Gợi ý tham quan An Giang trong 72 giờ

29/02/2024 - 17:46

PNO - Đầu năm, đến Châu Đốc, ngoài viếng miếu Bà Chúa Xứ, bạn có thể tìm hiểu, khám phá kiến trúc đặc trưng đền chùa của người Chăm, Khmer và Kinh.

chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên)
Chùa Rô (xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, An Giang) là nơi diễn ra hoạt động đua bò, cấy mạ thường niên vào dịp tết Sene Dolta (lễ cúng ông bà) vào khoảng 29/8 - 1/9 âm lịch của người Khmer vùng Bảy Núi (trừ những năm diễn ra dịch COVID-19).
Khơmer
Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp giữa nghệ thuật trang trí của người Khmer và các thiết kế đầy màu sắc của văn hóa Angkor. 
Tượng phật bốn mặt và vũ điểu Apsara
Khơ mer
Từ cổng, mái cho đến bên trong đều có rất nhiều hình tượng các loài chim, nữ thần và Naga, thần rắn...
khơ mer
Tham quan ngôi chùa, ngoài khám phá kiến trúc, bạn còn được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của người Khmer.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar thuộc địa phận xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Thánh đường được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ là Mohamet Amin, có kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi. Nhìn từ xa, ngôi thánh đường giống kiểu kiến trúc cổ của Ấn Độ, Ba Tư. Cổng chính hình vòng cung, trước là khoảng sân rộng. Trên nóc giáo đường có 1 tháp lớn hai tầng hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho Âm lịch đạo Hồi và sự tuân theo ý Allah (Đấng toàn năng, hay Thượng đế). Bốn góc trên nóc có 4 tháp nhỏ, giữa nóc có hai tháp bầu tròn nhô cao.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar (tổ 8, ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) được xây dựng vào khoảng năm 1.700 từ thời Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) có tên là “Masjid Yahya”. Ban đầu, vật liệu để xây thánh đường là gỗ, sau nhiều đợt trùng tu, cải tạo, ngôi thánh đường gỗ được dỡ bỏ để xây lại thánh đường bằng đá, xi măng vào năm 1952. Đến năm 1960, khánh thành thánh đường mới lấy tên là Masjid Jamiul Azhar. Năm 2012, Masjid Jamiul Azhar được mở rộng thêm và trùng tu. Tháng 8/2014, Masjid Jamiul Azhar được hoàn thiện như hiện nay.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar có màu sắc chủ đạo là màu trắng kết hợp với màu xanh ngọc. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và màu xanh thể hiện niềm hạnh phúc, an lạc, vĩnh hằng.
Thánh đường có màu sắc chủ đạo là màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và màu xanh thể hiện niềm hạnh phúc, an lạc, vĩnh hằng.
 Thánh đường trông rất uy nghi nhưng vô cùng trang nhã, thanh cao. Với người Hồi giáo, Thánh đường là nơi vô cùng quan trọng và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ, và chính vì thế tạo ra nét văn hoá rất riêng và vô cùng độc đáo.    Mỗi ngày, bà con tới Thánh đường 5 lần để cầu nguyện vào các thời gian trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ. Riêng ngày thứ 6, tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa và tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh trong vòng một giờ đồng hồ. Điều đặc biệt là phụ nữ không được phép bước vào phía trong Thánh đường. Nếu muốn lên Thánh đường cầu nguyện thì người đó phải có chồng là người chăm theo đạo Hồi dắt tay mới được lên.   Điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc của Thánh đường so với các tôn giáo khác là ngôi chính điện Thánh đường Hồi giáo không có bàn thờ, hay tượng, ảnh thờ. Bởi theo quan niệm Hồi giáo chỉ công nhận một Đấng toàn năng duy nhất đó là Thánh Allah. Nhưng Allah không có hình dạng cụ thể, là Đấng vô hình có mặt ở khắp mọi nơi. Bởi vậy nên nội thất chính điện Thánh đường Hồi giáo hoàn toàn trống trải.
Điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc của thánh đường là ngôi chính điện không có bàn thờ, hay tượng, ảnh thờ. Lưu ý, phụ nữ không được tự ý vào bên trong đền thờ. 
Chùa bánh xèo có tên gọi chính thức là Thiền viện Đông Lai hay chùa Phật nằm, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tên gọi Chùa bánh xèo xuất phát từ việc hơn 10 năm nay, tất cả khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thoải mái thưởng thức bánh xèo chay miễn phí.
Nhắc đến Châu Đốc, du khách có thể nhắc đến hàng loạt chùa, miếu như miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu... Mỗi ngôi chùa, đền đều có kiến trúc, đặc trưng riêng. Nếu tham quan chùa Rô, bạn có thể đến chùa bánh xèo có tên gọi chính thức là Thiền viện Đông Lai hay chùa Phật tọa lạc tại thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tên gọi "chùa bánh xèo" xuất phát từ việc hơn 10 năm nay, tất cả khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thoải mái thưởng thức bánh xèo chay miễn phí.
Thiền viện Đông Lai nằm dưới chân núi Cậu và được xây dựng theo kiến trúc phái thiền Trúc Lâm. Theo lời anh Vinh, hướng dẫn viên (kiêm người nhà), thiền viện được xây dựng từ năm 1999, do Hòa thượng Thích Thiện Chí làm trụ trì. Ban đầu, sư thầy trong chùa đổ bánh xèo để chiêu đãi phật tử viếng chùa, người nghèo và dân lao động quanh đó. Sau, nhiều người nghe tiếng tìm đến nên hiện mọi khách viếng chùa, nếu muốn đều có thể thưởng thức bánh xèo miễn phí.  Khu vực thưởng thức bánh xèo thuộc dãy nhà sau của chùa, nơi có khoảng 20 chiếc bàn inox, một chiếc tủ đựng rau, những chồng đĩa nhựa (và một người quản lý tủ - người phụ xếp rau, xếp đĩa). Khách sau khi vãn cảnh chùa, muốn thưởng thức bánh xèo, có thể bước sang khu vực này, lấy đĩa, đứng xếp hàng gần giàn bếp, đầu bếp sẽ cho bánh chín nóng hổi vào đĩa. Sau khi có bánh, mỗi người tự tìm chỗ ngồi, tự phục vụ rau, nước mắm, nước uống.
Khu vực thưởng thức bánh xèo thuộc dãy nhà sau của chùa, nơi có khoảng 20 chiếc bàn inox, một chiếc tủ đựng rau, những chồng dĩa nhựa (và một người "quản lý" tủ - người phụ xếp rau, xếp dĩa). Khách sau khi vãn cảnh chùa, muốn thưởng thức bánh xèo, có thể bước sang khu vực này, lấy dĩa, đứng xếp hàng gần giàn bếp, đầu bếp sẽ cho bánh chín nóng hổi vào dĩa. Sau khi có bánh, mỗi người tự tìm chỗ ngồi, tự phục vụ rau, nước chấm, nước uống. Ngoài ra, đến Châu Đốc, bạn không nên bỏ qua các trải nghiệm sau: 
Xe lôi khu chợ Châu Đốc
Ngồi xe lôi quanh khu vực chợ Châu Đốc và tham quan, mua sắm tại "thủ phủ mắm miền Tây". Ngoài mua mắm, du khách cũng có dịp thưởng thức đặc sản địa phương...
Đi thuyền ở rừng tràm Trà Sư
Đi xuồng ở rừng tràm Trà Sư rộng khoảng 845ha. Về ý nghĩa của tên, người ta truyền tai nhau rằng “Trà” là biến âm của “tà” - trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn “Sư” được hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. 
Đây là nơi cư trú của vô số loài bò sát, loài thú và thủy sản. Trong đó có các loại cò nằm trong “Sách đỏ Việt Nam” bao gồm cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và loài cò cổ rắn (Điêng Điểng) theo kết quả nghiên cứu của đại học An Giang. Bên cạnh đó, rừng Tràm Trà Sư còn là nơi sinh sống của 80 loại dược liệu quý hiếm.
Đây là nơi cư trú của vô số loài bò sát, loài thú và thủy sản. Trong đó có các loại cò nằm trong “Sách đỏ Việt Nam” như cò lạo Ấn Độ (Giang Sen), cò cổ rắn (Điêng Điểng)... 
Khám phá ngôi làng của người Chăm:

Khám phá ngôi làng của người Chăm (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 3km. 

Tham quan búng bính thiên và làng chăm
Làng Chăm Châu Giang là ngôi làng theo đạo Hồi, dân cư trong làng sống chủ đạo với việc kinh doanh thuốc, thổ cẩm, trang sức...
Làng nuôi cá
Làng nổi cá bè Châu Đốc gây ấn tượng với du khách bởi hàng nhà bè liền kề nhau. Những ngôi nhà ở đây có thiết kế gần giống nhau tạo nên một thể thống nhất đơn giản mà hài hòa. 
Đến nhà bè, bạn sẽ được người dân giới thiệu vô cùng tận tình về quy trình nuôi cá. Bên cạnh đó, các bạn còn được trải nghiệm việc trực tiếp cho cá ăn từ nhà bè. Bạn sẽ có một cảm giác vô cùng thú vị khi nhìn thấy đàn cá khỏe mạnh tranh nhau đớp mồi đến nỗi tóe cả nước lên sàn nhà. Các bạn cũng có thể mua cá ngay trên nhà bè của người dân. Cá ở làng nổi cá bè nổi tiếng là tươi ngon lại còn chắc thịt mà giá cả cũng rất phải chăng nên các bạn yên tâm nhé.
Đến nhà bè, bạn sẽ được tìm hiểu quy trình nuôi cá, trải nghiệm cho cá ăn, mua và thưởng thức cá ngon.
Tá pạ

Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 

Đua bò ở Châu Đốc
Gợi ý lịch trình tham quan An Giang 72 giờ: 23g, xuất phát từ TPHCM - Châu Đốc, giá vé xe từ 180.000-350.000 đồng/chiều, thời gian di chuyển khoảng 6-7 tiếng. 5g sáng đến Tịnh Biên, tham quan các ngôi chùa. Ăn trưa với bánh xèo ở chùa bánh xèo. 14g, đi xuồng ở rừng tràm Trà Sư. Khởi hành về TP Châu Đốc, 18g, tham quan nhà bè và ăn tối. Đến khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi. 
Kênh Vĩnh Ngươn
Ngày 2: 8g sáng, đến Tà Pạ, khám phá cánh đồng Tà Pạ, hồ nước và chùa Tà Pạ, chiều khởi hành về làng Chăm, tham quan làng, thánh đường, búng Bình Thiên (gần đó), khám phá Châu Đốc về đêm. Ngày 3: Trả phòng, tham quan miếu Bà Chúa Xứ, khám phá núi Sam, tham quan mua sắm ở chợ Châu Đốc. 22g, lên xe về TPHCM, kết thúc hành trình.
Làng Chăm
Chi phí dự tính: 450.000 đồng/vé xe 2 chiều + 500.000 đồng lưu trú 2 đêm + 600.000 đồng tiền thuê xe máy và đổ xăng + 500.000 đồng phí tham quan + 400.000 đồng/8 bữa ăn. 

An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI