Gần nửa đêm, những đường phố dốc của quận Dogenzaka, hành phố Shibuya, Nhật Bản bắt đầu nhộn nhịp. Những người đàn ông làm thuê trở về nhà với những bước chân loạng choạng sau vài ly rượu hoặc bia.
Vài nhóm sinh viên đại học tiến về phía nhà ga tàu điện ngầm sau khi hát karaoke.
|
Một khách san tình yêu điển hình ở Nhật Bản, với những ánh đèn nhiều màu sắc bên ngoài tòa nhà. Ảnh: REX |
Song nếu quan sát kỹ hơn, người ta sẽ thấy những giọng nói thì thào và bóng người khuất dần sau những đoạn phố xa. Họ bước vào những tòa nhà có ánh điện màu hồng dịu, với lối vào kín đáo và một số cửa sổ.
Đó là một trong 7.000 “khách sạn tình yêu” tại Nhật Bản. Người ta gọi chúng theo tên của khách sạn đầu tiên - Hotel Love - nghĩa là Khách sạn Tình yêu - tại thành phố Osaka vào năm 1968.
Những khách sạn kiểu ấy phục vụ những cặp nam nữ muốn một chốn để quan hệ tình dục. Song thị trường khách sạn giá rẻ đang thay đổi.
Do tỷ lệ thanh niên trong dân số giảm, và có lẽ điều quan trọng hơn là thanh niên ngày càng thờ ơ với tình dục, khách sạn tình yêu phải tìm khách hàng mới. Chẳng bao lâu nữa “khách sạn tình yêu” có thể trở thành thuật ngữ sai, thậm chí là uyển ngữ.
Hướng tới đối tượng khách hàng mới
Ngày nay khách sạn tình yêu đang tạo ra những dịch vụ mới cho người ngoại quốc. Chủ khách sạn thường quảng cáo cơ sở của họ là “khách sạn nhỏ nhưng sang trọng”.
Một trong những điểm hấp dẫn của chúng là giá thương đối thấp. Giá thuê phòng theo giờ vào khoảng 3.000 yen (27 USD), còn giá thuê qua đêm (từ 22h tới 10h) thường dao động từ 6.000 tới 9.000 yen.
“Khi doanh thu giảm, chủ khách sạn tình yêu phải biến cơ sở của họ thành kiểu khách sạn phục vụ du khách nội địa. Đó là lẽ tự nhiên”, Sawayanagi, giám đốc toàn cầu của Tập đoàn khách sạn JLL, bình luận.
Almex, công ty công nghệ thông tin ở Nhật Bản chuyên cung cấp những bảng điều khiển cảm ứng trong hành lang của những khách sạn tình yêu để khách xem và chọn phòng, xác nhận rằng các thương vụ giữa khách sạn tình yêu ở Nhật Bản và các công ty lữ hành Trung Quốc tăng trong thời gian gần đây.
“Chúng tôi sẽ tiếp thị chúng giống như những khách sạn sang trọng, với những dịch vụ xa xỉ. Ban đầu chúng tôi sẽ thu hút những cặp uyên ương nước ngoài tới Nhật Bản”, người phát ngôn của Almex nói.
Booking.com, trang đặt phòng khách sạn của Hà Lan, cũng hợp tác với 349 khách sạn tình yêu Nhật Bản trong năm ngoái. Họ quảng cáo các khách sạn với chùm ảnh, mô tả chi tiết dịch vụ, chức năng chấm điểm và đánh giá chất lượng của khách.
|
Buồng xông hơi trong một phòng của khách sạn tình yêu. Ảnh: REX |
Sự thăng trầm của những khách sạn tình yêu
|
Giường hình bánh tròn, ngựa gỗ, ảnh chuột Mickey trong một căn phòng được trang trí cầu kỳ. Ảnh: REX |
Số lượng khách sạn tình yêu ở Nhật Bản đạt đỉnh trong giai đoạn 2005-2009, với con số khoảng 30.000. Nhưng số lượng giảm trong vài năm gần đây. Vào năm 2009, tổng doanh thu của các khách sạn khoảng 4.000 tỷ yen, với hơn 2 triệu người lưu trú mỗi ngày.
Những thay đổi về nhân khẩu và hành vi khiến số lượng khách sạn tình yêu giảm. Theo báo cáo về triển vọng dân số thế giới của Liên Hợp Quốc, số lượng thanh niên trong độ tuổi 20-29 của Nhật Bản đã giảm hơn 1/3 trong 20 năm qua. Nhu cầu ân ái giảm khiến số lượng khách sạn tình yêu giảm theo.
Thanh niên Nhật Bản không chỉ giảm về số lượng, mà còn không si tình như những thế hệ trước.
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội Nhật Bản, 42% nam giới chưa kết hôn và 44% nữ giới chưa kết hôn trong độ tuổi 18-34 nói họ chưa bao giờ quan hệ tình dục với người khác giới.
Mặc dù vậy, đó không phải hồi chuông báo tử đối với những khách sạn tình yêu. Sự tăng lên của du khách ngoại quốc tới Nhật Bản bù đắp cho khoảng trống mà tầng lớp thanh niên trong nước tạo ra.
Tương lai khó lường
|
Những phòng của khách sạn tình yêu tuy nhỏ nhưng tạo cảm giác sang trọng, ấm cúng. Ảnh: REX |
Khách sạn tình yêu đang trở thành xu hướng toàn cầu, bởi những khách sạn tương tự đang mọc lên ở Cuba, Hong Kong, Hàn Quốc, New Zealand và nhiều nước khác.
Để tồn tại, các khách sạn tình yêu phải liên tục nâng cấp dịch vụ và cơ sở để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng.
“Tôi không coi lưu trú trong khách sạn tình yêu là sử dụng cơ sở lưu trú giá rẻ”, một cô gái 19 tuổi tới từ Ba Lan phát biểu khi bước trên đường phố ở Shibuya với những người bạn đồng hương. Booking.com xác nhận số lượng du khách ngoại quốc thuê phòng trong khách sạn tình yêu tăng mạnh từ năm 2015 tới 2016.
Liên tục thay đổi là giải pháp của khách sạn tình yêu. Sawayanagi nhận thấy những phòng nhỏ của khách sạn tình yêu là một thách thức đối với chúng.
Chẳng ai biết những khách sạn tình yêu có thể thích nghi với những thay đổi xã hội hay không.
Song bầu không khí “hơi phi pháp” ở trong những ngõ hẻm ở quận Dogenzaka, thành phố Shibuya dường như trái ngược với hình ảnh mới mà các khách sạn tình yêu muốn quảng bá.
Với hơn 100 khách sạn tình yêu tọa lạc ở Dogenzaka, du khách luôn cảm thấy chúng là nơi bí ẩn, giống như những lối vào và lối ra kín đáo của các khách sạn.
Kiến Văn (theo Nikkei)