“Giao thoa” văn hóa gia đình qua du lịch nhóm

05/09/2023 - 06:23

PNO - Trong mỗi cuộc “giao thoa văn hóa gia đình”, mỗi cặp đôi chỉ nên học lấy những điều hay, giữ lấy những điều làm mình vui vẻ, dễ chịu.

Nếu du lịch theo nhóm bạn rầm rộ trong giới trẻ thì du lịch theo nhóm gia đình lại khá phổ biến ở các gia đình hạt nhân. Thói quen này thường xuất phát từ các bà vợ - nhóm bạn của vợ sẽ khơi mào cho những chuyến đi chơi chung.

Việc du lịch nhóm vừa là cơ hội vui chơi, kết nối các gia đình, vừa là cách tối ưu chi phí. Thế nhưng, có một điều hiếm ai để ý là tác động của những cuộc du lịch theo nhóm lên “văn hóa hôn nhân” của từng cặp đôi.

Người đàn ông điểm 10 

Anh Nguyễn Công Hoan (ở TP Thủ Đức, TPHCM) trở thành “idol” của cả nhóm bạn chỉ sau một chuyến du lịch chung.

Vừa ra đến sân bay, anh Hoan đã bộc lộ sự chu đáo bằng cách đứng ra gom vé và giấy tờ để làm thủ tục giúp mọi người. Cũng 1 vợ, 3 con, nhưng anh vừa quán xuyến gia đình, vừa nhìn trước ngó sau để giúp đỡ những gia đình khác và hễ có cơ hội, anh lại tấu hài làm vui cho cả nhóm.

Hình ảnh anh Hoan đeo ba lô trước, ba lô sau, lại cõng cậu con trai 2 tuổi trên cổ nhưng vẫn rôm rả trò chuyện pha trò đã trở thành thương hiệu của mọi chuyến đi chơi.

Gia đình anh Nguyễn Công Hoan luôn là nguồn cảm hứng cho bạn bè trong những chuyến đi chơi chung
Gia đình anh Nguyễn Công Hoan luôn là nguồn cảm hứng cho bạn bè trong những chuyến đi chơi chung

Vợ chồng chị Đặng Giang Thùy (ở quận Bình Tân, TPHCM) là thành viên trong chuyến du lịch. Cũng giống các bạn, vợ chồng chị Thùy rất ngưỡng mộ sự chu đáo của anh Hoan; nhưng đặc biệt hơn, thông qua chuyến đi chơi, chị và bạn bè càng kinh ngạc về chồng mình. Dưới sự phát động của anh Hoan, những ông chồng vốn ít nói, ít đùa cũng trở nên cởi mở, hài hước.

Một buổi chiều, chị Thùy cùng cô bạn vào bếp “hóng hớt” cánh đàn ông đang nấu ăn thì được anh Hoan pha cho 2 ly cà phê. Anh nói: “Mời 2 chị ra vườn uống cà phê cho chúng em làm việc”.

Cả nhóm được một trận cười vui vẻ. Không khí vui vẻ, sự thiện chí và tinh thần đồng đội từ anh Hoan đã lan khắp phe đàn ông và cả phụ nữ, trẻ em. Chiều đó, nhìn nhóm đàn ông vui vẻ và ga lăng, phe phụ nữ cũng có cảm hứng ra phòng khách cắm hoa, bài trí không gian sum họp buổi tối cho cả đoàn.

Không riêng chị Thùy, cả nhóm bạn đều nhận thấy gia đình mình vui vẻ, gần gũi hơn sau mỗi chuyến đi chơi. Điều đó đến từ sự thay đổi của chính các ông chồng. Ai cũng hiểu, một chuyến đi chơi, một tấm gương sáng (như anh Hoan) không đủ để thay đổi một người đàn ông.

Nhưng đó là nguồn cảm hứng, là hình ảnh thực tế để mỗi người chồng, người vợ biết về phiên bản tuyệt vời của một gia đình. Đặc biệt, mỗi bà vợ đều nhận ra, một ông chồng “im như thóc” vẫn có thể mở lòng, bày trò và trở nên ngọt ngào, ấm áp nếu được truyền cảm hứng, được tạo một không gian tự nhiên cho những hành động đẹp đó.

Mỗi chuyến đi chơi chung của họ trở thành một cuộc giao thoa “văn hóa gia đình” mà mỗi nhà đều nhận lợi ích.

Về nhà "xả" 

Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng vui vì những cuộc đi chơi nhóm. Với anh Đỗ Khắc Thuận (ở quận Bình Thạnh, TPHCM), việc đi chơi với nhóm bạn là một cực hình, vì sự khác biệt về lối sống lẫn điều kiện sống.

Nhóm bạn của anh Thuận từng là đồng nghiệp thời trẻ, nhiều cặp nên duyên từ chính nhóm bạn này nên họ khá thân nhau. Thế nhưng, sau 15 năm với nhiều lần nhảy việc, điều kiện mỗi người mỗi khác. Mỗi lần đi chơi chung, riêng việc ăn vặt hay việc gọi món ở quán cà phê đã gây căng thẳng.

Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory
Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory

Vợ chồng anh Thuận là tuýp “trung dung”. Điều kiện kinh tế thuộc loại trung bình trong nhóm, lại khá dễ tính, “ai sao mình vậy”. Thế nhưng, họ phải chứng kiến cảnh các bạn dè chừng nhau, “sửa lưng” nhau. Vừa ra khỏi một quán ăn ở Đà Lạt, một cô bạn đã thấy bà cụ “bán mít ngon quá, phải mua về homestay ăn”. Lập tức, chị Nguyễn Như Lan (ở quận 3, TPHCM) - cô nàng siêu tiết kiệm - gạt đi: “Vừa ăn cơm no, với đây đâu phải là xứ mít”.

Vào một quán cà phê, cô bạn có điều kiện, tính tình phóng khoáng giao hẳn cho mỗi đứa trẻ một chiếc menu, đề nghị các con gọi món thoải mái. Việc ấy cũng khiến chị Lan căng thẳng. Cứ thế, từ những chuyện nhỏ nhặt, phe “phóng khoáng" và phe "tiết kiệm" vẫn đối nhau chan chát.

Những căng thẳng từ nhiều việc cỏn con được hóa giải phần nào nhờ những cuộc tám chuyện quên trời đất. Mọi người vẫn vui vẻ với nhau. Nhưng, không khí của từng gia đình thì ảnh hưởng nặng nề.

Vì tính ôn hòa, trung dung, vợ chồng anh Thuận là nơi tiếp nhận những than phiền của từng bên về chuyến đi. Sau chuyến đi Đà Lạt, Lan chạy sang nhà vợ chồng anh Thuận ngồi khóc lóc, trách chồng quá quắt, không hiểu cho vợ. Thì ra, vừa về đến nhà, chồng chị đã "xả" ra những bức xúc và buộc tội vợ “keo kiệt”, “ứng xử kém”, làm xấu mặt chồng.

Anh nói, mỗi lần Lan nhảy vào can thiệp chuyện chi tiêu của các bạn là anh chỉ muốn độn thổ vì xấu hổ. Lan không tiếp thu nổi sự phán xét của chồng, cô gào lên bức xúc: “Anh có kiếm tiền giỏi như chồng người ta không mà đòi tôi phải phóng khoáng, lịch thiệp như người ta”.

Vợ chồng anh Thuận phải ra sức hạ hỏa cho chị Lan. Lấy tư thế của một người đàn ông, Thuận tỏ ra hiểu cho chồng của chị Lan để khuyên chị “chín bỏ làm mười”, nhà mình có sao thì sống vậy, không nên so sánh. Chị Lan có vẻ xuôi xuôi. Vợ chồng họ sau đó cũng làm lành, nhưng tổn thương vì những lời nói trong cơn so sánh có lẽ vẫn cần thời gian để lành hẳn.

Để chồng ở nhà 

Chị Đặng Thị Bảy (quận Bình Tân, TPHCM) luôn nói không với việc “mang” chồng đi du lịch với bạn. Theo quan điểm của chị, hoặc là đi với bạn, hoặc là đi với chồng, không thể gộp 2 thành phần ấy lại. Lý do là hễ đi cùng nhau, chị lại… đổ quạu vì ông chồng lơ ngơ, ngáo tồ giữa đám đông.

Không phải chị Bảy vu oan cho chồng. Hồi con còn nhỏ, chị Bảy cũng hăm hở đưa chồng đi du lịch với những cặp đôi cùng trang lứa. Kết quả là suốt chuyến du lịch, vợ chồng chị như làm “mồi” cho chúng bạn tấu hài. Suốt chuyến đi, anh cứ… “đường anh anh đi anh đi”.

Vừa xuống xe, mọi người đã “tìm mỏi mắt không thấy anh Bảy đâu”. Chỉ cần biết điểm đến là bãi biển thì xuống xe là anh sẽ thẳng tiến tới bãi biển, không cần biết vợ mình đi đứng ra sao, nhóm bạn cần nhờ vả hay khuân vác thế nào.

Biết mọi người bàn tán, chị Bảy nhiều lần nhắc chồng ngó trước ngó sau. Thế nhưng nhắc hoài cũng vậy, chị chán không thèm nói. Cứ đến giờ là chị lo gom hết đồ đạc của 2 vợ chồng. Đồ nặng đến đâu, chị cũng một mình xoay xở. Mỗi lần thấy anh Bảy xỏ tay vào túi thủng thẳng đi phía trước còn chị Bảy phía sau tay xách nách mang, mọi người lại đọc thơ: “Người ta đi biển có đôi/ Bảy tôi đi biển mồ côi một mình”.

Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz
Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz

Có lần, khi xuống xe, anh Bảy xoay người lại, đưa tay bồng đứa con nhỏ. Chuyện cha bồng con thường tình đến thế nhưng lại khiến mọi người ồ lên kinh ngạc. Mấy nhân vật tấu hài trong đoàn vỗ tay rần rần, khen anh Bảy “tâm lý, giỏi cáng đáng, đúng là trụ cột gia đình”. Chị Bảy cũng cười không ngừng được, vì quá ngỡ ngàng trước sự “trưởng thành bất thình lình” của chồng. Thế nhưng, trải nghiệm đó không làm chị ảo tưởng.

Sau chuyến đó, chị quyết không đi du lịch cùng chồng nữa. Chị nói: “Đi chung chỉ thêm tức. Ngày thường ổng “bơ” thì không sao, nhưng khi đi cùng bạn bè, chúng nó được chồng chăm lo, còn mình phải lo thêm phần của ổng, chỉ tủi thân thêm, rồi mất công gây gổ; mà ổng thì có thay đổi được đâu”.

Theo chị Bảy, khi đi du lịch, ai cũng kỳ vọng được nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy, chị dễ có cảm giác tủi thân, so sánh khi bạn bè được chồng chăm sóc. Trong khi, chồng chị thì bị bệnh “tồ” kinh niên. Chồng chưa thể thay đổi mà nếu bị chị đem so sánh giữa một tập thể những người đàn ông “chuẩn chỉnh” thì chỉ rước đau khổ cho cả hai. Vậy nên, chị xác định: vợ chồng nhà chị không hợp để đi du lịch chung.

Không phải ai cũng suy nghĩ như chị Bảy, để cuộc vui thành cơn cớ của những so bì, đòi hỏi, phán xét. Tựu trung, đi chơi là để vui. Mỗi gia đình vốn đã “đủ” cho chính họ. Vậy nên trong mỗi cuộc “giao thoa văn hóa gia đình”, mỗi cặp đôi chỉ nên học lấy những điều hay, giữ lấy những điều làm mình vui vẻ, dễ chịu và biết gạn lọc những điều khiến mình buồn bã, tiêu cực. 

Thùy Dương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.