Giun ký sinh làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

24/04/2025 - 19:03

PNO - Một loại ký sinh trùng lây nhiễm cho hàng triệu người trên khắp châu Phi có thể âm thầm gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Schistosoma haematobium là một loại giun dẹp lây nhiễm cho con người và được tìm thấy ở Châu Phi và một số vùng Trung Đông. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. (Nguồn ảnh: DE AGOSTINI PICTURE LIBRARY qua Getty Images)
Schistosoma haematobium là một loại giun dẹp lây nhiễm cho con người và được tìm thấy ở Châu Phi và một số vùng Trung Đông. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung - Ảnh: Getty Images

Schistosoma haematobium - một loại giun dẹp sống ở nước ngọt và có thể xâm nhập vào da từng được biết là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Tuy nhiên mới đây, trong một nghiên cứu được trình bày tại ESCMID Global 2025 - một cuộc họp thường niên về vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm - đã phát hiện ra cách loại giun này cũng có thể liên quan đến ung thư ở cổ tử cung.

Tiến sĩ Joshua Cohen - Giám đốc y khoa của chương trình ung thư phụ khoa tại City of Hope Orange County cho biết: "Chúng ta cần nghiên cứu thêm để hiểu liệu mối liên hệ này có thực sự tồn tại hay không và nó làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung đến mức độ nào".

Schistosoma haematobium lây nhiễm cho khoảng 110 triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây được tiến hành ở các nước châu Phi cho thấy chỉ có 1,7% - 3% các trường hợp ung thư cổ tử cung ở những khu vực đó có thể liên quan đến nhiễm trùng.

Tác nhân gây bệnh chính ung thư cổ tử cung là vi-rút papilloma ở người (HPV). HPV gây ung thư bằng cách sản xuất protein virus phá vỡ vòng đời của tế bào cổ tử cung và xâm nhập vào DNA của vật chủ bị nhiễm bệnh. "Tuy nhiên, S. haematobium lại có cách tiếp cận khác", tiến sĩ Jennifer Downs - phó giáo sư y khoa tại Weill Cornell Medicine, cho biết thêm.

Giun dẹp, được tìm thấy ở Châu Phi và một số vùng Trung Đông, gây ra một căn bệnh gọi là bệnh sán máng, có thể dẫn đến ngứa da, sốt, ớn lạnh, ho và đau nhức cơ. Để tìm hiểu cách thức loài giun này có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu mô từ hàng chục phụ nữ ở Tanzania — với hơn 50% người bị nhiễm trùng và và gần một nửa người không bị.

Suốt quá trình theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi trứng của ký sinh trùng bám vào mô cổ tử cung, chúng sẽ gây ra phản ứng viêm mạnh. Tình trạng viêm này tạo ra các phân tử phản ứng có thể làm hỏng DNA trong các tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Ước tính có khoảng 40% - 70% phụ nữ và trẻ em gái bị nhiễm ký sinh trùng này có thể có trứng nằm trong đường sinh dục.

"Ngoài tác động gây ung thư của trứng, nhiễm trùng còn kích hoạt các chu kỳ chấn thương dẫn đến sự phát triển mô bất thường. "Phụ nữ được chẩn đoán mắc S. haematobium nên được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của mô cổ tử cung. Hơn nữa, tiêm vắc-xin HPV rộng rãi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung cho phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh sán máng", tiến sĩ Anna Mertelsmann - tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Trọng Trí (theo livescience)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI