Để giải đáp những thắc mắc, trăn trở từ bạn đọc, Báo Phụ Nữ sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Trẻ bị bạo hành: Ba mẹ ơi hãy ở bên con!” vào lúc 9h ngày 8/12.
Khi con trẻ đi học có tính tình nhút nhát, khó hòa nhập, thường khó tránh khỏi những ký ức không tốt về việc bị bạn bè uy hiếp. Nếu bé lặng lẽ quá cũng bị các bạn vào hùa vây đánh. Nếu bé nổi giận và đánh lại lại bị bạn đánh đập và trêu chọc nhiều hơn. Là cha mẹ không thể ở bên con suốt ngày, tôi nên làm gì?( Thanh Tâm Nguyễn, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Với trường hợp này, ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ một số kỹ năng nhỏ dành cho trẻ đang trong giai đoạn đi học mẫu giáo như chơi với bạn, giúp trẻ cách bày tỏ cảm xúc, trong trường hợp ba mẹ khó làm điều này với trẻ, có thể đưa trẻ đến các tâm lý gia trẻ em, ở đó, người ta sẽ hướng dẫn cả cho bố mẹ và trẻ cách thể hiện cảm xúc.
Cha mẹ cố gắng nói chuyện với cô giáo, giúp đỡ cho trẻ vì bạn nên nhìn ở góc độ tại sao con bạn nhút nhát, khó hòa nhập. Có thể một phần là do tính cách, một phần là ở nhà bé ít giao tiếp cùng người nhà nên khi ở xa nhà hay nơi đông người bé sẽ khó thể hiện được ý muốn của mình.
Bạn không thể ở bên con cả ngày nhưng có thể dành cho con 5-7 phút mỗi ngày sau khi đi làm về hoặc trước khi đi ngủ, hoặc trước khi trẻ bắt đầu đến trường, đây là thời gian hoàn toàn dành cho trẻ, để chia sẻ, đọc sách với con, trò chuyện với con. Quan trọng là mỗi độ tuổi sẽ có cách hướng dẫn cho trẻ khác nhau.
Với trẻ nhút nhát, cũng có thể do tính cách bé hướng nội, bạn có thể khơi gợi bằng cách cùng bé kể những câu chuyện, chia sẻ những chủ đề mà bé thích và từ đó có thể giúp cho bé bộc lộ được những suy nghĩ và cảm xúc riêng với người khác.
Kính thưa bác sĩ Hoàng Yến, hiện tôi đang làm tại một lớp mầm non. Đã có lần tôi quá bực mình với trẻ và phạt bằng cách đánh vào tay. Cha mẹ học sinh cũng biết chuyện, và đồng ý cho tôi phạt cháu bằng cách đó. Từ đó, học sinh biết nghe lời hơn, và sợ tôi hơn. Theo bác sĩ, tôi có nên tiếp tục hình thức phạt này? Tôi xin cảm ơn.( Đông Hà, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Trẻ rất sợ bị đánh và những hình phạt bằng roi nhiều khi trẻ không biết lý do vì sao. Tôi hiểu là khi bạn ở trong lớp, để kiểm soát được nhiều trẻ khác nhau bạn rất mệt mỏi và căng thẳng. Khi bạn chọn công việc này tôi hiểu rằng bạn đã thật sự muốn giúp đỡ và yêu thương những đứa trẻ. Tuy nhiên, có những lúc vì áp lực của công việc và đòi hỏi của phụ huynh trong sự phát triển về thể chất và tinh thần của đứa trẻ mỗi ngày, nên bạn chọn hình thức đánh vào tay trẻ như là cách thể hiện sự uy quyền và muốn trẻ sẽ nghe theo lời của mình.
Không ai khuyến khích hình thức này, có thể sẽ mất nhiều thời gian để một đứa trẻ nghe lời nhưng không phải sợ những cô giáo mầm non. Đó là cách nói chuyện, chơi và giáo dục giúp cho trẻ hiểu và mong muốn được đến trường mỗi ngày hơn.
Thưa bác sĩ, liệu việc các giáo viên mầm non mắng mỏ, quát tháo trẻ vì trẻ hay mè nheo, hờn giận và không nghe lời... có được coi là bạo hành? Việc cô giáo nóng giận với trẻ liệu có gây sợ hãi, tâm lý tiêu cực cho trẻ không ạ?( Hoàng Lan, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Đối với hình thức mắng mỏ phát tháo trẻ vì trẻ hay mè nheo, không nghe lời cũng là hình thức của bạo hành. Việc cô giáo nóng giận với trẻ làm cho trẻ sợ hãi cũng sẽ gây tâm lý tiêu cực cho trẻ. Có nhiều khách để giúp cho trẻ nghe lời người lớn, không cần quát tháo hay thể hiện sự nóng giận. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn đối với các trẻ.
Mỗi đứa trẻ sẽ có sức chịu đựng khác nhau, vì vậy, tiêu cực đến với đứa trẻ cũng là khác nhau. Đây không phải là hình thức được khuyến khích ở trong các trường mầm non.
Bác sĩ có thể giải thích cụ thể thế nào là bạo hành trẻ em không ạ? Khái niệm "bạo hành" này nên được hiểu là những hành vi thế nào? Gây tác hại ra sao?( Minh Nhựt, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Bạo hành để hiểu khái niệm thì rất là rộng, không chỉ là hành vi mà còn là lời nói, thái độ, cử chỉ, những điều sẽ gây đau khổ đối với người nghe và người chứng kiến. Những điều này trẻ em không biết cách để đối phó với những thái độ và hành vi của người lớn gây ra. Vì vậy, đứa trẻ sẽ có những cách biểu hiện khác nhau để thể hiện sự chống đối, không đồng tình với những hành vi, thái độ, cử chỉ của người khác.
Tác hại rõ ràng ai cũng thấy, tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có một cách biểu hiện khác nhau. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách, thể chất và thậm chí là sức khỏe tâm thần của trẻ sau này. Vì vậy, không một ai được quyền gây nên sự bạo hành về thể chất hay tinh thần đối với trẻ.
Khi lớp quá đông, giáo viên chúng tôi không thể bảo ban được các cháu một cách nhẹ nhàng. Vậy làm sao phải 'quản' cả một tập thể gồm các cháu nhỏ không nghe theo mình? Nếu không nghiêm khắc, không 'phạt' thì tôi có thể làm gì để giữ được trật tự trong lớp? Thật sự có những lúc tôi không thể chịu nổi áp lực...( Hà Hồng Mộng, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Cô giáo mầm non là một nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, không phải chỉ cần có tình thương, trách nhiệm là có thể trở thành một cô giáo mầm non giỏi.
Với những lớp đông bé, mỗi bé lại là một cá tính, sự phát triển khác nhau, nên để có thể đưa lớp học vào nề nếp đòi hỏi cô giáo phải rất kiên nhẫn. Bạn có thể trau dồi kỹ năng nghề nghiệp bằng cách đọc truyện, cách chơi với các bé, nghĩ ra các trò chơi để các bé chơi với từng nhóm với nhau, khuyến khích sự tư duy, sáng tạo của các bé ngay từ khi bé còn đang học mẫu giáo,... Thông qua đó, bạn sẽ giúp những đứa trẻ nhút nhát chơi cùng các bạn, để các bé hiểu được sự chia sẻ nhường nhịn với nhau.
Khi trẻ không nghe lời, liệu tôi có nên phạt bằng cách tét vào tay, mông của trẻ không? Vì có lần, cha mẹ trẻ cũng dặn tôi có thể làm việc này... Tôi nên làm gì khi trẻ quá cứng đầu, được nuông chiều ở nhà nhưng lì lợm ở lớp?( Nguyễn Thi, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Không ai có quyền làm cho trẻ bị tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần, ngay cả cha mẹ. Cách đánh vào mông hay tét vào tay để giúp trẻ nghe lời hơn chỉ là giải pháp tạm thời. Không có mang tính giáo dục lâu dài. Không có đứa trẻ cứng đầu hay lỳ lợm. Mà đó là những đứa trẻ muốn được thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình nhưng không theo cách của người lớn mong muốn. Vì vậy, cách đánh đòn là cách nhanh nhất để trẻ phải nghe lời và sợ, nhưng không phải là một cách hay.
Làm giáo viên mầm non khó mà không quát tháo, hay mắng, thậm chí là đánh trẻ nhỏ. Bức xúc dồn nén không chỉ trong công việc và cuộc sống riêng của mỗi người khiến giáo viên có lúc không thể kiềm chế. Theo bác sĩ có nên cho phép trường học áp dụng một số 'hình thức phạt' đối với học sinh, được sự đồng ý của gia đình?( Huong Nguyen Hang, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Tôi chỉ muốn gửi đến bạn ý kiến cá nhân rằng, không nên tạo cho trẻ có những suy nghĩ rằng mình bị đánh hay bị trừng phạt là vì mình không phải là một đứa trẻ ngoan. Người lớn không được quyền gây tổn thương cho trẻ và cũng không cho mình cái quyền được làm điều đó với đứa trẻ vì đứa trẻ chỉ là một chưa lớn, đó cũng là một con người. Bé có được quyền như những công dân khác: không đánh đập, luôn được tôn trọng, luôn được yêu thương,...
Đánh đập là thể hiện sự bất lực của người lớn khi trẻ nhỏ không thuận theo ý mình.
Hiện nay, nhiều trường học đã lắp camera theo dõi tại các lớp. Vậy làm sao để phụ huynh và nhà trường phát hiện ra việc giáo viên đã đánh hay mắng trẻ trên lớp?( Nhat My, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Cách để phát hiện duy nhất trong trường hợp này là bạn phải dành thời gian ở bên con. Nói chuyện với con mỗi ngày, là một người bạn của con, bạn có thể cùng con kể những câu chuyện xảy ra hàng ngày khi con đang đi học và bạn phải dạy con về những kỹ năng mà trẻ đi học mần non phải có: về thân thể bản thân mình, sự yêu quý bản thân, cơ thể mình, những sự việc đang xảy ra mỗi ngày không phải là để mình theo dõi con mình trên lớp mà cách mình giúp đứa trẻ bộc lộ và chia sẻ để hiểu được rằng, mọi chuyện nó đang cùng con như: cùng con đi học mỗi ngày.
Cho tôi hỏi, có nên cho giáo viên mầm non đi học riêng một lớp tâm lý trị liệu không? Vì thực tế, công việc của họ rất stress. Cha mẹ ở nhà trông một đứa con thôi đã rất mệt mỏi rồi, huống chi họ phải chăm sóc cho quá nhiều cháu nhỏ?( Đình Ngân, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Tôi công nhận là công việc mầm non rất mệt mỏi và bạn chỉ cần học về tâm lý trẻ ở đối tượng mình đang chọn nghề. Còn các tâm lý gia sẽ là người chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho cô giáo mầm non.
Đúng là ở nhà cha mẹ chăm 1 đứa con rất cực, nhưng khi đánh họ cảm thấy họ được quyền đánh, vì đó là con của mình, khi người khác đánh họ sẽ nổi giận và cho rằng người khác không có quyền. Tuy nhiên, cách bạn đánh con cũng là cách bạn gián tiếp tạo cơ hội cho người khác được phép đánh con của mình.
Đối với các cháu nhỏ có biểu hiện sợ hãi vì từng bị cô giáo đánh đòn đau, tôi nên làm gì để các cháu đỡ sợ hơn khi tới lớp của mình?
( Lưu Mỹ Hà, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã đặt 1 câu hỏi về cách giúp đỡ đứa trẻ khi bị đánh đòn. Tôi cảm thấy rất vui vì vẫn còn có những cô giáo nhận ra, nhìn thấy những biểu hiện sợ hãi hay nhút nhát của đứa trẻ khi bị cô giáo đánh đòn. Bạn có thể làm một người bạn nhỏ với cháu nhỏ, thể hiện cho cháu thấy là bạn yêu thương cháu vô điều kiện, bạn quan tâm và thật sự lo lắng cho cháu. Khi có tình yêu thương, bạn có thể thay đổi mọi chuyện, có thể giúp đứa trể không còn sợ hãi, hay giúp cho trẻ giảm bớt những ký ức bị tổn thương.
Tôi có một học sinh có tính mè nheo và ăn vạ. Khi ở lớp cháu rất lì lợm và nghịch ngợm, nhưng mỗi lần cô nhắc nhở cháu nhẹ nhàng thì cháu lập tức khóc mếu ăn vạ. Tôi góp ý với phụ huynh thì họ lại phản ứng dữ dội, nghi cho tôi đã 'bạo hành' cháu. Tôi nên làm gì với trường hợp này? Xin bác sĩ tư vấn giúp.( Hồng Hạnh, 0 tuổi, )
Đúng là trong 1 lớp học sẽ có những đứa trẻ có tính mè nheo, hay ăn vạ và đây như "ông vua con" ở nhà. Đối với những đứa trẻ này, bạn vừa cương vừa nhu, và phải rất là cương quyết trong những hành vi nhằm giúp cho trẻ những quy tắc ở lớp học. Tất nhiên không phải là trách phạt hay là nạt nộ, đe dọa với đứa trẻ và bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức đối với những đứa trẻ cá biệt này.
Có nên nhìn nhận lại trách nhiệm của các vị phụ huynh, khi chính bản thân họ phó thác con mình cho các 'ác mẫu' hay không?
( Nguyễn Thị Hà, 0 tuổi, )
Chính bản thân phụ huynh phải ở vai trò không phụ huynh nào phó thác cho con mình đến nơi đó, nhưng họ bất lực vì điều kiện về mặt kinh tế, giao thông, nơi ở,... họ phải lựa chọn chấp nhận như vậy.
Tuy nhiên, khi đứa trẻ ở nhà, phụ huynh luôn cố gắng giúp con khả năng tự phục vụ như ăn, đi toilet, có thể tự chơi được hoặc giúp con kết bạn, chơi với bạn cùng lứa tuổi,... Một phần cố gắng tập cho con trong vấn đề ăn đa dạng, ngủ một cách chủ động, một phần thích nghi tốt để dễ hòa nhập với mọi điều kiện.
Nhìn và quan sát trẻ nhỏ để thấy trẻ bị bạo hành? Ngoài việc thể xác, thì dấu hiệu nào để phát hiện sớm tinh thần bị tổn thương?( Minh Trâm (29 tuổi, Nhà Bè), 0 tuổi, )
Tùy vào độ tuổi và những biểu hiện khác lạ so với trước đây như hay giật mình, ít nói hơn, nhìn sợ sệt, hay khóc và có vẻ nhõng nhẽo hơn so với trước đây,... Quan trọng là bạn phải theo dõi và nhận ra sự khác lạ đó ở trẻ.
Làm sao để dụ trẻ nói ra những điều trẻ bị bạo hành ở trường, khi mà trẻ quá sợ cô giáo rầy la?( Ngọc Quyên (47 tuổi), 0 tuổi, )
Mỗi ngày bạn sẽ nói chuyện với con. Có những nguyên tắc mà đứa trẻ phải được nắm vững:
- Con được yêu thương vô điều kiện.
- Không ai có quyền làm tổn thương con.
- Không ai có quyền đe dọa đến tính mạng của con và những người thân của con.
Trẻ phải hiểu được nguyên tắc một cách thông suốt, như vậy trẻ sẽ chia sẻ những vấn đề trẻ đang gặp phải khi đi học.
Con tôi 4 tuổi, sợ đi học, mỗi sáng thức dậy khi đi học thì bé la hét "con muốn ở nhà giữ nhà". Theo bác sĩ thì đây có phải là triệu chứng bạo hành?( Thúy Hà (27 tuổi), 0 tuổi, )
Chưa thể khẳng định được điều này là bé có bị bạo hành hay không nhưng rõ ràng lớp học không phải là sự cuốn hút, là nơi bé thích. Bạn có thể tìm hiểu lý do bằng cách nói chuyện với bé, có thể là không nói lúc này nhưng bạn phải kiên nhẫn để hiểu nguyên nhân, nắm được lý do bé không thích đi học.
Thấy con tôi đi học mà buồn lắm, tôi có nên đổi trường cho cháu?( Tuyết Cẩm (Hà Nội), 0 tuổi, )
Không khuyến khích việc liên tục thay đổi môi trường cho bé đi học. Bạn vẫn có thể tìm hiểu các nguyên nhân vì sao bé không thích đi học, vì sao bé không chơi với các bạn, khó hòa nhập, các trò chơi không đa dạng, không có sự lôi cuốn về mặt trí tuệ, hoặc không có sự khác biệt giữa ở nhà và đi học,...
Có lần con gái 4 tuổi của tôi đi học về có vết bầm tím ở đầu gồi, tôi hỏi thì cháu nói bạn cùng lớp dùng muỗng ăn cơm gõ vào. còn cô giáo thì nói do ma gió cắn. Theo bác sĩ, tôi tin vào ai?( Thu Hoa (1989 Đà Nẵng), 0 tuổi, )
Mỗi đứa trẻ đi học sẽ có những vết thương, bầm tím do bạn cùng lớp, va chạm, hoặc bị bạn cắn, cào, thậm chí có thể dùng mui đánh,... Nếu bạn dùng bạo lực với bé, bạn nên khuyên bé nói chuyện với cô giáo. Chính bạn cũng phải chủ động nói chuyện với cô giáo để hạn chế việc bé bị "ma gió" cắn.
Có lần thấy con gái đến lớp gặp cô là run lắm, tôi nghĩ chắc con sợ cô vì cô nghiêm khắc. Thậm chí, cô tươi cười bé cũng run, có khi nào ở lớp, bé bị cô đánh thường xuyên không?( Đồng Thanh Hải (Nghệ An), 0 tuổi, )
Chào bạn,
Không chắc là cô đánh bé, có thể sự nghiêm khắc của cô không làm thỏa mãn những yêu cầu của trẻ làm cho trẻ run sợ. Vẫn phải luôn luôn nói chuyện, chia sẻ với con.
Cháu gái tôi 9 tuổi bị bố nó đánh hoài. Cháu mất mẹ từ lúc mới sinh vì băng huyết sau sinh. Theo cô, tôi có nên cho cháu về sống với ngoại cháu hoặc với ông bà nội? Vì ba cháu đã đi bước nữa.( Tống Vĩ Hữu (Quận 5, TP.HCM), 0 tuổi, )
Chào bạn,
Nếu bạn sắp xếp được để cháu về ở với ông bà nội hoặc ngoại thì tốt, về mặt nguyên tắc, khi trẻ bị bố đánh bạn phải trách bé ra khỏi người bố hoặc người gây bạo hành cho trẻ.
Tôi quan sát con sau mỗi ngày cháu đi học về và có những hành động bắt chước lẫn nhau giữa các bé bạo lực như đấm vào bụng bạn, tát bạn, xô bạn mạnh,... và bé đã làm như thế với bố mẹ khi nô đùa ở nhà. Với bé 4 tuổi thì nên khuyên bảo như thế nào để chính bé không bị tổn thương và không bị tổn thương từ bạn trên lớp?( Thùy Chi, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Khi trẻ làm điều đó với bố mẹ thì phải nghiêm khắc để bé không làm điều đó với bố mẹ. Tránh không cho bé xem những phim mang tính bạo lực, không khuyến khích cách thể hiện sự tức giận bằng bạo lực mà bố mẹ phải làm gương điều này.
Bé cũng phải học cách không đồng tình với cách bạn bạo lực với mình như báo cho cô giáo biết, nếu cô giáo không can thiệp buộc lòng phụ huynh phải làm việc, trao đổi với cô giáo, vì ở độ tuổi này bé rất dễ bắt chước những hành vi, lời nói nên phụ huynh phải luôn luôn lưu ý và ngăn chặn hành vi và lời nói đó tiếp diễn.
Bạn là người phụ huynh rất tốt vì đã quan sát và nhận ra được điều đó ở con bạn. Bạn nên tiếp tục điều này.
Tôi có nghe nói các lớp đào tạo giáo viên mầm non cũng có những "bài vở" để răng đe bé, đánh bé mà không để lại dấu tích. Điều này thực hư ra sao và phụ huynh nên quan sát theo dõi như thế nào bởi sau khi gửi con ở trường cô thì tươi cười, camera thì không phải chỗ nào cũng theo dõi được cô và trò.( Bích Thủy, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Theo như tôi biết thì không có chương trình đào tạo nào giáo viên mầm non có cách đánh trẻ mà không gây thương tích. Những chương trình đào tạo thậm chí đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng và có những yêu cầu về mặt đạo đức nhất định trước khi được trở thành cô giáo mầm non.
Bạo hành trẻ con không chỉ là đánh đập hay để lại vết thương trên người bé, mà bạo hành ở tinh thần cũng là điều tôi rất trăn trở. Nhưng tôi không rõ ở mức độ nào thì phụ huynh nên nhờ sự can thiệp của những đơn vị có chức năng để con mình không rơi trong tình huống như vậy: vd tôi thấy thầy cô nhiều lúc bức xúc vì học trò và thường lặp đi lặp lại việc "chúng mày là một lũ ăn hại", "chúng mày rồi sẽ học không tốt nghiệp được và trở thành cặn bã xã hội", hay họ luôn tỏ thái độ cáu bẳn, tức tối với mỗi hành động, việc làm của con trẻ,... Làm sao để bảo vệ con trước những điều như vậy?( Hồng Ngân, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Bạn có thể đưa trẻ đến tâm lý gia để họ giúp trẻ có thể nói rõ những tổn thương mà trẻ đang gặp phải. Trước mắt, phụ huynh vẫn phải là người bạn lớn của con, nói chuyện và chia sẻ giúp cho trẻ nhận ra được những điểm tích cực của bản thân, không bị ám thị bởi những lời nói của giáo viên.
Với những trường học không có camera để theo dõi hay tiếp cận được cách các cô bảo mẫu bạo hành trẻ, phụ huynh nên có những kiến thức gì để bảo vệ con?( Nhã Trúc, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Muốn bảo vệ được con thì bạn luôn phải là người song hành cùng trẻ. Nguyên tắc cơ bản là luôn phải làm bạn với con, nói chuyện được với con.
Với những bé chưa thể nói được, bạn quan sát hành vi, cảm xúc, thái độ của trẻ như giấc ngủ, tiếng khóc, những hành vi sợ hãi, hay ôm chặt lấy mẹ lúc ngủ, hay đòi mẹ bế, không còn muốn chơi một mình mà phải luôn có người bên cạnh, và quan trọng nhất là bé không muốn đến nơi đi học.
Trong lớp em là người rất ít nói, không muốn giao tiếp nhiều với các bạn mà chỉ muốn tập trung học và hết giờ thì tan trường về nhà. Nhưng các bạn thường xuyên chặn đường trêu ghẹo, có lúc còn dùng lời lăn mạ em là đồ yếu đuối, đồ kỳ quặc. Có lúc trên bàn em ngồi trên lớp bị các bạn vẽ bậy với các từ tục tĩu và chúng ám ảnh em, em sợ hãi mỗi khi đến lớp. Em nên nói chuyện này với ba mẹ không vì em sợ ba mẹ lo lắng và buồn. Em cũng không biết mình có nên nói với cô chủ nhiệm không vì 1 số bạn đã méc và bị đánh, đem ra làm trò đùa còn nhiều hơn.( GauTPHCM, 0 tuổi, )
Chào em,
Em nên nói chuyện với cha mẹ về điều này trước và có thể cùng bố mẹ đưa ra giải pháp cho bản thân mình. Em có thể học thêm các kỹ năng tự bảo vệ bản thân và hiểu rõ không ai được quyền lăn nhục, xúc phạm hay bạo hành bản thân mình. Nếu em khó khăn có thể chia sẻ với một người em tin tưởng là người lớn hoặc là bạn bè, thậm chí, trong một số trường hợp một số bạn còn đi học võ, không phải để làm người khác sợ mà quan trọng là mình mạnh mẽ hơn.
Cảm ơn em đã đặt câu hỏi trong chủ đề bạo hành trẻ em và như vậy là em cũng quan tâm đến chuyện này rất nhiều. Nếu cách giải quyết trên vẫn không thể giúp được em, thì em có thể đến phòng khám tâm lý của bệnh viện Thủ Đức để có các tâm lý gia hỗ trợ cho bạn.
Tôi từng đọc chia sẻ, bạn hãy cố gắng kiếm nhiều tiền hơn để con được học tập ở môi trường chất lượng hơn, chứ không phải cho con học ở nơi kém chất lượng và học phí thấp để cảm thấy thanh thản. Quan điểm này đúng hay sai và tôi nên làm gì với đồng thu nhập không đủ nhiều để con có thể theo học ở 1 nơi thật sự chất lượng?( Trọng Tấn, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Tôi chỉ khuyến khích là bạn ở bên cạnh con nhiều hơn thay vì kiếm tiền nhiều hơn. Vì bất cứ một môi trường giáo dục nào cũng sẽ không có hiệu quả bằng sự giáo dục và gần gũi tình thương yêu của cha mẹ đối với con.
Nếu điều kiện tốt, cha mẹ nào cũng muốn gửi con trong môi trường giáo dục có cơ sở vật chất tốt. Tuy nhiên, nếu không được, trẻ vẫn có thể được học và vui chơi ở những nơi học phí thấp. Điều tôi quan tâm là bé có cảm thấy vui với nơi bé đi học,bé hạnh phúc mỗi ngày bé đi học.
Vì công việc nên tôi phải gửi con lúc 16 tháng , bé chưa biết nói, mỗi ngày sau kihi đón bé về tôi thường kiễm tra thân thể bé thì không thấy gì nhưng bé thường khóc rất nhiều và to khi tôi đưa bé đến lớp và giao cho cô giáo. Việc này có bình thường hay không ?( Nguyễn Ngọc Anh, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Tôi chưa biết rõ là bé đi học được bao nhiêu lâu rồi. Nhưng thời gian đầu bao giờ bé cũng có những lo lắng và sợ hãi, bất ổn khi đến lớp vì bé phải xa một môi trường quen thuộc đến một môi trường mới.
Nếu bé khóc và sau đó chơi cùng các bạn, sau khi đi học về bé vẫn có những sinh hoạt bình thường, bạn nên tiếp tục cho bé đi học. Thời gian bé sẽ quen dần với lịch học của mình và bớt khóc khi đến lớp.
Tôi không biết như thế nào, chứ qua vụ ác mẫu trường Mầm Xanh, tôi thấy sợ cho các bé đi mẫu giáo. Theo chuyên gia, cha mẹ có nên tầm soát tâm lý cho trẻ mỗi tháng để phát hiện sớm bạo hành ở trường?( Cao Ngọc Hữu Hoàng (Quaanj1, TP.HCM), 0 tuổi, )
Chào bạn,
Bạn chỉ nên đưa trẻ đến khi bạn nhận thấy trẻ có biểu hiện thật sự bất thường, và tùy vào độ tuổi. Thật ra tâm lý gia cũng khó nhận biết, chỉ có cha mẹ là người quan sát theo dõi con hàng ngày mới nhận ra được sự thay đổi đó. Tâm lý gia là người có thể hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ trong cách làm bạn, giúp cha mẹ nói chuyện, nhận ra sự thay đổi bất thường của con.
Tôi rất trăn trở trong việc con tôi chơi cùng bạn trong lớp, bạn bé lại có tính rất thường đánh bạn, cào cấu khi nổi giận và có vẻ như ở nhà chính bé cũng bị phụ huynh đối xử như vậy khi họ giận, rồi cơn giận đó trút lên các bạn khi bé chơi cùng và không kiểm soát được. Tôi nên làm thế nào để bảo vệ con mình?( Thanh Thảo, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Với những đứa trẻ thường tấn công người khác là cách bé bảo vệ chính bé để người khác không tấn công mình. Bạn không thể bảo vệ suốt cả ngày, thay vào đó, bạn hãy dạy con biết cách tự bảo vệ mình, như chơi hòa đồng với các bạn, nếu bị tấn công thì chia sẻ với cô.
Tôi nghe nói có phương pháp hỏi con để biết con có bị bạo hành ở lớp hay không , xin bác sĩ hướng dẫn( Lê Tuấn Anh, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Đây là câu hỏi rất hay và nhưng nhiều phụ huynh thật sự bế tắc với chuyện này.
Bạn phải luôn đặt câu hỏi gợi mở cho con. Ví dụ, hôm nay con chơi trò chơi gì? Con có thấy trò chơi đó làm con thấy vui? Con thích chơi với bạn nào trong lớp? Vì sao con thích chơi với bạn đó? Trong lớp con có bao nhiêu bạn? Khi con chơi với bạn có làm đau bạn khác? Con có biết thế nào là làm đau người khác không? Người khác có được phép làm đau con không? COn có biết đau là như thế nào không?,..
Bạn luôn luôn phải đặt những câu hỏi gợi mở, không phải khẳng định hay áp đặt để là bạn của con.
Chau tôi 3t5 đi học rất hay than mệt để được nghỉ học, có khi nói bị cô đánh, bạn đánh . LÀm thế nào để phân biệt cháu nói thật hay giả vờ ?( Tuyết Chi, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Bạn phải xem vì sao bé không thích đi học? Chuyện bé nói thật hay giả vờ là do cách mình hỏi không mang tính áp đặt. Nếu bạn đặt câu hỏi: "Nếu con nói dối, mẹ đánh con liền", thì đây cũng là một cách làm cho đứa trẻ nói dối nữa.
Bạn có thể dựa vào những điều trẻ hay nói với bạn hàng ngày để đó là 1 phần cách nhận thức, đối chiếu với sự việc đang xảy ra để biết trẻ có đang nói thật và trùng khớp với nhau hay không.
Con Tôi ăn rất chậm từ khi cháu còn rất nhỏ . Nay cháu đang đi học , tôi rất lo nếu cháu tiếp tục ăn chậm sẽ làm cô giáo ghét và có khi bị đánh khi ăn , tôi phải làm thế nào ?( Lê An, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Con bạn là đứa trẻ ăn chậm, cách ăn của bé chậm, bạn phải nói chuyện với cô giáo rằng không cần thúc ép cháu nhiều. Và bạn không đặt nhu cầu đứa trẻ phải tăng cân để tạo áp lực cho cô giáo. Khi ở nhà cũng vậy, bạn không thúc ép đứa trẻ phải ăn nhanh và thay vào đó, bạn có thể hướng dẫn cho trẻ ăn đúng cách, ví dụ 30 phút không ăn đứng dậy, nên có giới hạn thời gian để đứa trẻ không thấy bữa ăn kéo dài vô tận.
Thưa bác sĩ , con tôi học ở trường và bị gãy tay , Cô thì nói là do bé chơi té, con tôi thì không chịu nói gì . Làm soa để biết có phải do bé té thật hay không ?( Thanh Thư, 0 tuổi, )
Chao bạn,
Mình rất chia buồn với sự việc của bé. Trong tình huống này, bạn nên chăm sóc cho bé trước. Bạn nên nhắc nhở cô giáo nên có sự quan sát để tránh trường hợp như trên và phụ huynh cũng phải chấp nhận những rủi ro có thể chấp nhận được ở trường vì lớp đông và cô giáo không thể theo dõi được hết với những cháu quá hiếu động.
Với bé dưới 1 tuổi, đã gửi nhóm trẻ gia đình. Làm sao có thể phát hiện được trẻ có bị bạo hành hay không?( Võ Thị Tân Châu, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Với nhóm trẻ gia đình, bạn phải đặt câu hỏi, bạn có tin tưởng họ hay không? Số lượng trẻ trong nhóm trẻ gia đình? Với nhóm trẻ gia đình chỉ chăm sóc, chú ý chuyện ăn và ngủ của bé. Bạn có thể thấy bé hay khóc hay quấy để tìm hiểu sẽ có bị tổn thương hay không thôi.
Tôi và chồng đã ly dị , hiện con trai tôi 4 tuổi đang ở cùng ba và ông bà nội . Mỗi lần qua thăm con , tôi hay nghe nói cháu hay bị đánh . Tôi phải làm sao trong trường hợp này ? bến đó cũng là người nhà của bé( Trúc lê, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Nếu bạn có điều kiện tốt, nên xin con về nhận nuôi. Trẻ thường xuyên sống trong môi trường bị bạo hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ sau này.
Cháu trai tôi 10 tuổi, không nghe lời ba mẹ, cứ hay ngổ ngược. nói không lễ phép, hay làm đại ca trên lớp học, bắt nạt bạn bè. Theo chuyên gia, với trẻ như vậy thì cách nào để bé trở về ngoan hiền?( Mỹ Lương (Rạch Gía, Kiên Giang), 0 tuổi, )
Chào bạn,
Độ tuổi này đang chuẩn bị vào giai đoạn dậy thì. Thứ nhất sẽ có sự chuyển biến về tâm sinh lý, có sự thay đổi lớn. Trẻ sẽ thích làm những điều ngược lại so với trước đây. Thứ hai, bạn xem lại cách giáo dục trong gia đình có thể bé đã dễ dàng đạt những ước muốn của mình nên bé đã thể hiện điều đó khi lên lớp. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bé không thay đổi, có thể qua tuổi, có thể bố mẹ là bạn của con, nói chuyện với con,... Nếu khó khăn, có thể cùng nhau đến tâm lý gia để được hỗ trợ.
tôi nghe nói mối e nag5i bao hành từ chính các nhân iên trong trường chứ không chỉ ở cô giáo , điều này có đúng không ?( Thương, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Điều này là đúng. Vì bạo hành có rất nhiều, không chỉ có đnáh đập mà còn bị người khác la mắng, chê bai, đe dọa,...
con tôi hay nói cô phat con và các bạn bằng nhiều hình thức rất ký lạ như bắt đi bộ lên cầu thang nhiều lần , bắt uống niều nước , bắt quạt cho bạn ... đôi lần tôi nghe con nói là cô có khẽ tay các bạn theo nhạc. Tôi biết có thể nghi oan cho cô , nhưng tình hình hiện nay tôi không thể không lo khi ngày nào cũng nghe con nó cô phạt con và các bạn( Thảo Nhi, 0 tuổi, )
Chào bạn,
Bạn nên quan tâm đến chuyện đặt câu hỏi: "Con lên xuống cầu thang nhiều lần có mệt không?", "Con uống nước có nhiều không?", "Quạt cho bạn con có mỏi không?",... có thể có những hình phạt không đến nỗi tệ, thậm chí mang yếu tố tích cực như vận động cầu thang, khuyến khích uống nước, khẽ tay theo nhạc,... nhưng con trẻ không thích và cảm thấy đó là hình phạt nặng. Bạn có thể hỏi thẳng với cô giáo với hình thức phạt như vậy có lợi như thế nào với học sinh? Hoặc bạn đặt câu hỏi hình thức phạt của cô hơi lạ và cô có thể chia sẻ hình thức này vì sao?
Chia sẻ bài viết: |
Nám má một vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ châu Á, tuy không ảnh hưởng về mặt sức khỏe, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ gây mất tự tin cho người mắc tình trạng này.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bệnh tay chân miệng đang vào mùa, số ca bệnh trong tháng 9 tăng gấp đôi tháng 8.
Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu một làn da mịn màng, không tì vết, nhưng nếu lỡ bạn bị một vấn đề nào đó thì có nguy cơ sẽ để lại sẹo. Khi đó, làm thế nào để hạn chế tình trạng sẹo xấu?
Là phụ nữ, ai cũng mơ ước sở hữu một gương mặt mộc với làn da đẹp không tỳ vết. Muốn có làn da đẹp, khỏe khoắn, mịn màng chúng ta cần biết chăm sóc da mặt đúng cách và khoa học.
Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 0 - 15 mắc các tật khúc xạ phải đeo kính.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, làn da dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều vấn đề về da. Ngoài tránh nắng và sử dụng biện pháp che chắn như nón rộng vành, áo khoác, kính mát… thì sử dụng kem chống nắng rất quan trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh rất thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn.
Từ 14g ngày 22/3/2019, báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Vitamin E – Công dụng diệu kỳ” với sự tham gia của bác sĩ Phương Mai – Chuyên khoa 2 Da liễu – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các bệnh răng miệng, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm sao để hơi thở thơm tho?”, từ 9g sáng ngày 7/12.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị, tình trạng viêm dạ dày vẫn tái phát. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm dạ dày, cách chữa dứt điểm, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Viêm dạ dày chữa hoài không dứt?”.
Để giúp du khách tìm hiểu về visa đi Mỹ cùng tỷ lệ đậu cao, báo Phụ Nữ phối hợp cùng Công ty Du lịch Tugo tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Các bước xin visa Mỹ” vào lúc 9g00, thứ Năm ngày 25/10/2018.
9g sáng nay, 12/10, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến “Để mô hình bác sĩ gia đình phát huy hiệu quả tại y tế cơ sở”.
Để giúp các bà mẹ phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, Báo Phụ Nữ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, có gì bất thường?” vào lúc 9 giờ hôm nay, ngày 11/10.
Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp cùng với nhãn hàng sữa dê công thức DG tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Duy trì nhịp sinh lý cho bé khi sử dụng sữa công thức” vào lúc 9g00 ngày 25/9.
Báo Phụ Nữ phối hợp với nhãn hàng kẹo dẻo dinh dưỡng PNKids tổ chức buổi giao lưu trực tuyến lúc 14g00 ngày 12/9, với sự tư vấn của bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêu chuẩn cái đẹp trong phẫu thuật thẩm mỹ" diễn ra từ lúc 9g ngày 24/8 tại Báo Phụ Nữ.
Ở phụ nữ 25 tuổi, trán và mi dưới xuất hiện nếp nhăn đầu tiên. Bước sang tuổi 30 tuổi xuất hiện vết chân chim ở đuôi mắt, 40 tuổi nếp nhăn thường trực ở trước tai và ngấn cổ nổi rõ…
Buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ Nữ và Bệnh viện Quốc tế City phối hợp tổ chức, từ lúc 13g30 hôm nay, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy.
Du lịch châu Âu chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi như hiện nay. Cảnh đẹp thơ mộng, những tòa nhà cổ kính, xen kẽ những nét huyền bí khiến ai cũng bị mê hoặc khi đặt chân đến châu Âu, nhất là vào mùa thu.