Giấu giếm con số tử vong do đại dịch COVID-19 có thể làm nguy hại cho nhân loại

24/08/2021 - 06:10

PNO - Số người chết trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 được báo cáo đã vượt mốc 4,4 triệu ca. Tuy nhiên, con số thực tại được cho là cao hơn rất nhiều. Những chuyên gia y tế cảnh báo con số thiếu chân thực này có thể làm nguy hại cho nhân loại bởi sự đánh giá sai căn bệnh SARS-CoV-2 cùng những chiến dịch tiêm phòng.

Cho đến hôm nay, những thống kê chính thức cho thấy con số tử vong do đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 4,4 triệu. Tuy nhiên, một báo cáo được nghiên cứu tỉ mỉ gần đây xác định số người chết thực tế cao hơn rất nhiều những gì mà người ta biết. Chỉ tính riêng ở Ấn Độ, con số thực tế đã vượt mức 4,9 triệu trường hợp, nó cao gấp 10 lần con số do chính phủ nước này công bố.

Điều này đã đặt ra những nghi ngờ về tính hiệu quả của những cách đang được nhiều chính phủ sử dụng để đánh giá mức độ thiệt hại thực sự về nhân mạng mà đại dịch mang lại. Những công bố dữ liệu trong một cuộc khảo sát ở 105 quốc gia và vùng lãnh thổ của nhóm nghiên cứu từ Đại học Hebrew ở Israel đã cho thấy tỷ lệ tử vong quá mức trong quá trình đại dịch càn quét trên toàn cầu. Nhóm các nhà khoa học này đã ước tính rằng có ít nhất một triệu ca tử vong không được tính so với con số chính thức mà các quốc gia này thông báo. Điều này có nghĩa là thế giới đã chứng kiến ​​10 triệu ca tử vong do COVID-19 gây ra.

Số người tử vong vì Covid-19 được báo cáo ở Ấn Độ là 4,4 triệu ca. Thế nhưng con số ước tính từ những nha khoa học là cao hơn rất nhiều. Ảnh AFP
Số người tử vong vì COVID-19 được báo cáo ở Ấn Độ là 4,4 triệu ca. Thế nhưng con số ước tính từ những nhà khoa học là cao hơn rất nhiều. Ảnh AFP

Giáo sư Leo Yee Sin, giám đốc điều hành của Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Singapore cho biết: "Tỷ lệ tử vong cao vượt mức là một hệ quả mà qua đó, người ta có thể nhìn vào để đánh giá tác động thực sự của dịch bệnh quái ác này. Đó là một điều không thể chối cãi bởi những biến thể virus ngày càng cho thấy khả năng sát thủ của mình. Nó gây ra những kết cục nặng nề nhất cho nhân loại”.

“Theo tôi, tỷ lệ tử vong quá mức này phải là những con số được báo cáo từ những ca thiệt mạng do COVID-19 đã được xác nhận cộng thêm các trường hợp có thể mắc bệnh SARS-CoV-2  mà không được chẩn đoán chính xác khi COVID-19 bùng phát”, Giáo sư Leo nhấn mạnh. 

Xét nghiệm, chẩn đoán là một trong những biện pháp ngăn ngừa đại dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh AP
Xét nghiệm, chẩn đoán là một trong những biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh AP

Trong một phát biểu của mình, tiến sĩ Henrique Lopes, điều phối viên khoa học của các dự án nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Công giáo Bồ Đào Nha đã trích dẫn Nga như một ví dụ về một quốc gia có khả năng kháng vắc xin cao do làm giả những dữ liệu COVID-19.

“Tôi cho rằng nếu có khoảng 70% dân số biết được mối đe dọa trong việc chống lại tiêm chủng và khi họ hiểu được những gì mà vắc xin sẽ làm để bảo vệ mình thì khi ấy số lượng người tiêm phòng sẽ bùng nổ. Khi bạn không thể hiện bức tranh u tối của tình hình dịch bệnh một cách đầy đủ cho người dân thì sẽ khó khăn hơn cho họ để hiểu rằng mình đang trong tình trạng nguy cấp”.

Nói về tầm quan trọng của việc xác định con số tử vong thật sự do COVID-19 gây ra, Giáo sư John Middleton, chủ tịch Hiệp hội các Trường Y tế Công cộng ở Châu Âu, Aspher nêu quan điểm: “Khi bạn hạ thấp mức độ nghiêm trọng qua những con số tử vong thì nguy cơ của việc vượt qua đại dịch thuận chiều với những đánh giá này.

Trong khi đó thì số lượng các ca tử vong do SARS-CoV-2 sẽ tỷ lệ nghịch theo hướng đi lên với việc xem thường những biến thể virus COVID-19. Sự quan tâm không đúng mức sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những quốc gia mà trước đó có thể họ quản lý rất tốt để đại dịch không bùng phát và điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho chính công dân của họ”.

Biểu đồ thống kê những con số tử vong thật sự do virus Covid-19 trên toàn cầu. Ảnh Straitstimes
Biểu đồ thống kê những con số tử vong thật sự do virus COVID-19 trên toàn cầu. Ảnh Straitstimes

Tiến sĩ Lopes cũng chỉ ra rằng những tin tức giả đang tràn lan đã làm mất giá trị về tầm quan trọng của các chương trình tiêm chủng và đó là hậu quả của việc tính toán thấp sự tàn phá đầy chết chóc của COVID-19.  “Số người chết quá mức trong đại dịch có thể do 5 yếu tố: Ở các nước nghèo hoặc đang phát triển, chi phí xét nghiệm cao đã là rào cản mọi người đi kiểm tra COVID-19; Những phản kháng chính trị khi bị dán nhãn là "không yêu nước" nếu công bố các số liệu tử vong được thống kê chính xác; Tử vong do các bệnh khác gây ra khi những bệnh nhân này không thể hoặc không muốn tiếp cận các bệnh viện quá đông đúc; Và cuối cùng là các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích và bạo lực gia đình.

Nếu con số chính thức là trên 4 triệu ca tử vong thì có lẽ con số thực hiện nay là khoảng 10 triệu trường hợp thiệt mạng”. Tiến sĩ Lopes, một thành viên cấp cao của hội đồng quản trị Aspher, cho biết thêm rằng có khả năng đã có một con số tương đương những cái chết gián tiếp.

Vậy làm thế nào để đánh giá chính xác về số lượng tử vong thực sự của đại dịch COVID-19? Giáo sư Leo cho rằng con số này sẽ được đưa ra từ việc giám sát chủ động và bị động. Trong đó, việc chủ động các phương pháp đánh giá tình hình và được theo dõi một cách có hệ thống theo thời gian những biểu đồ tử vong là rất quan trọng. Song song đó là việc giám sát thụ động dựa vào những báo cáo từ chính quyền. Bà chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt sự minh bạch ở các quốc gia như Ấn Độ có thể được khắc phục thông qua sự kết hợp của cả hai chiến lược kể trên.

Trọng Trí (Theo Straitstimes)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI