rất bức xúc với nạn tham nhũng tràn lan và xã hội ta đang hình thành những nhóm lợi ích cản trở sự phát triển cũng như hạn chế sự dân chủ, công bằng xã hội mà chúng ta đã đề ra và muốn xây dựng. Vậy thì, nòng cốt của sức mạnh hệ thống của chúng ta đang có vấn đề, Đảng đề ra nghị quyết để kiểm điểm sâu sắc từ trên xuống dưới. Tôi thấy rằng tại khoản 3, điều 4 của dự thảo, thay vì “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật” thì nên ghi rõ: “Vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm bằng pháp luật và do luật định”, tức là cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy sẽ có giá trị về mặt pháp lý cho sự lãnh đạo của Đảng và thể hiện trước pháp luật về hành động của các tổ chức của Đảng và đảng viên, đồng thời sẽ đảm bảo sự minh bạch về chính trị trong vai trò lãnh đạo của Đảng; hạn chế được những tiêu cực hiện nay.

Gop y Du thao sua doi Hien phap 1992: Can co luat ve su lanh dao cua Dang

Kế đến là nền tảng của hệ thống. Đó là “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (điều 2). Tuy nhiên, thực tế thì trong thể chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, lãnh đạo Đảng và nhà nước lại luôn khẳng định “đội ngũ doanh nhân là các chiến sĩ trên mặt trận thời bình”. Bản thân tôi trong những lần được cử tham gia các đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội hoặc của Chính phủ luôn thấy có sự tham gia rất đông đảo của các doanh nhân và chính họ góp phần không nhỏ vào việc thiết lập quan hệ giữa nước ta với đối tác các nước. Vì vậy, nên xem xét thêm vào nền tảng là “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân”.

GS-BS Trần Đông A
(Ủy viên UBMTTQ TW - UBMTTQ TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI