Giật mình “công nghệ” chế phẩm màu vào tiết canh heo

30/08/2015 - 07:40

PNO - Từ giữa tháng 8 đến nay đã có nhiều ca nhập viện và nguy kịch và nhiễm khuẩn và ngộ độc từ các loại tiết canh đặc sản này.

Tiết canh pha với phẩm màu và nước lã

Ông Nguyễn Văn C. ở đường Phạm Văn Đồng (TP.Hồ Chí Minh) vừa thoát khỏi cơn đau bụng dữ dội ngày 25/8 cho biết dọc đường Phạm Văn Đồng và một số điểm ở khu vực Kha Vạn Cân có nhiều quán tiết canh đặc sản.

Là dân lao động nên cứ chiều đến ông C. cùng mấy người bạn thường ghé quán vỉa hè ở đường Phạm Văn Đồng ăn. Lần này ông ăn xong thì thấy đau bụng dữ dội, đã cố tìm mọi cách để nôn ói hết ra nhưng vẫn không khỏi mà còn nặng hơn và đau đầu, choáng váng, sau đó thì lên cơn sốt. Người nhà ông C. đưa ông đến trung tâm y tế để truyền nước và được chẩn đoán là ngộ độc thức ăn do ăn tiết canh vịt.

Lần theo thông tin của ông C. chúng tôi “mục sở thị’ một số quán tiết canh vỉa hè ở đường Phạm Văn Đồng thì rất kinh hãi với kiểu cách làm tiết canh ở đây. Tại quán HQ, đối diện cầu vượt Phạm Văn Đồng, cứ chiều đến tấp nập người vào ăn tiết canh vịt cỏ. Lượn một vòng ra sau quán tạm bợ này chúng tôi thấy bát đĩa và nhiều loại nguyên liệu như cổ vịt, cánh, lòng…để hổ lốn trong một chiếc chậu. Ngay cạnh đó là một chai tiết chừng 2 lít và một bình nước suối, một bịch phẩm màu.

Nhiều người dân sống quanh khu vực này cho biết vịt cỏ thì không lấy đâu ra tiết nhiều để đánh tiết canh, nhiều quán khu vực này dùng thêm phẩm màu thực phẩm pha với nước suối, sau đó chế thêm tiết canh vào rồi bỏ trong tủ lạnh, đông cứng ngay, nên khách rất thích.

Giat minh “cong nghe” che pham mau vao tiet canh heo
Nhiều quán tiết canh vè hè có nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao

Rời khu vực này đến một số quán tiết canh heo mọi (heo rừng) ngay khu vực cầu vượt Sóng Thần (Bình Dương), chúng tôi cũng thấy công nghệ làm tiết canh ở đây hết sức mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực này, các quán tiết canh rất hút khách là lượng lớn công nhân, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần.

Anh Hùng, công nhân công ty Yumatich (khu công nghiệp Sóng Thần) cho biết: “Trước đây tôi rất thích ăn tiết canh heo mọi, nhưng trong một lần tình cờ vào nhà bếp thấy chủ quán đang chế thêm phẩm màu đỏ vào nước suối để làm tiết canh nên từ đó không dám ăn nữa. Đặc thù của các quán tiết canh này là hầu hết đều dựng các quán dọc vỉa hè, có khi không cần thuê mặt bằng cố định”.

Theo giới thiệu của anh Hùng chúng tôi đến một quán nhậu tiết canh-cháo lòng tạm bợ ở ngã tư 550 (Bình Dương). Do đến quán quá sớm nên quán chưa có tiết canh.

Qua khe cửa được làm bằng ván ép ngăn giữa khu vực nhậu với khu vực chế biến thức ăn, chúng tôi thấy người phục vụ quán chia nguyên liệu đã băm nhỏ vào từng chiếc bát, đĩa, sau đó thì đổ thêm phẩm màu, nước suối vào tiết canh rồi đánh đều, cho thêm nhiều bột ngọt rồi chế vào những bát, đĩa nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Để tránh tình trạng tiết đông yếu hoặc đông lâu thì các chủ quán bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh để ngay ở góc quán cho nhanh đông.

Giat minh “cong nghe” che pham mau vao tiet canh heo

Chúng tôi tìm hiểu nhiều quán lòng lợn, tiết canh tạm bợ ở khu vực này cũng có cách làm tương tự. Chủ một lò mổ heo cho biết: “Một con heo mọi có số tiết chỉ đủ dùng cho khoảng 20 bát tiết canh nhưng nhu cầu của người ăn thì lại ngày càng nhiều”. Tại công khu công nghiệp Amata (Đồng Nai) một số quán đặc sản tiết canh, lòng lợn chúng tôi cũng tìm hiểu thấy có cách làm tương tự như các quán nhậu tạm bợ ở Bình Dương.

Nhập viện trong nguy kịch

Đầu tháng 8/2015, anh Nguyễn Huy Long, công nhân ở khu công nghiệp Amata sau khi ăn tiết canh heo mọi ở cổng khu công nghiệp thì thấy đau bụng nhưng vẫn trở về nhà và đi làm bình thường.

Thế nhưng một tuần sau anh thấy đau đầu, choáng váng nên đi khám và được bác sỹ chẩn đoán anh Long bị nhiễm sán heo do dùng đồ ăn không được chế biển bảo đảm an toàn. Rất may ca ngộ độc này của anh Long chỉ bị nhẹ nên mấy ngày sau thì khỏi.

 Anh Long cho biết: “Cứ thấy ngon và rẻ thì ăn thôi chứ công nhân như chúng tôi cũng ít có thời gian tìm hiểu và lựa chọn các quán nhậu cho mình”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI