Google, Facebook bày tỏ lo ngại trước luật cấm thông tin giả của Singapore

09/05/2019 - 14:36

PNO - Thứ Tư 8/5, Quốc hội Singapore thông qua luật chống tin tức giả. Ngay lập tức, các nhóm nhân quyền, nhà báo và công ty công nghệ bày tỏ lo ngại luật có thể là lý do để kìm hãm quyền tự do ngôn luận.

Luật mới yêu cầu các nền tảng truyền thông trực tuyến thực hiện chỉnh sửa hoặc xóa nội dung mà chính phủ cho là sai, với khung hình phạt cho thủ phạm lên tới 10 năm tù hoặc nộp phạt 1 triệu SGD (735.000 USD).

Theo phương tiện truyền thông địa phương, Đạo luật Bảo vệ khỏi Lừa đảo Trực tuyến và Kiểm soát được thông qua với 72 thành viên bỏ phiếu ủng hộ. Tất cả 9 nhà lập pháp đối lập đều bỏ phiếu chống.

Ba thành viên của quốc hội được đề cử, bổ nhiệm trực tiếp bởi tổng thống và không liên kết với các đảng chính trị bỏ phiếu trắng.

Google, Facebook bay to lo ngai truoc luat cam thong tin gia cua Singapore
Google, Facebook đều có trụ sở đặt tại Singapore đã nhanh chóng lên tiếng bày tỏ quan ngại về luật mới.

Những công ty khổng lồ về công nghệ bao gồm Google và Facebook nói rằng pháp luật trao cho chính phủ Singapore nhiều quyền lực hơn trong việc quyết định những gì là đúng hay sai.

Phát ngôn viên từ Google cho biết: “Chúng tôi vẫn lo ngại rằng luật này sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới và sự phát triển của hệ sinh thái thông tin số. Việc luật pháp được thực thi như thế nào rất quan trọng, và chúng tôi cam kết hợp tác với các nhà hoạch định chính sách về quy trình này”.

Simon Milner, phó chủ tịch châu Á-Thái Bình Dương của Facebook về chính sách công, lên tiếng: “Chúng tôi quan ngại về các khía cạnh của luật mới, giúp trao quyền cho cơ quan hành pháp Singapore buộc chúng tôi phải xóa nội dung mà họ cho là sai và gửi thông báo của chính phủ tới người dùng”.  

Ông Milner cho biết Facebook hy vọng rằng các tuyên bố trấn an của Bộ đi kèm một cách tiếp cận mang tính đo lường cụ thể trong thực tế.

Google, Facebook bay to lo ngai truoc luat cam thong tin gia cua Singapore
Dù vậy, theo phía Chính phủ Singapore, luật mới chỉ nhằm vào các thông tin sai, nạn lừa đảo, bôi nhọ hay tài khoản giả mạo trên internet, chứ không nhắm vào tự do ngôn luận.

Bộ trưởng Luật pháp K. Shanmugam trước đó đã nói với quốc hội rằng đạo luật không dùng để kiểm soát dư luận: “Quyền tự do ngôn luận bị ảnh hưởng bởi dự luật này. Cái chúng ta đang nói ở đây là sự giả dối. Chúng tôi đang nói về các chương trình tự động hóa, những kẻ “ném đá giấu tay”, các tài khoản giả mạo…”.

“Hoạt động của một xã hội dân chủ phụ thuộc vào việc các thành viên của xã hội đó được thông báo và không được thông tin sai”.

Theo Chỉ số tự do báo chí của tổ chức Reporters Without Borders, một nhóm phi chính phủ nhằm thúc đẩy tự do thông tin, Singapore được xếp hạng 151 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, dưới cả Nga và Myanmar.

Linh La (Theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI