Giới trẻ Hàn Quốc già đi nhanh hơn vì lối sống không lành mạnh

23/10/2023 - 18:33

PNO - Dữ liệu mới cho thấy thanh niên Hàn Quốc đang già đi nhanh hơn.

 

Giới trẻ Hàn Quốc đang lão hóa ngày càng nhanh
Giới trẻ Hàn Quốc đang lão hóa ngày càng nhanh

Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc, những người ở độ tuổi 20 và 30 có tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa mãn tính tăng mạnh hơn so với những người ở độ tuổi 50 và 60.

Điều này có nghĩa là các bệnh thường thấy ở người cao tuổi có liên quan đến quá trình trao đổi chất của một người giờ đây đã xuất hiện sớm hơn hàng thập kỷ ở những người thuộc thế hệ MZ hoặc thế hệ Millennials sinh từ năm 1980 đến năm 1995. Những bệnh này bao gồm tiểu đường, huyết áp cao, bệnh gút và viêm khớp.

Các chuyên gia y tế nói rằng thế hệ MZ có nguy cơ “lão hóa ngày càng nhanh” – khi tuổi sinh học của họ già hơn tuổi thật. Nhiều người cho rằng điều này là do thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như các kiểu ăn kiêng và lối sống thiếu khoa học.

Nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân tiểu đường tăng đột biến 73,8% ở những người ở độ tuổi 20 và 30 trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2022.

Trong cùng thời gian, số bệnh nhân trẻ tuổi bị huyết áp cao tăng 45,2%. Những người trẻ mắc chứng cholesterol cao cũng tăng hơn gấp đôi.

Một nhân viên văn phòng 35 tuổi tên Kang A. cho biết, sau một ngày dài làm việc và học tập không ngừng nghỉ, anh không còn thời gian nấu nướng nên thường tìm đến các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc cửa hàng tiện lợi để có một bữa ăn. Và chính lối sống  này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của anh. Khang được chẩn đoán mắc bệnh cholesterol cao, bệnh gan nhiễm mỡ và xơ cứng động mạch do lối sống gây ra. Hiện anh này đang dùng statin, một loại thuốc để kiểm soát mức cholesterol.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ những căn bệnh này có thể xảy ra ở độ tuổi 30 của mình” - Kang nói.

Các chuyên gia y tế nói rằng sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mãn tính ở người trẻ tuổi có thể là do sự khác biệt giữa các thế hệ trong chế độ ăn uống và lối sống.

“Những người trẻ tuổi ít hoạt động thể chất, ít tập thể dục kể từ khi đi học. Sau khi học đại học và tìm được việc làm, họ có rất ít thời gian để tập luyện hoặc ngủ ngon". Giáo sư Shim Kyung-won từ Khoa Y học Gia đình tại Trung tâm Y tế Đại học Phụ nữ Ewha cho biết và nói thêm: Một khi chu kỳ này bắt đầu, mọi người sẽ dùng thực phẩm chế biến sẵn như một phần thưởng.

Mức tiêu thụ thịt và carbohydrate tinh chế như bánh mì và đường của giới trẻ Hàn Quốc cũng tăng lên khi tiếp cận những thực phẩm này.

Bác sĩ lão khoa Jung Hee-won cho biết, ăn thực phẩm chế biến sẵn, đường đơn và ngũ cốc tinh chế khiến hormone căng thẳng xuất hiện, tạo điều kiện cho mỡ và tế bào ung thư phát triển.

Điều này cũng xảy ra khi ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh hình. Theo các bác sĩ, viêm bao khớp dính, còn được gọi là chứng cứng khớp vai, từng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi nhưng hiện đang xuất hiện ở những người ở độ tuổi 20.

Giáo sư Jung cho biết: “Nếu chúng ta để vấn đề lão hóa gia tăng và tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp, những người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 có thể trở nên không khỏe mạnh hơn cha mẹ họ và số người bệnh tật ở tương lai sẽ rất đông và nguy hiểm".

Người trẻ Hàn Quốc không mặn mà tìm kiếm việc làm

Sinh viên đi ngang qua biểu ngữ quảng cáo tuyển dụng việc làm tại một trường đại học ở Seoul, Chủ nhật. 
Sinh viên đi ngang qua biểu ngữ quảng cáo tuyển dụng việc làm tại một trường đại học ở Seoul, ngày 22/10

Theo Thống kê Hàn Quốc, 218.000 thanh niên đã thất nghiệp từ 3 năm trở lên tính đến tháng 5/2023.
Cơ quan thống kê cho biết: “Nói một cách đơn giản, gần 4 trong số 10 người Hàn Quốc từ 15 - 29 tuổi thất nghiệp”.

Ở Hàn Quốc, những người trong độ tuổi lao động được coi là thất nghiệp dài hạn nếu họ không có việc làm trong vòng 3 năm gần nhất. Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh kinh tế đang có một số biến động và dân số quốc gia đang suy giảm nhanh chóng.

Ngoài thất nghiệp, điều đáng lo hơn là ngày càng nhiều người trẻ không còn ý định tìm kiếm việc làm, sau khi liên tục không kiếm được công việc. Nhiều người trong số những người thất nghiệp dài hạn này có bằng đại học.

Tỉ lệ tích cực tìm kiếm việc làm của họ là 53% trong vòng sáu tháng sau khi tốt nghiệp, nhưng giảm xuống còn 36,5% 3 năm sau khi tốt nghiệp.

"Nền kinh tế của đất nước được cho là đang trên đà phục hồi và cần có nhiều cơ hội việc làm hơn để có thể khuyến khích thanh niên tìm kiếm việc làm trở lại”, một lãnh đạo của tổ chức phi lợi nhuận, cho biết với điều kiện giấu tên.

Minh Hương 

Thảo Nguyễn (theo Korea Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI