Giáo viên lội bùn, nắm tay nhau vượt suối dữ đến trường

14/09/2022 - 15:43

PNO - Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt do nước suối dâng cao, sạt lở… nhiều giáo viên vùng cao Nghệ An phải băng rừng, lội suối hàng giờ để vào được trường học.

 

Clip: Giáo viên lội suối, băng rừng vào trường dạy học
Sáng 14/9, cô Phan Thị Hiếu - Hiệu trưởng trường mầm non Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cho biết, hiện việc dạy và học ở trường này đã trở lại bình thường sau nhiều ngày bị trì hoãn do mưa lũ. Để học sinh trở lại trường, nhiều ngày qua, giáo viên và phụ huynh nơi đây đã phải cật lực dọn dẹp bùn đất, sửa sang lại thiết bị, đồ dùng dạy học bị hu hỏng do ngập nước.
Sáng 14/9, cô Phan Thị Hiếu - Hiệu trưởng trường mầm non Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) - cho biết việc dạy và học ở trường này đã trở lại bình thường sau nhiều ngày ảnh hưởng mưa lũ. Để học sinh trở lại trường, nhiều ngày qua, giáo viên và phụ huynh nơi đây đã phải cật lực dọn dẹp bùn đất, sửa sang thiết bị, đồ dùng dạy học bị hư hỏng do ngập nước.
Nắng đã lên ở huyện biên giới Kỳ Sơn, song hiện một số trường vẫn chưa thể đón học sinh quay lại trường học. Nhiều bản làng vẫn đang bị chia cắt do tình trạng sạt lở đất đá vùi lấp nhiều tuyến đường huyết mạch.
Nắng đã lên ở huyện biên giới Kỳ Sơn, song hiện một số trường vẫn chưa thể đón học sinh quay lại trường học. Nhiều bản làng vẫn đang bị chia cắt do tình trạng sạt lở đất đá vùi lấp nhiều tuyến đường huyết mạch.
Theo cô Hiếu, nhà chỉ cách trường chừng hơn 10km, song nhiều giáo viên Trường mầm non Chiêu Lưu phải mất nhiều giờ đồng hồ băng rừng, lội suối mới có thể vào được trường. Nhà không quá xa, song nhiều giáo viên đành phải ở tạm trú lại tại trường để thuận lợi cho việc dạy và học, chờ các tuyến đường được khắc phục trở lại.
Theo cô Phan Thị Hiếu, nhiều giáo viên đành phải ở tạm tại trường để thuận lợi cho việc dạy và học, chờ các tuyến đường được khắc phục.
Nước lũ đổ về khiến mực nước ở nhiều con suối qua địa bàn xã Chiêu Lưu, Bảo Nam… dâng cao. Để việc học của trò không gián đoạn quá lâu, những nữ giáo viên nơi rảo cao này phải xắn quần áo, nắm tay nhau băng qua những dòng nước chảy xiết để tới trường.
Nước lũ đổ về khiến mực nước ở nhiều con suối qua địa bàn xã Chiêu Lưu, Bảo Nam… dâng cao. Để việc học của trò không gián đoạn quá lâu, những nữ giáo viên nơi rẻo cao này phải cùng nhau băng qua những dòng nước chảy xiết để tới trường.
Đặc biệt, trên đoạn đường này có những điểm sạt lở nguy hiểm khi lòng đường đã bị đất đá từ trên núi vùi lấp hết. Để đi qua, các cô giáo phải men theo con đường nhỏ cheo leo nằm sát sườn núi, bên dưới là vực sâu hun hút, vượt qua các chỗ bị sạt lở đến trường.
Có lúc các cô giáo phải men theo con đường nhỏ cheo leo nằm sát sườn núi, bên dưới là vực sâu hun hút, vượt qua các chỗ sạt lở nguy hiểm.
“Hiện một số đoạn đã được dọn dẹp nên các giáo viên đã có thể chạy xe máy chứ không phải đi đường mòn trên rừng như mọi hôm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm bị ngập, nước chảy xiết, chúng tôi muốn ra phải nhờ người dân khiêng xe máy qua. Nhiều đoạn đường bùn đất nhão nhoẹt nếu không vững tay lái cũng rất nguy hiểm”, cô Hiếu nói.
“Hiện một số đoạn đã được dọn dẹp nên các giáo viên đã có thể chạy xe máy chứ không phải đi đường mòn trên rừng như mọi hôm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm bị ngập, nước chảy xiết, chúng tôi muốn ra phải nhờ người dân khiêng xe máy qua. Nhiều đoạn đường bùn đất nhão nhoẹt nếu không vững tay lái cũng rất nguy hiểm”, cô Phan Thị Hiếu nói.
Bữa ăn vội đạm bạc ngay bên lề đường của những cô giáo nơi rẻo cao xứ Nghệ.
Bữa ăn vội đạm bạc ngay bên lề đường của những cô giáo nơi rẻo cao xứ Nghệ.
Mưa lũ đã làm tuyến đường giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn xã Bảo Nam bị ách tắc, có tới 62 điểm sạt lở với khối lượng đất đá khoảng 4.000m3. Trong đó, quãng đường từ trường mầm Bảo Nam đến các điểm lẻ dài chưa tới 10km nhưng các cô giáo phải mất gần 7 giờ đồng hồ đi bộ.
Mưa lũ đã làm tuyến đường giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn xã bị ách tắc, có tới 62 điểm sạt lở với khối lượng đất đá khoảng 4.000m3. Trong đó, quãng đường từ Trường mầm non Bảo Nam đến các điểm lẻ chưa tới 10km nhưng các cô giáo phải mất gần 7 giờ đi bộ.
“Con đường bị sạt lở nhiều nên các cô vừa đi vừa nghỉ, nhất là khi men theo những con đường cheo leo bên sườn núi để vượt qua chỗ sạt lở bùn đất nhão nhoét, khó di chuyển. Từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều các cô mới vào đến bản Huồi Hốc”, cô Lương Thị Bé, giáo viên Trường mầm non Bảo Nam nói.
“Con đường bị sạt lở nhiều nên các cô vừa đi vừa nghỉ, nhất là khi men theo những con đường cheo leo bên sườn núi để vượt qua chỗ sạt lở bùn đất nhão nhoét, khó di chuyển. Từ 7g đến 15g, các cô mới vào đến bản Huồi Hốc”, cô Lương Thị Bé - giáo viên trường mầm non Bảo Nam - nói.
Các giáo viên phải đi bộ trên những tuyến đường sạt lở đất đá đầy khó khăn, vất vả. Có những lúc giáo viên phải dùng tay bám vào bùn đất để vượt qua.
Có những lúc giáo viên phải dùng tay bám vào bùn đất để vượt qua tuyến đường sạt lở.
Để yên tâm dạy học, nhiều giáo viên phải mang theo lỉnh khỉnh đồ dùng, nhu yếu phẩm vào trường.
Nhiều giáo viên phải mang theo đồ dùng, nhu yếu phẩm vào trường ở tạm để yên tâm dạy học.
Ông Moong Văn Chăn, Chủ tịch UBND xã Bảo Nam cho biết, hiện Trường mầm non xã Bảo Nam vẫn đang phải trưng dụng 3 phòng học để làm nơi ở tạm thời cho 20 hộ dân trên địa bàn có nguy cơ sạt lở đất. “Trường vẫn dạy học bình thường. Tuy thiếu phòng, hơi chật chội nhưng trước mắt không có biện pháp nào khác”, ông Chăn nói.
Ông Moong Văn Chăn - Chủ tịch UBND xã Bảo Nam - cho biết, hiện Trường mầm non xã Bảo Nam vẫn trưng dụng 3 phòng học để làm nơi ở tạm thời cho 20 hộ dân trên địa bàn có nguy cơ sạt lở đất. “Trường vẫn dạy học bình thường. Tuy thiếu phòng, hơi chật chội nhưng trước mắt không có biện pháp nào khác”, ông Chăn nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtuyensinhvi /strCate=tuyensinh

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsukienvandevi /strCate=sukienvande
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgiaoducvi /strCate=giaoduc