Giáo viên vùng cao xắn tay chăn nuôi, trồng rau sạch phục vụ học sinh

24/12/2017 - 08:31

PNO - Không những đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho bữa cơm của hàng trăm học sinh mỗi ngày, mô hình chăn nuôi, làm vườn của các giáo viên trường vùng cao ở Nghệ An còn giúp học sinh thêm kinh nghiệm thực tế về trồng trọt, chăn nuôi.

Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn) nằm ở vùng biên giới Việt – Lào. Năm học 2017 – 2018, trường này có 368 học sinh dân tộc thiểu số 2 xã biên giới Mường Ải và Mường Típ, trong đó gần 300 học sinh phải ở bán trú do địa hình cách trở, xa xôi.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Cách trung tâm huyện Kỳ Sơn chưa tới 50km nhưng để vào trường học này phải mất gần 2 giờ đi ôtô. Địa hình cách trở khiến các loại thực phẩm đội lên cao do chi phí vận chuyển. Thầy Nguyễn Công Danh – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ cho biết, cuối năm 2015, trường này quyết định đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn, gà, vịt trời, ếch, cá trê và cải tạo vườn để trồng thêm các loại rau màu để đảm bảo nguồn thức ăn sạch và đủ dinh dưỡng cho các em học sinh.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Địa hình miền núi, lại nằm bên suối nên để có mảnh vườn rộng 3.500m2 trồng rau sạch như thế này thầy và trò của trường đã phải bỏ rất nhiều công sức. Mùa nào thức nấy, các loại rau xanh được giáo viên và học sinh luân phiên chăm sóc xanh tươi tốt, đảm bảo rau sạch cho bữa ăn hằng ngày.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Cách dãy nhà bán trú của học sinh khá xa là chuồng chăn nuôi lợn (giống lợn rừng và lợn đen). Theo thầy Danh, đàn lợn luôn được duy trì trên dưới 50 con; thức ăn chủ yếu là thức ăn thừa hằng ngày được tận dụng lại, cám ngô và chuối rừng.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Những con lợn sẽ được làm thịt để phục vụ bữa cơm cho học sinh khi đủ tiêu chuẩn. Để duy trì số lượng, ngoài những con lợn thịt, các giáo viên nơi đây cũng chọn thêm một số con lợn giống để tăng đàn.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Ngoài dạy học và quản lý học sinh, các giáo viên vùng biên giới Việt – Lào này lại thêm vất vả hơn nhiệm vụ chăm sóc bữa ăn cho học trò. Hết giờ học, thầy trò ùa ra chăm chút cho vườn rau. Thầy cuốc đất, đánh luống, trò nhặt cỏ, tưới nước. Cả vườn rau trở thành một lớp học ngoại khóa.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Ngoài đàn lợn, thầy trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ còn nuôi hơn 200 con ngan, vịt trời, gà; 250 con ếch, 250 con cá trê để tăng “đạm” cho bữa cơm của học sinh.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
“Toàn bộ những thứ trường làm được đều chỉ để phục vụ cho các em học sinh. Đến nay, chúng tôi chỉ còn phải mua gạo để nấu cơm, lâu lâu mua thêm cá để thay đổi khẩu vị cho học sinh. Còn thịt, rau đều có sẵn trong trường, lại rất đảm bảo”, thầy Danh nói.
Giao vien vung cao xan tay chan nuoi, trong rau sach phuc vu hoc sinh
Cũng theo thầy Danh, mô hình này không những giúp trường đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho học sinh mà còn như một môn học ngoại khóa để các em học sinh vừa làm vừa trải nghiệm và học hỏi về cách trồng trọt, chăn nuôi mỗi ngày.

Thành Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI