Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến 'Mẹ lưu ý gì khi con chích vắc xin?' vào sáng nay 19/7, với sự tư vấn của bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Quận Thủ Đức.
Nếu dấu hiệu tai biến xuất hiện khi trẻ đã rời khỏi điểm chích ngừa thì hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức của các bậc phụ huynh. Ngoài việc giữ trẻ ở lại cơ sở y tế khoảng nửa tiếng; khi về nhà các bà mẹ cần theo dõi bé các dấu hiệu như: sốt, viêm đỏ tại chỗ, nôn ói, tay chân có lạnh hay không...
|
Bà Tạ Thị Nam Hồng - Phó tổng biên tập Báo Phụ Nữ tặng hoa bác sĩ Lê Thuận Linh |
Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu trực tuyến:
* Con tôi đã tiêm 1 mũi vắccin não mô cầu AC, đến thời gian tiêm mũi thứ hai đã quá 2 tháng mà Trung tâm y tế Dự phòng báo chưa có vắccin. Xin cho hỏi có thể tiêm thay thế bằng mũi BC được ko? Xin cảm ơn (Phúc An)
Bác sĩ Lê Thuận Linh:
- Chào bạn,
Hiện tại vắc xin não mô cầu AC đã hết hàng khá lâu và chưa có lịch dự kiến về lại. Nếu bé chưa được tiêm vắc xin não mô cầu BC thì bạn hãy đưa bé đến tiêm vắc xin này. Vắc xin não mô cầu BC là một vắc xin riêng biệt không dùng để thay thế vắc xin não mô cầu AC với lịch tiêm 2 mũi cách nhau 2 tháng.
* Con tôi sau khi đi chích về không sốt cao mà người cứ hầm hầm, rồi khóc mãi. Tôi phải làm sao (Lê Thị Liên - Long An)
- Sau khi tiêm ngừa vắc xin bé có thể có những phản ứng như sốt nhẹ, quấy khóc, giảm ăn/bú... Đây là những phản ứng thông thường và thường không kéo dài quá 48 giờ. Vậy nên bé sốt nhẹ, quấy khóc thì không ảnh hưởng nhiều. Bạn có thể cho bé uống thêm nước nếu là bé lớn hoặc tích cực cho bú mẹ với bé nhỏ còn bú mẹ, lau người cho bé thoáng mát, có thể chườm mát vị trí tiêm cho bé đỡ đau. Bạn chú ý theo dõi tình trạng bé, nếu bé có sốt cao, quấy khóc liên tục, vết tiêm sưng nóng đỏ thì đưa bé đến khám tại cơ sở y tế.
* Bé nhà em sau khi đi chích ngừa về, người nổi mẩn. Vậy có sao không bác sĩ (Ngô Thị Bé - Vĩnh Long)
- Bé sau đi tiêm ngừa về nổi mẩn trên người là nổi nhiều hay ít ạ. Nếu nổi nhiều thì bạn phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được khám và theo dõi phản ứng của thuốc khác nếu có. Nếu nổi ít, bạn cho bé uống thêm nước và chú ý theo dõi bé thêm những triệu chứng phản ứng khác như nổi mề đay nhiều hơn, bé sốt cao, khó thở, mệt lả, tiêu tiểu bất thường. Nếu có những triệu chứng như trên bạn đưa bé đến cơ sở y tế khám ngay nhé.
Bác sĩ Lê Thuận Linh đang trả lời câu hỏi của bạn đọc Báo Phụ Nữ |
* Con em sau khi đi chích ngừa về chỗ chích bị sưng, đụng vào thì con khóc ré lên. Tôi phải làm gì cho con? (Trần Quang Sáng - Trà Vinh)
- Sau khi tiêm ngừa vết tiêm có thể gây sưng đau cho bé. Bạn có thể lấy một chai nước mát chườm lạnh tại vị trí tiêm cho bé dễ chịu hơn. Nếu bé vẫn còn khó chịu nhiều bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau (là loại thuốc thường dùng để hạ sốt của bé theo liều thường dùng của bé). Thường các triệu chứng sưng đau tại chỗ tiêm kéo dài khoảng 2 - 3 ngày tùy loại vắc xin. Nếu bé còn sưng đau nhiều, vết tiêm có nóng đỏ, có mủ, bạn nên cho bé đến khám tại cơ sở tiêm để được kiểm tra.
* Xin cho hỏi mũi 6in1 khác 5in1 như thế nào? (Diệu Thùy Linh - Long An)
- Mũi 5in1 có 2 loại:
+ Quinvaxem của Hàn Quốc được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng trước đây và hiện được thay thế bởi vắc xin Combi Five phòng ngừa 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do Hib. Đây là vắc xin sử dụng kháng nguyên ho gà toàn tế bào. Vắc xin này thiếu bệnh bại liệt nên được uống thêm vắc xin ngừa bại liệt riêng
+ Pentaxim của Pháp sử dụng trong dịch vụ là vắc xin phòng ngừa 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não do Hib. Đây là vắc xin sử dụng kháng nguyên ho gà vô bào. Vắc xin này thiếu viêm gan B nên sẽ tiêm thêm 1 mũi viêm gan B rời
Mũi 6in 1: Hiện tại có 2 loại vắc xin 6in1 đều được sử dụng trong tiêm dịch vụ là Infanrix hexa của Bỉ và Hexaxim của Pháp. 2 loại vắc xin này đều phòng đủ 6 bệnh nêu trên và đều sử dụng kháng nguyên ho gà vô bào.
Các vắc xin sử dụng kháng nguyên ho gà vô bào ít gây các tác dụng phụ hơn do đưa vào cơ thể lượng kháng nguyên lạ ít hơn. Dù bạn cho bé tiêm 5in 1 hay 6in1 thì bé cũng sẽ phải được tiêm ngừa đủ 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do Hib, bại liệt (với các mũi đi kèm).
* Con em 10 tháng đã tiêm phòng sởi mũi 1. Nhưng 12 tháng thay vì tiêm viêm não nhật bản thì lại bị tiêm nhầm mũi sởi nữa. Liệu con em có bị làm sao không ạ (Trịnh Thị Hợp)
- Thông thường bé 9 tháng được tiêm 1 mũi sởi đơn, đến 18 tháng sẽ được nhắc lại sởi muĩ 2 hoặc với các bé tiêm sởi quai bị rubella dịch vụ có thể tiêm từ 15 - 16 tháng.
Bé bị tiêm nhầm 1 mũi sởi lúc 12 tháng thì không bị ảnh hưởng gì do sởi đã có thể tiêm cho bé từ 9 tháng, tuy nhiên bé cũng sẽ cần nhắc thêm 1 mũi lúc 18 tháng lại vì mũi bạn tiêm lúc12 tháng này không có giá trị nhắc lại cho cơ thể về bệnh sởi.
* Con em được 5 tháng rồi. Tiêm lao, uống đủ rota rồi nhưng mới tiêm được 1 mũi 6 trong 1 thôi. Đang đợi mãi chưa có vaccine. Cho e hỏi có sao không ạ? Em cảm ơn! (Trịnh Phương Thảo - Trà Vinh)
- Vắc xin 6 trong 1 hiện tại đã có lại, bạn có thể cho bé đến tiêm tại các cơ sở dịch vụ.
Do tình trạng hết thuốc, bé bệnh hoặc những lý do khác nên đôi khi lịch tiêm các vắc xin có thể bị trễ. Khi có lại vắc xin bạn có thể cho bé tiêm những mũi tiếp theo mà không ảnh hưởng tới tác dụng của vắc xin. Nếu có điều kiện bạn có thể hỏi những nơi khác còn vắc xin không để tiêm sớm cho bé. Đúng lịch tiêm vẫn là tốt nhất.
* Em mới cho cháu đi chích khi sáng. Vậy có thể tắm cháu vào buổi chiều được không bác sĩ (Nguyễn Phương - Cần Thơ)
- Được nhé bạn. Sau khi tiêm ngừa xong các bé vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhé, bao gồm cả tắm rửa. Hạn chế chạm vào vị trí tiêm nhé. Thân ái!
* Bé nhà cháu được 2 tháng tuổi vừa đi tiêm phòng mũi 5 trong 1 mũi đầu tiên. Sau khi tiêm xong các cô y tá ở trạm xá phát cho thuốc hạ sốt, dặn là sau khi tiêm 1h thì cho bé uống, tuy nhiên theo cháu tìm hiểu thì được biết thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi em bé sốt trên 38,5 độ. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là thuốc hạ sốt nên uống khi nào ạ (Nguyễn Phương Trang - Tiền Giang)
- Thông tin thuốc hạ sốt nên dùng khi bé sốt trên 38,5 độ C (nhiệt kế đo ở nách là 38 độ C) là đúng nha bạn. Tuy nhiên vắc xin 5 trong 1 ở trạm y tế thường gây phản ứng sốt, một số bé có thể sốt cao đồng thời là phản ứng đau tại chỗ tiêm nhiều nên thuốc này được cho ngoài tác dụng hạ sốt còn tác dụng giảm đau cho bé nữa nhé. Bạn có thể cho bé uống 1 liều và theo dõi những triệu chứng của bé. Nếu bé còn sốt, còn đau có thể cho bé uống tiếp 1 liều cách liều đầu ít nhất 4 giờ.
* Tôi nên dẫn con đi chích vào buổi sáng hay buổi chiều thì tốt hơn (Trần Trung - An Giang)
- Nếu có điều kiện bạn nên cho bé đi tiêm vào buổi sáng nhé. Vì những tác dụng phụ và phản ứng của vắc xin có thể xảy ra trong vòng 24 giờ, đặc biệt là những giờ đầu tiên. Nếu bé được tiêm buổi sáng bé sẽ được gia đình theo dõi phản ứng dễ dàng hơn đồng thời nếu bé sốt mẹ sẽ dễ chăm bé hơn mà ít ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Đặc biệt một số loại vắc xin có thể có triệu chứng sốt như 5 trong 1, cúm, não mô cầu, phế cầu...
* Xử lý thế nào khi con bị sốt sau khi chích ngừa? Nguyễn Phan Long - Hậu Giang
- Sốt nhẹ hoặc vừa là phản ứng thông thường có thể xảy ra hoặc không sau khi tiêm ngừa vắc xin. Nếu bé bị sốt sau tiêm ngừa, bạn nên cho bé mặc đồ thoáng mát, lau người cho bé, cho bé uống thêm nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế đo nách. Nếu nhiệt kế chỉ trên 38 độ C thì cho bé uống thuốc hạ sốt. Đồng thời theo dõi bé, nếu bé có sốt cao trên 40 độ C hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày hoặc bé có những triệu chứng bất thường khác nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế địa phương.
* Con mình sắp đi chích ngừa cúm, hỏi một số người có kinh nghiệm họ đều bảo nên cho bé ăn lòng đỏ trứng gà trong khoảng 3 tuần, tuần ăn 1 lần để xem thử bé có bị dị ứng với trứng không, nếu không bị thì đưa đi chích, còn bị thì không nên chích. Vậy có đúng không? (Ngọc Huệ - Bạc Liêu)
- Trước kia bác sĩ thường hướng dẫn cho bé ăn thử trứng trước khi tiêm ngừa cúm, nếu bé bị dị ứng thì không tiêm vắc xin này. Tuy nhiên hiện tại theo hướng dẫn của các bác sĩ đầu ngành và hướng dẫn của các hãng vắc xin thì không cần thiết nữa.
Do vắc xin cúm được tiêm cho bé từ 6 tháng tuổi, thời điểm này là thời điểm bé mới tập ăn dặm thường chưa ăn trứng, nếu có ăn cũng chỉ được phép ăn lòng đỏ trong khi kháng nguyên sử dụng trong vắc xin ngừa cúm là protein của lòng trắng trứng. Vì vậy dù bé không dị ứng với lòng đỏ trứng thì vẫn có thể phản ứng với vắc xin cúm.
Vì vậy bé từ 6 tháng vẫn nên tiêm ngừa cúm dù chưa được ăn trứng lần nào. Bé cần được theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm ngừa và tiếp tục theo dõi tại nhà 24 giờ như những vắc xin khác.
Nếu bé đã có tiền sử dị ứng với trứng thì sẽ tạm ngưng tiêm cúm. Khi bé sau 1 tuổi có thể cho bé thử ăn trứng lại nhiều lần vì tình trạng dị ứng trứng này có thể giảm sau khi bé lớn hơn. Nếu bé không còn dị ứng trứng thì có thể cho bé tiêm ngừa cúm bình thường.
* Nên tiêm chủng cho con ở trạm xá hay là nên mời bác sĩ về nhà tiêm dịch vụ (Đặng Thị Tuất - Kiên Giang)
- Vắc xin là loại sinh phẩm bắt buộc phải tiêm tại cơ sở y tế có giấy thẩm định của sở y tế và đã được công bố đạt tiêu chuẩn. Vì vậy không thể mời bác sĩ về nhà tiêm được. Đồng thời vắc xin có nguy cơ gây ra sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. Do đó không thể mang về nhà để tiêm được bạn nhé.
* Con tôi 4 tuổi đang bị thủy đậu, lúc 15 tháng đã chích ngừa thủy đậu, và sau đó 6 tháng cũng chích thêm 1 mũi nhắc lại. Vậy cho hỏi nguyên nhân là vì sao? (Nguyễn Thị Dịu - Tri Tôn)
- Vắc xin ngừa thuỷ đậu hiện nay có khuyến cáo nên tiêm 2 mũi cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên sau khi tiêm 1 mũi tác dụng phòng bệnh chỉ khoảng 83%, ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi tác dụng phòng bệnh của vắc xin cũng chỉ đạt đến 97%. Bé vẫn có thể bị thuỷ đậu. Tuy vậy bé sẽ bị nhẹ hơn, ít nốt thuỷ đậu hơn những bé chưa được tiêm liều nào đồng thời những biến chứng nặng của thuỷ đậu như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết thì sẽ rất hiếm xảy ra nhé.
* Em mới sinh cháu xong, khi nào thì mới cho cháu đi chích ngừa được và mũi vacxin đầu tiên cho cháu là gì vậy thưa bác sĩ? (Diệu Thanh Trinh - Tân Châu)
- Bé mới sinh xong sẽ được tiêm 2 mũi đầu tiên tại cơ sở sinh là viêm gan B và lao.
Khi bé được 2 tháng sẽ được tiêm những muĩ tiếp theo. Nếu bạn cho bé tiêm ở trạm y tế sẽ được tiêm 5 trong 1 và uống ngừa bại liệt. Nếu bạn cho bé tiêm ở cơ sở dịch vụ sẽ được tiêm 6 trong 1 (bao gồm đủ 6 bệnh có cả bại liệt) và có thể cho bé uống thêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
* Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì tác dụng phòng bệnh của mũi vắc xin đó như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không? (Trần Xuân Hiên)
- Lịch tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều bé có thể bị sởi trước thời điểm này nên tại một số quốc gia sởi có thể được tiêm cho bé nhỏ hơn 9 tháng tuổi. Nên nếu bé bạn được tiêm trước thời điểm này cũng không ảnh hưởng gì. Bé vẫn cần phải nhắc lại mũi sởi 2 (hoặc mũi sởi rubella) lúc 18 tháng.
* Con mình 6 tháng, đã cho uống 2 liều vắc xin Rotarix lúc 3 tháng và 4 tháng, vậy mà hôm qua phải cho cháu nhập viện vì tiêu chảy. Kết quả xét nghiệm phân là Rota dương tính. Mong bác sĩ giúp cho (Trương Thanh Tú - Lấp Vò)
- Vắc xin Rotarix là vắc xin của Bỉ có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Khi bé được uống liều đầu sẽ được bảo vệ lên đến 95% và liều nhắc thứ 2 cho tác dụng bảo vệ lên đến 97 - 98% đối với bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Bé bạn đã uống 2 liều nhưng vẫn bị thì có thể do bé nằm trong 3% số bé chưa được bảo vệ. Tuy nhiên triệu chứng của bé sẽ nhẹ hơn và ít các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, nhiễm trùng huyết. Bạn chú ý cho bé bù đủ nước nhé.
* Em mới sinh cháu xong, khi nào thì mới cho cháu đi chích ngừa được và mũi vacxin đầu tiên cho cháu là gì vậy thưa bác sĩ? (Diệu Thanh Trinh - Tân Châu)
- Bé mới sinh xong sẽ được tiêm 2 mũi đầu tiên tại cơ sở sinh là viêm gan B và lao.
Khi bé được 2 tháng sẽ được tiêm những muĩ tiếp theo. Nếu bạn cho bé tiêm ở trạm y tế sẽ được tiêm 5 trong 1 và uống ngừa bại liệt. Nếu bạn cho bé tiêm ở cơ sở dịch vụ sẽ được tiêm 6 trong 1 (bao gồm đủ 6 bệnh có cả bại liệt) và có thể cho bé uống thêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
* Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì tác dụng phòng bệnh của mũi vắc xin đó như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không? (Trần Xuân Hiên)
- Lịch tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều bé có thể bị sởi trước thời điểm này nên tại một số quốc gia sởi có thể được tiêm cho bé nhỏ hơn 9 tháng tuổi. Nên nếu bé bạn được tiêm trước thời điểm này cũng không ảnh hưởng gì. Bé vẫn cần phải nhắc lại mũi sởi 2 (hoặc mũi sởi rubella) lúc 18 tháng.
* Con mình 6 tháng, đã cho uống 2 liều vắc xin Rotarix lúc 3 tháng và 4 tháng, vậy mà hôm qua phải cho cháu nhập viện vì tiêu chảy. Kết quả xét nghiệm phân là Rota dương tính. Mong bác sĩ giúp cho (Trương Thanh Tú - Lấp Vò)
- Vắc xin Rotarix là vắc xin của Bỉ có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Khi bé được uống liều đầu sẽ được bảo vệ lên đến 95% và liều nhắc thứ 2 cho tác dụng bảo vệ lên đến 97 - 98% đối với bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Bé bạn đã uống 2 liều nhưng vẫn bị thì có thể do bé nằm trong 3% số bé chưa được bảo vệ. Tuy nhiên triệu chứng của bé sẽ nhẹ hơn và ít các biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, nhiễm trùng huyết. Bạn chú ý cho bé bù đủ nước nhé.
* Có cách nào để biết trước là trẻ có dị ứng với vắc xin sắp được tiêm không, thưa các BS? Vì tôi thấy nhiều trường hợp có phản ứng sau tiêm thì được BYT giải thích là do cơ địa. Xin các BS giải thích thêm (Phương Diễm - Cần Thơ)
- Phản ứng phản vệ với vắc xin hoặc các loại thuốc tiêm có thể xảy ra với bất kỳ ai và không thể dự báo trước được. Ngay cả một số người có thể dị ứng với cả thức ăn đã từng ăn hoặc các loại thuốc uống. Những người có cơ địa dễ dị ứng, dễ bị nổi mày đay, có bệnh lý hen suyễn dễ bị phản ứng hơn do cơ địa nhạy cảm hơn. Bạn cần thông tin cho bác sĩ tình trạng bệnh lý bản thân, tình trạng dị ứng nếu có trước khi tiêm ngừa để bác sĩ tư vấn cụ thể cho bạn tuỳ loại thuốc tiêm.
* Khi nào thì cho trẻ đi chích ngừa bại liệt? Con tôi giờ đã được 2 tuổi rồi (Đậu Thanh Tâm - Sa Đéc)
- Vắc xin ngừa bệnh bại liệt thường được cho uống cùng lúc với tiêm 5 trong 1 ở trạm y tế lúc bé được 2 - 3 - 4 tháng tuổi. Hiện tại không có vắc xin ngừa bại liệt đơn để nhắc cho bé lớn hơn. Nếu bé chưa được uống hoặc tiêm ngừa bại liệt bạn có thể cho bé tiêm vắc xin Tetraxim là vắc xin phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Vắc xin này có thể tiêm cho bé từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi nhé.
* Thưa bác sĩ, con gái em năm nay 3 tuổi (sinh năm 2015). Bé có chích 4 mũi vắc xin dịch vụ 6 trong 1 Infarix Hecxa. Em nghe nói ở các nước tiên tiến, loại vắc xin vô bào phải được chích đến 6 mũi thì mới tạo được kháng thể. Vậy bé nhà em có nên đi chích thêm 2 mũi vắc xin nữa không? Khi chích xong mũi thứ 4, không thấy bác sĩ chỉ định cho chích thêm mũi vắc xin nữa, như vậy có đúng không ạ? (Huyền, Quảng Ngãi)
- Hiện tại vắc xin Infanrix hexa theo thông tin kê toa sử dụng tại Việt Nam chỉ cho phép tiêm 4 lần và tiêm cho bé dưới 24 tháng tuổi. Vì vậy nếu bé đã tiêm đủ 4 mũi thì bé đã được bảo vệ đến 5 tuổi đối với 6 bệnh lý trong vắc xin. Sau lứa tuổi này bé có thể được tiêm những vắc xin đơn để nhắc lại như vắc xin viêm gan B, vắc xin ngừa bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt.
* Hiện nay virus cúm H1N1 có vẻ đang lan truyền rất mạnh. Xin bác sĩ cho biết trẻ ở độ tuổi nào thì có thể chích được vắc xin ngừa cúm? Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có chích ngừa được không? 1 mũi vắc xin cúm có thể bảo vệ cơ thể trong thời gian bao lâu? (Bạch Dinh, Huế)
- Hiện tại đang có thông tin về dịch cúm H1N1. Các vắc xin ngừa cúm đều có thành phần kháng nguyên kháng H1N1.
Độ tuổi tiêm ngừa cúm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có 2 loại vắc xin ngừa cúm.
+ Vắc xin ngừa cúm liều 0,25 ml (cúm nhỏ) dành cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
+ Vắc xin ngừa cúm liều 0,5ml (cúm lớn) dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn.
Trẻ lần đầu tiên tiêm cúm sẽ được tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, sau đó cần nhắc lại hàng năm. Vắc xin ngừa cúm chỉ có tác dụng trong 1 năm. Sau đó phải tiêm nhắc để tiếp tục được bảo vệ.
Trẻ dưới 6 tháng chưa được tiêm ngừa cúm nhé.
* Thưa bác sĩ, tiêm vắc xin được hiểu như tiêm chất độc vào cơ thể của bé. Hiện nay, số lượng các loại vắc xin phải tiêm và nên tiêm có rất nhiều. Bác sĩ có thể tư vấn về một danh sách số lượng vắc xin tối thiểu cần thiết để tiêm cho trẻ được không? (Trần Văn Quang, Phú Yên)
- Tiêm ngừa là giúp cơ thể bảo vệ bệnh, các thành phần trong vắc xin là sử dụng kháng nguyên từ các vi khuẩn hoặc virus đã được bất hoạt hoặc làm yếu để giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ cho các bệnh lý được tiêm ngừa. Do đó không phải là tiêm chất độc vào cơ thể. Hiện tại có rất nhiều vắc xin phòng bệnh khác nhau. Bạn có thể ưu tiên cho bé tiêm các mũi kết hợp như 6 trong 1, sởi - quai bị - rubella, viêm gan AB để giảm bớt số mũi tiêm cho bé. Ngoài ra nên cho bé tiêm phòng thêm viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, não mô cầu, phế cầu. Đó là những bệnh thường xảy ra và nên ưu tiên tiêm ngừa trước bạn nhé.
* Thưa bác sĩ, tại sao có nhiều loại vắc xin phối hợp nhiều loại trong khi lại có vắc xin đơn từng loại. Ví dụ có vắc xin sởi, lại có vắc xin sởi – quai bị - rubella. Theo bác sĩ, nên chích vắc xin đơn từng loại hay chích vắc xin kết hợp? Có phải tỷ lệ phản ứng của cơ thể khi chích vắc xin kết hợp sẽ nhiều hơn và nặng hơn so với chích vắc xin riêng lẻ phải không (Nguyễn Văn Khuyến, Đà Nẵng)
- Các vắc xin phối hợp thường là những vắc xin ra đời sau với công nghệ mới hơn, đa phần ít gây những phản ứng phụ cho bé hơn chứ không phải là tỷ lệ phản ứng nhiều hơn nhé. Nếu có điều kiện bạn nên cho bé tiêm những mũi kết hợp để đỡ số lần tiêm cho bé, phòng ngừa được nhiều bệnh hơn và bé ít bị những phản ứng dị ứng hơn nhé.
* Thưa bác sĩ, mẹ em năm nay 78 tuổi. Nghe nói virus cúm H1N1 có thể khiến người già bị ảnh hưởng nặng. Vậy, mẹ em có nên đi chích ngừa văc xin cúm hay không? (Hồ Thị Thu, Bình Định)
Người lớn tuổi là những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi nhiễm cúm, vì vậy bạn nên đưa mẹ đi tiêm ngừa cúm càng sớm càng tốt và tiêm nhắc hàng năm nhé.
* Một người bạn có 2 con trai sinh đôi. Sau khi chích ngừa vắc xin Qinvaxem về thì có dấu hiệu ít nói. Sau đó người bạn thông báo con anh bị chậm phát triển, tự kỷ nhẹ. Anh ấy phản đối việc tiêm vắc xin rất quyết liệt. Theo bác sĩ, có khả năng nào dù là rất nhỏ, chuyện tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé hay không? (Lê Lan Phương, Nha Trang)
- Hiện tại các vắc xin sử dụng tại Việt Nam theo các nghiên cứu chưa cho thấy dấu hiệu có tự kỷ ít nói. Các tác dụng phụ có thểf, xảy ra của vắc xin nếu có cũng chỉ thường kéo dài trong vòng 2 ngày, trễ nhất là 1 tuần đối với các triệu chứng sưng đau. Bạn của bạn nên cho bé đi khám thêm để phát hiện những dấu hiệu chậm phát triển tự kỷ nếu có. Những rối loạn này có thể điều trị nếu phát hiện và điều chỉnh sớm.
* Thưa bác sĩ, nghe nói loại vắc xin Combo Five sẽ đưa vào thay thế Quinvaxem. Nếu bây giờ, chích ngừa cho bé, nên chọn loại cũ Quinvaxem hay là vắc xin mới đưa vào Combo Five (Nguyễn Khôi, Bình Thuận)
- 2 loại vắc xin Quinvaxem và Combi Five đều là vắc xin 5 trong 1 có chứa thành phần ho gà toàn tế bào, cả 2 loại vắc xin đều cần phải uống thêm vắc xin ngừa bại liệt rời cho đủ 6 bệnh. Do đó 2 loại này có thể thay thế cho nhau khi cần. Bạn có thể cho bé tiêm loại nào cũng được nhé. Nếu ở trạm y tế có cả 2 loại vắc xin thì ưu tiên loại bé đã được tiêm mũi 1 (nếu có).
* Thưa bác sĩ, con gái em 12 tháng, hay thở khò khè, có dấu hiệu bị hen suyễn. Em đang lo không chích được vắc xin cho bé. Nếu phải chích, bé nên chích vắn xin dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng? Nếu bị hen suyễn có nên chích ngừa vắc xin cho bé hay không? Cám ơn bác sĩ (Trần Thị Huê, Quảng Nam)
- Hen suyễn không phải là chống chỉ định của tiêm ngừa, những thời điểm bé ngoài cơn, không sốt, giảm khò khè, không khó thở vẫn có thể cho bé tiêm ngừa bình thường. Bạn nên cho bé khám tại chuyên khoa hen suyễn để bé được điều trị và theo dõi lâu dài. Khi tình trạng bé ổn bạn có thể hỏi bác sĩ để cho bé đi tiêm ngừa. Bé có thể tiêm vắc xin dịch vụ hoặc mở rộng tùy điều kiện của mình.
* Thưa bác sĩ, có người chỉ nên cho bé uống lá tía tô xay trước khi chích ngừa vắc xin để bé khỏi sốt. Em bé của em 11 tháng tuổi. Có nên thực hiện theo cách này không (Trần Nguyễn Thu Hương, Ninh Thuận)
- Chưa có nghiên cứu nào cụ thể chứng minh tác dụng của lá tía tô trên phản ứng sau tiêm ngừa, tuy nhiên theo dân gian, lá tía tô có tác dụng giảm sốt, giảm các triệu chứng của cảm cúm. Bạn có thể cho bé uống với liều lượng vừa phải. Đồng thời bạn không nên chủ quan, vẫn cần phải theo dõi kỹ bé để kịp thời phát hiện những phản ứng sau tiêm.
* Thưa bác sĩ, em bé sau khi chích vắc xin về thì quấy khóc nhiều, 5 ngày rồi không đi ngoài được. Bà ngoại bảo nên xoa xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Làm vậy có được không bác sĩ? Nên làm sao cho bé đi ngoài được ạ? (Trần Thu Linh, Quy Nhơn)
- Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin thường chỉ kéo dài trong vòng 2 ngày. Nếu bé vẫn còn quấy khóc nhiều, bạn nên cho bé đi khám để loại trừ các bệnh lý khác.
Động tác xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ có thể giúp bé bớt chướng bụng, bớt hơi trong bụng, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể kết hợp chườm nóng bụng cho bé, cho bé ăn thêm các thực phẩm nhiều xơ như rau, chuối, đu đủ (nếu bé đã tập ăn).
- Thưa bác sĩ, em nghe nói vắc xin ngừa não mô cầu có hai loại là BC và AC. Theo bác sĩ, chọn loại vắc xin nào có hiệu quả mà ít phản ứng với trẻ? Vắc xin ngừa não mô cầu có thực sự quan trọng và nhất thiết phải tiêm cho bé hay không? (Lý Thanh Mai, Bình Thuận)
- Bệnh lý viêm màng não do não mô cầu là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến những biến chứng nặng và có thể tử vong. Do đó tiêm ngừa vắc xin não mô cầu là cần thiết.
Vắc xin não mô cầu AC và BC là 2 loại vắc xin khác nhau phòng ngừa những type khác nhau của bệnh lý này. Nếu có điều kiện bạn nên tiêm cả 2 loại vắc xin.
Hiện tại vắc xin não mô cầu AC đã hết. Bạn nên cho bé tiêm não mô cầu BC sớm vì thời điểm mùa hè thường là thời điểm của các bệnh lý do não mô cầu nhé.
* Thưa bác sĩ, con trai em đã 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1. Cỡ tuổi này có thể chích ngừa vắc xin thủy đậu được hay không? Bé chưa chích ngừa thủy đậu bao giờ. (Nguyễn Yến Nhi, Khánh Hòa)
- Nếu bé chưa tiêm và chưa bị thủy đậu bao giờ thì nên tiêm cho bé nhé.
Lịch tiêm thủy đậu bao gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng.
* Bé nhà em mỗi lần đi tiêm đều được ông bà chuẩn bị cho 1 lát khoai tây để buộc vào tay sau khi tiêm. Nhưng nhiều mẹ nói với em không nên làm như vậy vì có thể viêm nhiễm. Không biết em nên xử lý như thế nào ạ? (Phạm Hương - Hoài Đức, Hà Nội)
- Bạn không nên buộc hoặc đắp khoai tây vào vết tiêm ngừa do nguy cơ cao bị viêm nhiễm nhé. Nếu bé bị sưng đau sau tiêm có thể chườm lạnh bằng cách sử dụng chai nước mát chườm tại chỗ tiêm vào thời điểm sau tiêm trên 4 giờ.
* Em chào các bác sĩ, con em năm nay 5 tuổi, nhưng mới tiêm 2 mũi viêm não Nhât Bản. Mũi thứ ba đã qua lịch hẹn 2 năm. Em muốn đưa con đi tiêm nhắc lại liệu có còn tác dụng không ạ? (Thu Minh - Ba Vì, Hà Nội)
Vẫn tiêm nhắc được nhé. Không có khuyến cáo tiêm lại từ đầu cho các trường hợp tiêm trễ này. Vắc xin viêm não Nhật Bản sau mũi 3 sẽ còn nhắc nhiều lần mỗi 3 năm đến năm 15 tuổi. Những mũi nhắc sau này sẽ giúp cơ thể đẩy kháng thể cao hơn nên bé vẫn nên tiếp tục tiêm nhé.
* Chào các bác sĩ, em đang mang thai con đầu, nay là tuần thứ 25. Các bác sĩ có dặn em tới tuần 28 tiêm uốn ván nhưng em bị phát hiện tiểu đường thai kỳ. Nhiều người nói tiêm uốn ván rất dễ có biến chứng nên không nên tiêm. Em đang rất băn khoăn, xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ (Thu Mây - Thanh Hóa)
- Vắc xin ngừa uốn ván được sử dụng trong thai kỳ là vắc xin rất an toàn. Nếu dễ có biến chứng thì đã không được sử dụng cho bà mẹ mang thai rồi. Thường phản ứng phụ xảy ra như mệt, chóng mặt, nhức đầu đa phần là do các bà mẹ chưa được ăn uống đầy đủ trước khi tiêm hoặc bị mệt do đi khám thai vất vả trước đó. Vì vậy trước khi tiêm bạn nên ăn uống đầy đủ, đồng thời nghỉ mệt trước khi vào phòng tiêm nhé.
* Thưa bác sĩ, con gái em năm nay 10 tuổi, em đang phân vân có nên chích ngừa vắc xin HPV không. Em từng đọc một bài viết khuyến cáo không nên tiêm, thậm chí người dân Mỹ và Nhật Bản đã tẩy chay vắc xin này ạ (Minh Hồng - Lạng Sơn)
- Hiện tại vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vẫn đang được sử dụng tại Mỹ và Nhật Bản nhé. Do bên đó đã sản xuất ra loại vắc xin mới với nhiều kháng nguyên bảo vệ hơn nên hạn chế sử dụng loại cũ thôi ạ. Các trường hợp tai biến với vắc xin là những trường hợp lẻ tẻ. Hiện tại chưa có nghiên cưú nào chứng minh vắc xin có tác hại đến sức khỏe người sử dụng.
Bé 10 tuổi là có thể tiêm được rồi nhé.
* Bé nhà em sinh thiếu tháng (sinh khi mới hơn 7 tháng tuổi) nên gặp vấn đề hô hấp. Bé cũng thường xuyên bị ốm, thể trạng yếu. Nay con đã 1 tuổi nhưng gần như chưa tiêm phòng được mũi nào, em rất lo lắng nhưng lại sợ với sức khỏe của con như vậy, tiêm phòng vào sẽ nguy hiểm. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ (Bảo Khanh - Vĩnh Phúc)
- Tiêm ngừa vắc xin giúp cho bé ít bị nhiễm các bệnh lý có trong vắc xin hơn, do đó nếu tình trạng bé hiện tại ổn bạn nên cho bé tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Bé sinh non nhưng hiện tại đã trở về mức gần như bình thường thì vẫn tiêm ngừa theo lịch được nhé. Nếu lo lắng bạn có thể cho bé tiêm tại các cơ sở lớn để được theo dõi kỹ hơn hoặc tiêm các vắc xin dịch vụ để ít những phản ứng phụ hơn.
* Chào BS, con em sau khi sinh có đi chích ngừa lao. Nhưng sau đó em thấy không để lại sẹo. Mới đây, em nghe thông tin nếu không thấy sẹo trên tay thì buộc phải đi tiêm lại. Điều này có đúng không ạ, con trai em hiện 30 tháng tuổi ạ (Nhật Minh - Đan Phượng, Hà Nội)
- Sau tiêm ngừa lao thường các bé đều có sẹo ở tay, nếu bé không có sẹo nghĩa là vắc xin chưa có tác dụng. Tuy nhiên bé 30 tháng tuổi không có khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin này nữa. Thường bé sẽ được hưởng kháng thể tự nhiên từ cộng đồng nên bạn đừng nên lo lắng quá.
Báo Phụ Nữ
Ảnh: Phùng Huy
Chia sẻ bài viết: |
Nám má một vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ châu Á, tuy không ảnh hưởng về mặt sức khỏe, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ gây mất tự tin cho người mắc tình trạng này.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bệnh tay chân miệng đang vào mùa, số ca bệnh trong tháng 9 tăng gấp đôi tháng 8.
Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu một làn da mịn màng, không tì vết, nhưng nếu lỡ bạn bị một vấn đề nào đó thì có nguy cơ sẽ để lại sẹo. Khi đó, làm thế nào để hạn chế tình trạng sẹo xấu?
Là phụ nữ, ai cũng mơ ước sở hữu một gương mặt mộc với làn da đẹp không tỳ vết. Muốn có làn da đẹp, khỏe khoắn, mịn màng chúng ta cần biết chăm sóc da mặt đúng cách và khoa học.
Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 0 - 15 mắc các tật khúc xạ phải đeo kính.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, làn da dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều vấn đề về da. Ngoài tránh nắng và sử dụng biện pháp che chắn như nón rộng vành, áo khoác, kính mát… thì sử dụng kem chống nắng rất quan trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh rất thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn.
Từ 14g ngày 22/3/2019, báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Vitamin E – Công dụng diệu kỳ” với sự tham gia của bác sĩ Phương Mai – Chuyên khoa 2 Da liễu – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các bệnh răng miệng, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm sao để hơi thở thơm tho?”, từ 9g sáng ngày 7/12.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị, tình trạng viêm dạ dày vẫn tái phát. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm dạ dày, cách chữa dứt điểm, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Viêm dạ dày chữa hoài không dứt?”.
Để giúp du khách tìm hiểu về visa đi Mỹ cùng tỷ lệ đậu cao, báo Phụ Nữ phối hợp cùng Công ty Du lịch Tugo tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Các bước xin visa Mỹ” vào lúc 9g00, thứ Năm ngày 25/10/2018.
9g sáng nay, 12/10, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến “Để mô hình bác sĩ gia đình phát huy hiệu quả tại y tế cơ sở”.
Để giúp các bà mẹ phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, Báo Phụ Nữ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, có gì bất thường?” vào lúc 9 giờ hôm nay, ngày 11/10.
Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp cùng với nhãn hàng sữa dê công thức DG tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Duy trì nhịp sinh lý cho bé khi sử dụng sữa công thức” vào lúc 9g00 ngày 25/9.
Báo Phụ Nữ phối hợp với nhãn hàng kẹo dẻo dinh dưỡng PNKids tổ chức buổi giao lưu trực tuyến lúc 14g00 ngày 12/9, với sự tư vấn của bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêu chuẩn cái đẹp trong phẫu thuật thẩm mỹ" diễn ra từ lúc 9g ngày 24/8 tại Báo Phụ Nữ.
Ở phụ nữ 25 tuổi, trán và mi dưới xuất hiện nếp nhăn đầu tiên. Bước sang tuổi 30 tuổi xuất hiện vết chân chim ở đuôi mắt, 40 tuổi nếp nhăn thường trực ở trước tai và ngấn cổ nổi rõ…
Buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ Nữ và Bệnh viện Quốc tế City phối hợp tổ chức, từ lúc 13g30 hôm nay, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy.
Du lịch châu Âu chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi như hiện nay. Cảnh đẹp thơ mộng, những tòa nhà cổ kính, xen kẽ những nét huyền bí khiến ai cũng bị mê hoặc khi đặt chân đến châu Âu, nhất là vào mùa thu.