Giáo viên tiếng Anh phải nâng cao năng lực giao tiếp xuyên văn hoá

01/10/2017 - 07:00

PNO - Bên cạnh năng lực ngôn ngữ, sự am hiểu về văn hóa sẽ giúp việc giảng dạy tiếng Anh trong trường học thoát khỏi kiểu "lý thuyết suông", hàn lâm như hiện nay.

Gần 100 đại biểu đến từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước tham dự hội thảo "Bồi dưỡng năng lực giao tiếp xuyên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh” do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức. Các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước bàn thảo, đưa ra những phương pháp mới nhất đang được sử dụng trên thế giới để tăng kỹ năng giao tiếp, đàm phán và diễn giải của người Việt khi sử dụng tiếng Anh.

Các ý kiến cho rằng bên cạnh năng lực ngôn ngữ, sự am hiểu về văn hóa sẽ giúp các giảng viên giảng dạy tiếng Anh thiết kế được bài giảng chất lượng hơn, thoát khỏi kiểu lý thuyết suông mà trở nên gần gũi và thu hút sinh viên hơn.  

Bằng kinh nghiệ giảng dạy và nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Lê Thị Kiều Vân, Trưởng khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng: Năng lực giao tiếp xuyên văn hóa thật sự là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam. Đây là kỹ năng cần được trang bị vì nó giúp giảng viên, giáo viên tiếng Anh có được khả năng ứng biến giao tiếp thành thạo trong nhiều tình huống khác nhau. Từ trước đến nay, khi giảng dạy ngoại ngữ, giảng viên thường mắc khuyết điểm rất lớn là chỉ chú trọng dạy ngôn ngữ mà không quan tâm đến văn hóa.

Trong xu thế toàn cầu hóa, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh không ngừng biến đổi theo thời gian và không gian, đươc sử dụng bởi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác nhau. Việc hiểu biết văn hoá cộng với khả năng giao tiếp nhạy bén linh hoạt sẽ giúp người dạy và người học Việt Nam nắm bắt được xu thế một cách nhanh nhất.

Tiến sĩ Đinh Ngọc Thủy ĐH Monash (Úc) đưa ra những viện dẫn về sự kết hợp những dòng  tiếng Anh  không phải là tiếng Anh  chuẩn. Điều này  đã nói lên rằng tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, vì vậy nó phải được giảng dạy như một công cụ giao tiếp liên văn hóa.

Theo Giáo sư  Farzad Sharifian, đến từ ĐH Monash, suy cho cùng, việc học tiếng Anh để giúp chủ thể đạt được mục đích giao tiếp. Với loại ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh, chắc chắn nó được sử dụng bởi vô số những cộng động khác nhau, những chủ thế giao tiếp cũng vì thế mà hoàn toàn xa lạ với văn hoá của nhau. Từ đó dẫn đến hiệu quả giao tiếp, chuyển tải thông điệp gặp cản trở đáng kể. Vì vậy, người dạy cần kết hợp việc chuyển tải ngôn ngữ trên tinh thần liên văn hoá.

Giao vien tieng Anh phai nang cao nang luc giao tiep xuyen van hoa
Giáo sư  Farzad Sharifian (ĐH Monash, Úc): Sự am hiểu về văn hóa sẽ giúp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả hơn

"Chính những thay đổi như vậy buộc chúng ta phải xem xét  lại  việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay, bao gồm tài liệu giảng dạy, thực hành và cách đánh giá… Bắt buộc phải kết hợp việc giảng dạy ngôn ngữ trong sự đa dạng về văn hóa, giúp cho  quá trình giao tiếp liên văn hóa  dễ dàng hơn trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Đây là mối quan tâm hang đầu chúng ta cần hướng đến để đạt được chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hoá", Tiến sĩ Đinh Ngọc Thủy nhấn mạnh. 

Gia Tuệ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI