Cùng con lớn khôn
Chị em trong khu phố 5, phường 4, quận Gò Vấp đều nhìn nhận, chị T. nay nói năng lịch sự, nhã nhặn hơn trước. Cũng không còn nghe chị la mắng chồng con. Sự thay đổi đó ở chị T. có sự góp công rất lớn của cô Nguyễn Thị Đào - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố.
Vợ chồng chị T. làm nghề buôn bán. Áp lực công việc khiến chị dễ nổi nóng, gặp chuyện không vừa ý chị thường không tiết chế được cảm xúc. Nghe mẹ la lối suốt ngày, đứa con trai đang “tuổi nổi loạn” cũng rơi vào trầm cảm, học hành ngày càng sa sút. Thấy con bướng bỉnh, chị T. cũng thêm bực tức, la lối nhiều hơn, khiến hàng xóm cũng bị vạ lây...
|
Một buổi sinh hoạt chuyên đề tại phường 4, quận Gò Vấp có nhiều gia đình cùng tham gia |
Tình hình trên được phản ánh với cô Đào. Cô tìm đến nhà gặp chị T. trò chuyện. Vì cô Đào là người có uy tín, nên chị T.
Cần tuyên truyền sâu đến từng nhóm đối tượng Chúng tôi đánh giá rất cao nhiều sáng kiến, mô hình hay, hiệu quả của Hội LHPN các cấp trong triển khai Đề án 938 trên địa bàn TPHCM. Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện đề án, hội cần xác định trọng tâm, trọng điểm triển khai đề án, đặc biệt không làm theo dạng đại trà mà đi thẳng vào từng nhóm đối tượng. Trong đó, cũng cần đầu tư hơn vào tuyên truyền đối với những người làm công tác tuyên truyền. Ông Cao Thanh Bình Trưởng ban Văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM |
cũng chẳng ngại kể hết chuyện gia đình. Chị nhìn nhận mình là người nóng nảy, cộng thêm nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc khiến nhiều lúc cũng “giận cá chém thớt”, chỉ muốn gào lên để giảm bớt căng thẳng. Cô Đào thuyết phục chị phải dành thời gian cho bản thân và chịu khó tham gia các hoạt động, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) tại khu phố. Đồng thời, cô cũng tìm cách gặp và nói chuyện riêng với chồng, con của chị T. để lắng nghe và tìm lời khuyên giải.
Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề về cách nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, chị T. tiếp nhận được nhiều bài học, kỹ năng và bí quyết giữ hòa khí gia đình, ứng xử với con cái đúng mực và cũng là dịp nhìn lại mình để thay đổi. Ngoài ra, chị cũng có thêm chị em, bạn bè để tâm sự, giải tỏa, nên tinh thần thoải mái hơn. Chị thừa nhận: “Đúng là khi mình có hiểu biết thì cách ứng xử, giải quyết các vấn đề cũng hợp lý hơn. Không khí gia đình tôi bây giờ không còn ngột ngạt như trước nữa. Con trai tôi cũng ngoan hơn, đang theo học tại trường nghề. Nghĩ lại, tôi thấy thương con, thương chồng” - chị T. trải lòng.
|
Hội LHPN phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú ra mắt Tổ phản ứng nhanh phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2019) |
Còn tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, trong đợt chuẩn bị cho năm học mới vừa qua, bà A. đến Hội LHPN phường
Qua 5 năm thực hiện đề án (từ 2017-2022), đã có 769.268 hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức làm cha mẹ, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Có 310/310 xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 1 mô hình. Có 970 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng như CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB nuôi dạy con tốt, CLB phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội... Hiện nay, toàn thành phố có 2.025 tổ tư vấn cộng đồng. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các luật sư, chuyên gia của hội đã tư vấn trực tiếp cho hơn 1.800 phụ nữ, trẻ em và người dân về các vấn đề pháp lý, tâm lý, tình yêu, hôn nhân gia đình. Các cấp hội cũng tập trung giám sát 35 vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục… các vụ việc đều được hội kịp thời phối hợp giải quyết. |
báo tin 2 đứa cháu bà có nguy cơ thất học vì bị mẹ của chúng là chị L., con gái bà, không cho đi học tiếp. Nguyên do của sự việc là chị L., sau khi ly hôn, dường như đã trở thành một người khác thường, hay nghi ngờ và cáu gắt. Chị Nguyễn Thị Bông Hường - Chủ tịch Hội LHPN phường - đến nhà tìm lời khuyên giải thì chị L. không hợp tác, nói những lời khó nghe và quay sang trách móc mẹ già, con trẻ đã “vạch áo cho người xem lưng”. Tuy nhiên, người cán bộ hội vẫn không bỏ cuộc. Với sự kiên trì thuyết phục của chị Bông Hường, cuối cùng chị L. đã đồng ý đi điều trị tâm lý. Trong thời gian này, chồng chị L. quay trở lại lo việc học hành của các con. Hiện nay, Hội LHPN phường vẫn đang đeo bám để hỗ trợ kịp thời cho chị L., mẹ già và con nhỏ.
Hàn gắn hôn nhân
Cũng tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, một ngày nọ, anh N.T.T. đã tìm gặp cán bộ phụ nữ phường để nhờ tư vấn giúp đỡ. Anh T. trách vợ chỉ biết bản thân, dành quá nhiều thời gian cho bạn bè mà lơ là việc nhà cửa, con cái, đặc biệt là con đang chuẩn bị thi chuyển cấp. Anh T. cho biết đã nhiều lần góp ý nhưng vợ chồng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Anh lo, nếu tình hình không được cải thiện thì vợ chồng sẽ không thể cùng nhau đi được đường dài.
|
Bà Nguyễn Thị Lan (giữa) - Chủ tịch Hội LHPN quận Gò Vấp - tham vấn vãng gia, nắm bắt tâm tư hội viên phụ nữ |
Tạo thêm kênh để phụ nữ góp ý kiến Việc vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ là một mục tiêu khá ấn tượng. Để làm được mục tiêu này, các cấp hội nên khoanh vùng về nội dung, lĩnh vực, thời gian và lộ trình thực hiện để có kế hoạch phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo tham vấn ý kiến của phụ nữ làm việc trong ngành, lĩnh vực. Từ đó xây dựng được nội dung, giải pháp cụ thể hỗ trợ cho phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến có chất lượng. Ông Lê Văn Thinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM |
Chị Bông Hường chia sẻ: “Thấy anh T. tìm đến Hội LHPN để nhờ can thiệp chuyện gia đình, tôi hơi bất ngờ nhưng lại thấy mừng vì Hội đã tạo được uy tín với người dân”. Thế là chị Hường tìm gặp vợ anh T. để trò chuyện. Vợ anh T. chia sẻ chân tình rằng anh đã giữ chị quá chặt, chỉ muốn chị ở nhà, thấy chị đi học khiêu vũ thì anh nghi ngờ, ghen tuông… Vợ chồng vì thế mà cắn đắn. Sau khi đã nắm bắt vấn đề và suy nghĩ thấu đáo, chị Hường một lần nữa gặp từng người để đưa ra những gợi ý, dẫn chứng, giúp cả hai cùng nhận ra vấn đề, tôn trọng sở thích của nhau và biết cách cân đối để giữ gìn hạnh phúc vững bền. Kể từ đó đến nay, vợ chồng anh T. đã có cuộc sống hòa thuận. Họ được Hội LHPN vận động tham gia nhiều phong trào phụ nữ và các hoạt động tại khu phố.
Chị Bông Hường bày tỏ: “Trong cuộc sống gia đình sẽ khó tránh khỏi chuyện vợ chồng có bất hòa, nhưng quan trọng là cả hai người biết dung hòa hoặc được can ngăn giúp đỡ ngay từ đầu. Từ năm 2019, Hội LHPN cùng UBND phường và các đơn vị ra mắt Tổ phản ứng nhanh phòng, chống bạo lực gia đình, tôi là người giữ đường dây nóng. Cũng nhờ đó mà tại phường Hòa Thạnh, nhiều năm nay đã không xảy ra trường hợp bạo lực gia đình nào nghiêm trọng”.
Thiên Ân - Diễm Chi - Quốc Ngọc
Còn nhiều trăn trở Kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Đề án 938 tại TPHCM đã thể hiện vai trò của tổ chức hội các cấp đối với phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn cho thấy, phụ nữ đang gặp nhiều rào cản, khó khăn trong tiếp cận thiết bị công nghệ, kiến thức và kỹ năng số, đây là một trong những vấn đề xã hội đặt ra liên quan đến phụ nữ mà tổ chức hội phải tiếp tục đồng hành để hỗ trợ chị em. Chính vì vậy 1 trong 2 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ XI đề ra đó là “Hỗ trợ phụ nữ tham gia tiếp cận chuyển đổi số vì sự phát triển bền vững” nhằm giúp chị em nâng cao nhận thức, năng lực chuyển đổi số để tận dụng cơ hội phát triển bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố, đất nước. Và, điều tiên quyết vẫn chính là cá nhân mỗi chị em cần có sự quyết tâm, nỗ lực, vươn lên trong từng công việc, hoàn cảnh, rèn luyện sức khỏe, tri thức, kỹ năng để thích ứng an toàn, linh hoạt trong mọi tình huống… và chắc chắn tổ chức hội sẽ luôn là điểm tựa, hỗ trợ, đồng hành cùng chị em. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân- Chủ tịch Hội LHPN TPHCM |