Giới trẻ Hàn Quốc ra kinh doanh sớm

11/02/2021 - 11:20

PNO - Kwon - cậu bé Hàn Quốc 12 tuổi chọn kinh doanh chứng khoán như một sở thích và đã đạt được tỷ suất sinh lời đến 43%.

Ưu tiên xem trước tin tức kinh doanh khi ngồi trước màn hình tivi hay lướt “net” đã trở thành thói quen hàng ngày của Kwon Joon, một cậu bé Hàn Quốc 12 tuổi. Cách đây gần một năm, Kwon chọn kinh doanh chứng khoán như một sở thích và đã đạt được tỷ suất sinh lời đến 43%. Thành công ban đầu này đã làm cho Kwon mơ ước trở thành một "Warren Buffett thứ hai".

Và, Kwon là một đại diện cho xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ ở Hàn Quốc: giới trẻ ngày nay chọn những cách làm thực dụng hơn để phát triển sự nghiệp thay vì chỉ dựa vào bằng cấp chính quy…

auto_awesome Translate from: English 96 / 5000 Translation results Kwon Joon nhìn vào màn hình khi kiểm tra thông tin đầu tư tại phòng của mình ở Jeju, Hàn Quốc  Kwon Joon kiểm tra thông tin đầu tư tại phòng của mình ở Jeju, Hàn Quốc - Ảnh: Reuters

Vào tháng 4/2020, Kwon đã nài nỉ mẹ mở một tài khoản kinh doanh chứng khoán cá nhân với khoản tiền tiết kiệm 25 triệu won (khoảng 500 triệu đồng) làm vốn ban đầu. Đây cũng là thời điểm chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc bắt đầu hồi phục sau khi bị giảm sâu nhất trong vòng một thập niên qua.

“Em đã thuyết phục bố mẹ rất nhiều về việc này vì em tin vào lời nhận định của một chuyên gia (trên tivi) cho rằng đây là cơ hội mười năm có một. Thần tượng của em chính là Warren Buffett. Thay vì tập trung kinh doanh ngắn hạn, em muốn đầu tư dài hạn, 10 đến 20 năm với hy vọng sẽ đạt được tỷ suất sinh lời tối đa”, Kwon chia sẻ.

Theo Reuters, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi vị thành niên của Hàn Quốc như Kwon tham gia đầu tư chứng khoán bằng số tiền tiết kiệm được từ quà tặng, bán đồ chơi cũ hay kinh doanh các máy bán hàng tự động. Đặc điểm chung của nhóm nhà đầu tư trẻ này là họ thường chọn mua các cổ phiếu “blue chip” (là các cổ phiếu có chất lượng của các công ty lớn, có lịch sử hoạt động lâu đời). Hiện nhóm này chiếm đến 2/3 tổng giá trị giao dịch chứng khoán cá nhân của Hàn Quốc so với tỷ lệ chưa đến 50% trong năm 2019.

Theo nhận định của Reuters, xu hướng nói trên phát triển mạnh là do nhiều phụ huynh Hàn Quốc bị “vỡ mộng” với hệ thống giáo dục và nhiều người trong số này phải làm việc tại nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

“Tôi tự hỏi ở thời buổi này liệu một tấm bằng đại học có còn ý nghĩa quan trọng gì hay không. Bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới khác, và sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm được điều khác biệt và duy nhất”, Lee Eun-joo, mẹ của Kwon, chia sẻ quan điểm.

Lee cho biết đã tiếp sức cho con trai dấn thân vào con đường tự kinh doanh khá sớm vì tin rằng chuyện học hành cũng không đảm bảo đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này.

Thành công của Kwon còn phản ảnh những thách thức về việc làm mà giới trẻ Hàn Quốc đang phải đối mặt trong những năm gần đây. Tính đến tháng 1/2021, cứ 4 lao động trẻ ở nước này thì có 1 người thất nghiệp, mức cao kỷ lục từ trước tới nay, mặc dù Hàn Quốc nằm trong danh sách những quốc gia có nền giáo dục tiến bộ nhất trong nhóm OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).

Khoảng 75% học sinh trung học của Hàn Quốc học tiếp lên đại học, trong khi tỷ lệ này của các nước OECD chỉ là 44,5%, tính bình quân. Thế nhưng, tìm được một công việc xứng đáng và có tính sáng tạo vẫn là điều khó khăn với những lao động trẻ đã tốt nghiệp đại học ở nước này.

“Vì không có đủ việc làm, nhiều người tìm hướng phát triển sự nghiệp khác nhau từ sớm. Thay vì theo học tại những ngôi trường danh tiếng như Đại học Quốc gia Seoul, Kwon sẽ chọn trở thành nhà đầu tư lớn”, Min Sook-weon, một nhà nghiên cứu hướng nghiệp của Hàn Quốc, giải thích.

Nhất Nguyên (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI