Gối tựa cung đình triều Nguyễn: Người đi, nghề ở lại

26/03/2023 - 13:39

PNO - Chị Nguyễn Thị Bé (57 tuổi, Thừa Thiên - Huế) cho biết cả đời bà Công Tôn Nữ Trí Huệ muốn được truyền nghề, để thế hệ trẻ giữ gìn, phát triển.

 

Trưng bày và workshop Đường kim mũi chỉ diễn ra trong 2 ngày 25, 26/3, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM, giới thiệu
Trưng bày và workshop Đường kim mũi chỉ diễn ra trong 2 ngày 25, 26/3, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM, giới thiệu về sản phẩm gối tựa cung đình. Sự kiện nằm trong đồ án tốt nghiệp của 4 sinh viên trường Đại học FPT TPHCM. 
Cùng tham gia với các em trong sự kiện này là chị Nguyễn Thị Bé (57 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) là một trong những truyền nhân của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ - người cuối cùng giữ nghề may gối trái dựa của triều Nguyễn.
Cùng tham gia với các em trong sự kiện này là chị Nguyễn Thị Bé (57 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) là một trong những truyền nhân của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ - người cuối cùng giữ nghề may gối trái dựa của triều Nguyễn. Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ qua đời vào tối muộn 24/3, thọ 101 tuổi. 
Chị Bé chi biết trước đây làm công việc nhà nước, sau khi nghỉ hưu thì theo đuổi công việc này,
Chị Bé cho biết sau khi nghỉ hưu thì theo đuổi công việc này. Nhờ có khiếu may vá, nên chị học khá nhanh và theo nghề đến hiện tại. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của chị. "Tôi học nghề này vì muốn thực hiện mong muốn của mệ, là truyền lại cho con cháu để không thất truyền, tiếp tục phát triển", chị chia sẻ. 
Để hoàn thành một chiếc gối từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng mất khoảng 2 ngày. Các khâu đều thực hiện thủ công, trừ vỏ ruột gối được may sẵn, ngăn thành từng ô. Sau khi may gối hoàn cảnh, người nghệ nhân phải thêu viền vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp các đường nét cứng cáp.
Để hoàn thành một chiếc gối từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng mất khoảng 2 ngày. Các khâu đều thực hiện thủ công, trừ vỏ ruột gối được may sẵn, ngăn thành từng ô. Sau khi may gối hoàn chỉnh, người nghệ nhân phải thêu viền vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp các đường nét cứng cáp. Chị Bé cho biết nghề này khó dễ tùy người. Nhiều người cho rằng dễ, nhưng trong buổi workshop vào chiều 25/3, tới công đoạn dồn bông vào gối, nhiều người loay hoay không thực hiện được, dẫu thao tác đơn giản. Bông phải được dồn thật chặt để gối cứng cáp, không bị xẹp, đều ở các đầu, vuông vức. 
Gối thêu rồng phượng là loại mắc nhất vì thực hiện rất kỳ công, đặc biệt là các chi tiết thêu tay. Theo quy tắc, khi đầu rồng hướng lên thì đầu phượng phải quay xuống.
Gối thêu rồng phượng là loại mắc nhất, vì thực hiện rất kỳ công, đặc biệt là các chi tiết thêu tay. Theo quy tắc, khi đầu rồng hướng xuống thì đầu phượng phải quay lên. Các mặt vải thêu họa tiết sẽ được thực hiện trước. 
Sản phẩm may tay nhưng ở các đường ráp nối phải giấu khéo đi, để người nhìn khó thấy được.
Sản phẩm may tay nhưng ở các đường ráp nối phải giấu khéo đi, để người nhìn khó thấy được. Việc canh vải cũng hết sức quan trọng. Các chi tiết phải đều, cân đối, trong khi đó mặt vải phải căng. Chị Bé cho biết để học, làm được nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay, kiên trì và cẩn trọng. "Các góc của gối đều phải vuông vức mới đúng chuẩn. Chỉ cần thiếu một mũi kim, góc gối sẽ không vuông. Nghề này theo đúng phương châm tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ", chị Bé cho biết. 
Khi giở gối ra thì phải căng đều, cứng cáp
Khi giở gối ra thì phải căng đều, cứng cáp. Sau này, sản phẩm được đóng logo, nhãn hiệu là tên của bà Trí Huệ. Gối được dùng kê tay, kê đầu, hoặc để ngồi thiền (sẽ được làm kích thước lớn hơn)...
Nhiều bạn trẻ thíc thú, ghi lại hình ảnh của những chiếc gối trong buổi trưng bày. Hiện, tại Huế, có con gái ruột, con dâu, cháu dâu của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ
Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hình ảnh của những chiếc gối trong buổi trưng bày. Hiện, tại ở Huế, có con gái ruột, con dâu, cháu dâu của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ theo nghề này. Chị Bé và 2 người thân của chị là người ngoài gia đình cũng theo công việc này. Chị Bé nói hiện cũng chưa dám quảng bá rộng rãi, vì mỗi chiếc gối được thực hiện rất tỉ mỉ, kỳ công. Chỉ cần làm sai một khâu nào đó dễ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chiếc gối. Đã có một số người trẻ tìm đến bà Công Tôn Nữ Trí Huệ học nghề, nhưng không phát triển được, vì gối không đáp ứng được tiêu chuẩn. 
Chị Bé cho biết ngoài học nghề, cũng học được cốt cách của bà Công Tôn NữTrí Huệ, lúc nào cũng từ tốn, ăn nói nhỏ nhẹ, đúng chuẩn công, dung, ngôn hạnh.
Chị Bé cho biết ngoài học nghề, chị cũng học được cốt cách của bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, vốn luôn ăn nói từ tốn, nhỏ nhẹ, đúng chuẩn công, dung, ngôn hạnh. Chị nói bà chỉ yếu đi trong khoảng 2 tuần qua. Dịp 8/3 vừa rồi, mọi người vẫn tụ họp vui vẻ, được bà chúc nhiều lời tốt đẹp. Bà vẫn may gối đến những ngày cuối đời. Bà cắt vải, xỏ kim chỉ không cần đeo kính. 
Em
Đoàn Ngọc Anh Thư (là một trong 4 sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp) biết đến bà Công Tôn Nữ Trí Huệ thông qua video trên TikTok. Các bạn biết được mong muốn của bà là quảng bá rộng rãi hơn nữa sản phẩm và nghề này, bởi trước nay chỉ kinh doanh ở phạm vi hộ gia đình. Nhóm của Anh Thư đã liên hệ với tổ chức Journey in Huế để thảo luận, tìm hướng. Sau đó, nhóm đến Huế, gặp bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, được nghe bà nói nhiều hơn về nghề. "Bên ngoài gối đẹp hơn trên hình ảnh, video rất nhiều. Gia cảnh của mệ cũng khó khăn hơn những gì chúng tôi đọc, biết được. Chúng tôi quyết tâm đưa được gối của mệ vào TPHCM, để tổ chức sự kiện này", Anh Thư chia sẻ. Trong buổi gặp gỡ này, bà vẫn còn đọc thơ, rất minh mẫn. 
Em cho biết đến Huế vào khoảng 2 tuần trước, nhưng chưa có dịp đến gặp bà Công Tôn Nữ Trí Huệ.
Minh Anh (sinh viên năm 3 ngành thiết kế đồ họa, Đại học Văn Lang) cho biết đến Huế vào khoảng 2 tuần trước, nhưng chưa có dịp đến gặp bà Công Tôn Nữ Trí Huệ. Trước đó, em đã được nghe giới thiệu về bà và những chiếc gối này thông qua bạn bè. Dịp này, Minh Anh muốn được tận mắt nhìn, tìm hiểu về kỹ thuật tạo ra những chiếc gối. Bạn nói rất ấn tượng vì mỗi sản phẩm đều kỳ công, tỉ mỉ. 
Trong khuôn khổ sự kiện này, các bạn trẻ cũng được trải nghiệm nặc cổ phục, chụp ảnh cùng những chiếc gối.
Trong khuôn khổ sự kiện này, các bạn trẻ cũng được trải nghiệm mặc cổ phục, chụp ảnh cùng những chiếc gối.

Trung Sơn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI