Gió ''thổi'' đổ cột điện 500KV móng đá dăm: 6 tỉ tính vào giá điện?

07/05/2016 - 14:26

PNO - ''Cần phải xem xét cụ thể xem khoản tiền này sẽ hạch toán vào đâu, đơn vị nào''

Gio ''thoi'' do cot dien 500KV mong da dam: 6 ti tinh vao gia dien?
Cột đường dây 500KV bị đổ. Ảnh: Anh Minh

Thay thế toàn bộ bằng cột mới

Liên quan đến sự cố đổ cột điện số 199 đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa xảy ra ngày 22/4 vừa qua tại Bắc Giang, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết, đến 5h6’ sáng nay ngày 6/5, EVNNPT đã khắc phục xong sự cố, đóng điện, đưa đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa vào vận hành, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực miền Bắc.

Theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, để khắc phục sự cố, đơn vị thi công đã đào đúc mới 1 móng cột và dựng 1 cột mới cách vị trí cột số 199 bị đổ 12,46 mét, lắp dựng bổ sung phần ngọn cột vị trí 200 bị gục xà và kéo lại dây dẫn, dây chống sét, cho toàn bộ khoảng néo từ cột 197 đến cột 204.

Kết quả sau 2 tuần thi công, sự cố đã được khắc phục hoàn toàn, đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa trở lại vận hành bình thường.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra sự cố này vẫn đang được Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng xác định, điều tra làm rõ

Theo thông tin từ đơn vị thi công, tổng chi phí khắc phục sự cố là 6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dư luận đang đặt ra một câu hỏi, vậy số tiền  khắc phục sự cố 6 tỷ đồng sẽ được lấy từ đâu, và ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự cố này.

Chi phí 6 tỷ sẽ tính vào giá điện?

Để tìm hiểu sâu thêm về chi phí khắc phụ sự cố cột đường dây 500KV bị gió thổi đổ, báo Phụ nữ TP HCM đã có cuộc trao đổi với  Chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long.

Theo ông Long, vấn đề này cần phải xem xét cụ thể, chi phí hơn 6 tỷ sẽ không thể lấy từ một người hay quy trách nhiệm cho bất kỳ một cá nhân nào. Chính vì vậy cần phải xem xét cụ thể xem khoản tiền này sẽ hạch toán vào đâu, đơn vị nào. Nếu trong thời kì còn bảo hành thì do bên thi công sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nếu hết thời kì bảo hành thì phải kiểm tra đánh giá chất lượng thực tế. Nếu chất lượng công trình không đảm bảo, xảy ra sự cố phát sinh thì chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm. Mà chủ đầu tư ở đây là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, khi ấy những chi phí phát sinh này sẽ được hạch toán và tính vào giá thành điện.'' ông Long phân tích.

Ông Long cho rằng, cần phải xét rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là giả sử, cột điện này chỉ chịu được sức gió cấp 5 thôi nhưng gặp phải cấp 6 cấp 7 nó đổ thì là nguyên nhân khách quan. Còn nếu cột điện được thiết kế để chịu được sức gió cấp 5 mà gió cấp 3 đã đổ thì đó là nguyên nhân chủ quan.

Nếu là nguyên nhân chủ quan thì đơn vị thi công, đơn vị giám sát, chủ đầu tư đều phải chịu trách nhiệm. Đầu tiên là đơn vị giám sát chưa làm tròn trách nhiệm, đơn vị thi công làm ăn gian dối, đơn vị chủ đầu tư thì không quản lý tốt, nhiệm thu công trình không thận trọng.

''Để xảy ra tình trạng cột điện 500KV bị gãy như vậy sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân và rất nhiều hệ quả kéo theo nó.'' ông Long nhấn mạnh.

Đổ cột điện là bất thường

Gio ''thoi'' do cot dien 500KV mong da dam: 6 ti tinh vao gia dien?
Lớp vữa mỏng tang bị bật lên sau khi giông kéo cột đổ xuống. Ảnh: Anh Minh

Chiều 5/5, trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định sự cố xảy ra trong điều kiện thời tiết không quá khác thường, nhưng cột điện đường dây 500 KV bị đổ là sự việc khác thường.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI