Nhiều người nghĩ rằng, bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em, người mắc bệnh rồi sẽ không bị lại hay bệnh chỉ lây lan khi thời tiết chuyển mùa… đó những quan niệm sai lầm thường gặp khiến bệnh tay chân miệng dễ bùng phát.
Thực tế, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Môi trường sinh hoạt như nhà trẻ, trường mẫu giáo hay khu vui chơi tập trung, nơi công cộng là những “địa điểm” dễ lây lan vi-rút gây bệnh tay chân miệng nhất.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nguy hại, cách phát hiện và phòng tránh bệnh tay chân miệng, lúc 14g thứ Sáu - ngày 27/11/2020, Báo điện tử Phụ Nữ TP.HCM - www.phunuonline.com.vn tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Bệnh tay chân miệng và những sai lầm thường gặp” với sự tư vấn của các bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm và Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Phòng khám Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược và thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thị Hải Yến - Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
BÁO PHỤ NỮ
Được tài trợ
NỘI DUNG GIAO LƯU
Đầu năm, do dịch COVID-19 nên hạn chế đi lại và tăng ý thức rửa tay, mang khẩu trang, nên bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh khác giảm rất nhiều. Nhưng khi hết cách ly thì số bệnh tăng trở lại. Mùa này tay chân miệng bắt đầu tăng và cũng đã có bệnh nặng tại Nhi đồng 1. Tuần nào cũng có 1-2 em ở mức độ nặng cần điều trị tích cực và theo dõi sát.
Bệnh tay chân miệng khi cần mới nhập viện, nếu không vào mùa cao điểm thì trẻ có đủ giường nằm, khi bệnh đông lắm thì mới phải nằm đôi.
Không có bằng chứng trong chuyện này. Việc nổi mẩn đỏ nhiều hay ít chỉ giúp chẩn đoán bệnh thôi, không giúp phân độ nặng nhẹ của bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng có thể bị lại. Nên bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường dịch tiết và phân.
Chào bạn,
Tay chân miệng làm trẻ biếng ăn là do đau miệng, do đó nếu loét miệng không bội nhiễm thì không cần dùng kháng sinh. Chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau hoặc là các dạng gel rửa miệng thì bé sẽ ăn trở lại, ăn lỏng, uống sữa mát, không ăn nóng, không ăn cay, không ăn mặn. Bé sẽ tự hồi phục và tự ăn uống, không cần bổ sung gì.
Bệnh tay chân miệng gây ra viêm não, viêm cơ tim. Dấu hiệu cảnh báo giúp chẩn đoán biến chứng: sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, giật mình chới với, run chi, ngủ gà, thở bất thường, nôn ói nhiều và liên tục.
Chào bạn,
Trẻ mắc nệnh tay chân miệng cần phải được tắm rửa như bình thường. Đặc biệt những vùng nổi bóng nước phải được tắm bằng xà phòng để tránh bội nhiễm và tránh virus.
Tay chân miệng thường không sốt cao như sởi. Sởi thường kèm theo ho rất nhiều, chảy mũi, mắt đỏ. Nếu nghi ngờ tay chân miệng thì tìm các vết bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Hai bệnh này rất dễ phân biệt.
Nếu đang mang thai mà bị bệnh tay chân miệng thì ít có bằng chứng gây ra suy thai và dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhưng sẽ gây ra khó chịu và một số tỉ lệ nhỏ bà mẹ sẽ bị biến chứng viêm não, viêm cơ tim.
Nếu không phát hiện kịp thời giật mình thì trẻ sẽ có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương rồi sau đó là hệ thống tim mạch. Mà 2 biến chứng này diễn tiến rất nhanh, đưa đến tử vong, đôi khi chỉ vài tiếng. Dấu hiệu giật mình là dấu hiệu sớm gợi ý trẻ bắt đầu có biến chứng cho nên phụ huynh phải học cách phát hiện dấu hiệu giật mình để mang trẻ đi khám ngay.
Ngừa bệnh tay chân miệng cũng là rửa tay và cách ly trẻ bệnh. Hai cái này cũng giống như ngừa COVID-19. Riêng COVID-19 thì thường gặp ở người lớn hơn trẻ em và mang khẩu trang để ngừa COVID-19 là rất quan trọng.
Chào bạn, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa do bàn tay có chứa virus gây bệnh tay chân miệng, bàn tay này đưa lên miệng, mắt, mũi rồi virus xâm nhập vào cơ thể. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus gây bệnh. Chơi với đất, cát không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng. Con bạn đã bị mắc tay chân miệng nhưng bé vẫn có thể mắc bệnh tiếp vì bệnh tay chân miệng do nhiều loại virus gây ra. Do đó, bạn hãy tiếp tục phòng bệnh cho con bằng biện pháp 3 sạch: bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch.
Tỷ lệ người lớn mắc tay chân miệng rất hiếm. Nếu người lớn rửa tay, mang khẩu trang thường xuyên, đặc biệt là làm nghề tiếp xúc nhiều với trẻ như cô giáo nhà trẻ, điều dưỡng sẽ rất khó mắc tay chân miệng. Phụ nữ mang thai cũng có thể bị tay chân miệng nhưng rất hiếm, đa số không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên những ngày đầu biểu hiện lâm sàng giống như những biểu hiện của bệnh do virus khác. Do đó, theo dõi diễn tiến là cách giúp chúng ta chẩn đoán bệnh kịp thời. Triệu chứng điển hình là sốt, loét miệng, hồng ban mụn nước ở tay chân, mông.
Bé bị tay chân miệng không kiêng tắm rửa, phải tắm rửa sạch sẽ để ngừa bị nhiễm trùng ở vết mụn nước. Không cần xức lá hay thuốc tím, bời vì điều đó sẽ che đi san thương làm bác sĩ khó chẩn đoán.
Bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục từ sau 7 đến 10 ngày từ ngày khởi bệnh, sau thời gian đó có thể cho con đi học lại được.
Bệnh này mắc rồi vẫn có thể mắc lại. Do đó, vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, hạn chế tiếp xúc với trẻ mắc bệnh, vệ sinh vật dụng, đồ chơi khi trong lớp học, ở nhà có trẻ mắc bệnh.
Chào bạn,
Bệnh tay chân miệng không có phân biệt người giàu hay người nghèo, vệ sinh tốt hay không tốt vì đường lây là từ nước miếng của vùng hầu họng của người bệnh bám vào tay rồi lây qua trẻ cũng như virus bệnh có thể bám vào đồ chơi, sàn nhà có thể lây cho bé khi bé chơi. Một số tình huống khác, người lớn trong nhà có mang virus bệnh tay chân miệng nhưng không có biểu hiện gì lây cho trẻ nhỏ, cho nên không liên quan đến ăn sạch, uống sạch, giàu hay nghèo.
Cũng có thể là tay chân miệng bởi vì vết loét ở mép thì cũng có thể có vết loét trong họng. Bạn nên nói trẻ há miệng để tìm xem có vết loét trong họng không và tìm thêm mụn nước ở những vùng da khác.
Bệnh sởi là tiêm phòng theo tiêm chủng mở rộng lúc trẻ được 9 tháng tuổi. Hoặc đợi lúc 1 tuổi sẽ chích MMR (sởi, quai bị, rubella). Chích nhắc lại lúc trẻ 4 tuổi, hoặc chuẩn bị vào lớp 1. Phụ nữ trước khi mang thai cần chích ngừa MMR để phòng ngừa cho mẹ và con.
Vì trẻ bị loét miệng nên dễ bị đau, nên ăn những thức ăn lỏng và mềm như là súp, cháo. Không nên ăn thức ăn nóng nhiều gia vị, nhất là cay, chua vì dễ gây kích thích khó chịu. Nên cho trẻ ăn trái cây có nhiều vitamin C như đu đủ, thanh long, bưởi, nếu ăn lạnh sẽ tốt hơn. Không cần quá nghiêm khắc trong việc ăn uống.
Tay chân miệng không kiêng cữ gì. Cách chăm sóc khi sốt cũng giống như bệnh khác, cũng uống hạ sốt và lau mát. Có thể uống nước mát hay sữa lạnh vì lúc đó dễ cho uống hơn.Chào bạn,
Chào bạn, nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì trẻ cần phải nghỉ học ở nhà trong 10 ngày. Trẻ phải ở nhà để tránh lây lan cho trẻ khác.
Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì bệnh tương đối nhẹ, do đó trẻ sẽ được chỉ định chăm sóc tại nhà. Phụ huynh cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng như sốt cao, giật mình chới với, quấy khóc, bứt rứt... Khi có những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Chào bạn,
Nếu trẻ mới nổi mụn nước mà không sốt cao, uống thuốc hạ sốt dễ hạ thì không cần đưa bé đi khám ngay mà quan trọng là theo dõi các dấu hiệu biến chứng. Đa số bệnh tay chân miệng đều tự khỏi và có thể điều trị gần nhà hoặc tại nhà.
Bệnh tay chân miệng do virus và đa phần là tự giới hạn, chỉ có một số ít thì bị biến chứng. Nếu bị biến chứng sẽ là tình trạng rất nặng. Ba mẹ nên theo dõi sát những dấu hiệu cảnh báo.
Chào bạn,
Thật ra nếu rửa tay đúng 6 bước thì không mất nhiều thời gian, thời gian tầm 30 giây đến 60 giây nên để trẻ có thói quen rửa tay 6 bước. Rửa tay 6 bước là để tránh những vùng trên bàn tay mà khi rửa tay thông thường hay quên như đầu ngón tay, kẽ ngón tay và mu bàn tay... Thông thường không đủ 6 bước thì chỉ rửa lòng bàn tay.
Chào bạn,
Đồ chơi thông thường nếu không mắc bệnh tay chân miệng thì chỉ cần rửa xà phòng và phơi nắng. Tuy nhiên, khi nhà có bé mắc tay chân miệng thì đồ chơi đó phải cần ngâm dung dịch clo, rửa xà phòng và phơi nắng.
Chào bạn, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường gia tăng vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hai khoảng thời gian này là thời điểm giao mùa và cũng là thời điểm trẻ đi học nên có thể làm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh.
Bé cần tránh những thức ăn nóng, nhiều gia vị, cay chua. Trẻ nên ăn thức ăn lỏng, mềm như súp cháo, uông nhiều nước ép trái cây,
Chào bạn,
Nếu không có vòi nước và xà phòng thì dung dịch sát khuẩn tay nhanh sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ, nhưng quan trọng là dạy cho trẻ bỏ thói quen hay ngậm tay hoặc đưa tay lên vùng miệng.
Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh mẹ bị mắc tay chân miệng trong lúc mang thai sẽ gây ra suy thai hay dị tật thai nhi.
Chào bạn,
Muốn phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ thì dạy trẻ cách rửa tay, hạn chế ngậm đồ chơi, mút tay. Còn tại trường học, giáo viên đã được huấn luyện các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cách ly tạm thời khi có trẻ mắc tay chân miệng.
Chào bạn, những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng chuyển nặng: sốt cao, sốt khó hạ, giật mình chới với, quấy khóc, bứt rứt, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh... Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám ngay.
Chào bạn,
Nếu trẻ 5 tuổi mà nói những ngôn ngữ mà người lớn không hiểu được thì nên cho khám tâm lý nhi.
Chào bạn,
Sốt xuất huyết có thể có nhiều biến chứng và có những biến chứng rất nặng đưa đến tử vong dù đã điều trị. Các biến chứng có thể gặp là xuất huyết nội tạng, sốc, sốc kéo dài, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Những biến chứng này càng trễ càng khó điều trị. Do đó cần diệt muỗi và lăng quăng để tránh sốt xuất huyết.
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như: súp cháo, trái cây và nước ép trái cây. Hãy yên tâm, sau 7 đến 10 ngày bé sẽ ăn lại bình thường. Không cần quá căng thẳng.
Chào bạn
Biểu hiện như vậy rất có thể là tay chân miệng nên tìm thêm những vùng da khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, trong miệng... có mụn nước hay không?
Có một số trẻ khi sốt sẽ gây đau đầu và khi hết sốt thì hết đau. Nêu xem trẻ có ngủ đủ không, trẻ có coi ti vi nhiều, sử dụng điện thoại nhiều hay không. Chỉ khi nào trẻ đau nhiều không giảm, kèm theo nôn ói ngày càng nhiều thì đi khám ngay.
Chào bạn
Nếu trẻ điều trị bệnh tay chân miệng đã đỡ nhưng bị sốt nên đi tái khám bởi vì có thể có biến chứng hay bị bội nhiễm vùng miệng.
Thai phụ ở giai đoạn nào cũng có nguy bị mắc tay chân miệng. Cách phòng chống: rửa tay sát khuẩn, bịt khuẩn trang, hạn chế tiếp xúc nguồn lây.
Bệnh tay chân miệng có những biến chứng như: viêm não, viêm cơ tim. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục sẽ cao.
Mẹ nên xem vết đỏ có tự mất đi không, có mủ không, đục không, kích thước như thế nào, vị trí ở đâu thì mới biết được là có bị bệnh tay chân miệng hay không. Những vết đỏ có thể là do bị dị ứng, hoặc là tay chân miệng hoặc thủy đậu. Nếu trẻ có sốt thì nên đưa trẻ đi khám.
Chào bạn
Bệnh sốt xuất huyết thường gặp vào mùa mưa, đặc biệt khi trời mưa nhiều. Do mưa nhiều ứ đọng nước, tạo điều kiện dễ dàng cho muỗi sinh sản và phát tán bệnh. Do đó, cần dọn dẹp các đồ vật ứ nước trong nhà, không có lăng quăng, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết.
Chào bạn,
Tay chân miệng không có kiêng ăn, chỉ cần tránh các loại thức ăn cứng, cay, mặn và nóng.
Mẹ nhớ phải mang khẩu trang và rửa tay sát khuẩn khi chăm sóc con. Vệ sinh quần áo, đồ chơi của trẻ, ngâm với dung dịch sát khuẩn cloramin B 2% hoặc phơi dưới nắng to để sát khuẩn. Cách ly trẻ với các trẻ khác.
Chào bạn,
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục 3-5 ngày có thể kèm theo những chấm xuất huyết dưới da, nặng hơn có thể chảy máu mũi hoặc chân răng. Khi trẻ sốt cao hơn 48 giờ thì phải cho trẻ đi khám và xét nghiệm máu mới biết.
Muốn phân biệt cái này chỉ có khám và theo dõi mới biết chính xác. Phụ huynh có thể tìm thêm những vùng da khác, nếu có nổi bóng nước thì khả năng tay chân miệng rất cao. Mụn nước trong vùng miệng do nguyên nhân khác hay do tay chân miệng cũng làm trẻ bỏ ăn. Uống đủ nước, ăn thức ăn loãng, sử dụng thuốc giảm đau và tái khám.
Chào bạn,
Thế giới đã có vắc-xin cho bệnh sốt xuất huyết nhưng do hiệu quả thực sự còn có vấn đề nên Việt Nam chưa có nhập về. Hiện nay có một số công ty khác đang nghiên cứu vắc-xin này.
Trong giai đoạn này, mẹ không cần bôi thuốc. Chỉ cần tắm rửa sạch sẽ.
Hiện ngành y tế có những chương trình phòng chóng bệnh lây lan qua đường hô hấp, phân, miệng. Tuy nhiên việc trẻ bị bệnh trong giai đoạn này là điều không tránh khỏi, và việc tiếp xúc với bệnh tật cũng là một cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các bố mẹ thay vì lo lắng quá mức thì nên biết cách chăm sóc trẻ đúng đắn khi trẻ bệnh.
Tỷ lệ người lớn bị tay chân miệng rất thấp. Bạn có thể viêm loét miệng do herpes, nấm, stress. Nên nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng và uống nhiều nước.
Thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày, nên theo dõi 1 tuần để phát hiện bệnh sớm. Không uống thuốc phòng ngừa.
Tỷ lệ biến chứng gây nguy hiểm là không cao. Cách phòng chống là phải phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo để phát hiện kịp thời biến chứng.
Bệnh sởi là bệnh rất lây, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh sởi thì 80%-90% có khả năng mắc bệnh nếu chưa chích ngừa. Phòng ngừa bệnh sởi phải chích ngừa ít nhất 2 mũi. Nếu nghi ngờ thì đến nơi tiêm chủng tham vấn thêm. Thông thường, chích ngừa sởi vào lúc 9 tháng, lúc 18 tháng, lúc 3-5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu chứ không phải là không có cách điều trị khi trẻ đang mắc bệnh và có biến chứng. Phát hiện sớm và điều trị sớm biến chứng rất quan trọng. Vì nếu giữ được qua giai đoạn biến chứng nặng thì bệnh sẽ tự hồi phục và tránh được tử vong.
Không có thuốc bôi vết bỏng nước cho bệnh tay chân miệng. Việc tắm rửa không khiến bị bọng nước bị nặng thêm mà giúp phòng ngừa bội nhiễm da. Không cần kiêng tắm và kiêng gió.
Mẹ bị tay chân miệng không có trong chống chỉ định cho con bú bằng sữa mẹ. Nếu mẹ quá lo lắng nên vắt sữa ra cho con bú.
Phòng tránh hiệu quả ở trẻ 1 tháng tuổi là: hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh, rửa tay và vệ sinh sạch sẽ thân thể.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể bị biến chứng nhưng tỷ lệ thấp. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp là: viêm não và viêm cơ tim.
Tay chân miệng, theo quy định của Bộ Y tế là phải nghỉ học ít nhất 10 ngày để tránh lây lan cho trẻ khác. Trường học chắc cũng không có điều kiện để dạy riêng cho trẻ tay chân miệng nên nghỉ học là điều bắt buộc.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu trong bệnh tay chân miệng.
Trẻ bị tay chân miệng, nếu mụn vỡ ra không cần bôi gì chỉ cần tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ thì mụn sẽ tự lành, không để lại sẹo.
Mùa dịch tay chân miệng nếu đi những chỗ đông đúc và đi bơi sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Nếu có 1 trong những dấu hiệu dưới đây nên cho trẻ đến bệnh viện để khám:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi; sốt cao liên tục; ngủ giật mình chới với, thất thần;
run chi; thở bất thường; ngủ gà; nôn ói tất cả mọi thứ. Trẻ đi loạng choạng như người say rượu. Nhà xa trung tâm y tế.
Nguyên nhân tay chân miệng là do virus. Virus này phát triển trong đường ruột, có nhiều ở vùng hầu họng phát tán ra môi trường qua nước miếng và phân. Bệnh này được biết rất lâu nhưng trước đây do tác nhân không gây biến chứng nhiều nên không được nhắc đến. Ở Việt Nam, khoảng 10 năm gần đây xuất hiện chủng EV71 mà chủng này gây biến chứng nhiều và tử vong nhanh nên được nhắc tới nhiều chứ không phải do biến chủng gì cả.
Tay chân miệng có nhiều mức độ.
Độ 1 có thể theo dõi tại nhà và tái khám mỗi ngày. trong mùa dịch bệnh nên số bệnh nằm viện đông tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Nên ở mức độ 1 chỉ theo dõi ở nhà.
Mức độ 2B trở lên cần phải nhập viện để điều trị.
Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng không tạo được miễn dịch suốt đời nên có thể mắc lại. Bệnh tay chân miệng do nhiều phân nhóm enterovirus nên có thể bị mắc nhiều lần.
Trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần do nhiều loại virus khác nhau. Miễn dịch sau khi bệnh tay chân miệng không bền vững.
Thật đáng tiếc là chưa có vắc xin bệnh tay chân miệng. Vì vậy, những biện pháp như trên cần được tăng cường thực hiện, ngoài ra hạn chế tiếp xúc nguồn lây bệnh.
Bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày tùy theo thể trạng của từng bé. Do đó không thể làm gì cho mau khỏi được.
Chào bạn, bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng viêm cơ tim, viêm màng não, phù phổi cấp... Nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Khi trẻ bị tay chân miệng đa phần sẽ tự khỏi. Trẻ thường được chỉ định chăm sóc tại nhà, phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và ở nhà ít nhất 10 ngày. Do bị loét miệng, trẻ thường khó ăn nên phụ huynh chú ý chọn những thực phẩm mềm dễ ăn, tránh ăn đồ nóng và hạn chế làm bể mụn nước của trẻ. Cho trẻ xúc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho trẻ bằng nước sạch.
Theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng. Quần áo, vật dụng cá nhân của trẻ cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như là cloramin B để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Gia đình có thể liên hệ với trạm y tế nơi mình sinh sống để được hướng dẫn cụ thể cách khử khuẩn tại nhà.
Bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tay chân miệng chỉ có điều trị biến chứng. Thuốc mà bạn nói là thuốc an thần, hỗ trợ điều trị từ mức độ 2B trở lên và chúng ta vẵn có những thuốc thay thế.
Nốt đỏ ở tay chân kéo dài ít có thể mắc bệnh tay chân miệng. Bé có thể bị dị ứng hay viêm da cơ địa.
Trẻ có môi tím là do nhiều nguyên nhân: bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu. Nên cần đi khám và làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định trước khi điều trị.
Cũng có tình huống trẻ vừa mắc sốt xuất huyết xong rồi mắc tay chân miệng và ngược lại nhưng cách điều trị và theo dõi cũng không có thay đổi gì. May mắn là tình huống này rất hiếm.
Không bôi gì hết, để tự nhiên tắm rửa sạch sẽ sẽ hết, không để lại sẹo.
Nếu có nhiễm trùng da thì cần đi khám bác sĩ,.
Đa số bệnh nhân tay chân miệng có thể điều trị gần nhà. Gần như tất cả bác sĩ nhi đều được học về tay chân miệng, biết cách chẩn đoán và điều trị cho nên chỉ những bệnh nhi có biến chứng thì mới cần đến bệnh viện tuyến tỉnh hay trung ương.
Bạn cần cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như súp cháo, uống nước ép trái cây, không nhất thiết phải uống sữa. Nếu trẻ ói, mẹ ngưng khoảng vài phút rồi cho bé ăn uống lại. Nếu trẻ nôn ói liên tục nên cho trẻ đi khám.
Trẻ bị sốt xuất huyết nên uống đủ nước, không kiêng ăn chỉ nên hạn chết uống nước có màu nâu, màu đỏ vì khi uống các loại nước này khi trẻ ói không biết có phải là máu hay không?
Trẻ sốt trên 2 ngày, sốt trên 39 độ, sốt uống thuốc khó hạ là trẻ có khả năng nhiều sẽ bị biến chứng nên đi khám ngay.
Trẻ có giật mình chới với, đặc biệt là trong vòng 30 phút trên 2 lần là trẻ đã có biến chứng rồi, đi khám ngay.
Trẻ run chi loạng choạng, da nổi bóng, yếu tay yếu chân, thở mệt thì đã là biến chứng rất nặng cần đi khám ngay.
Nếu không có các triệu chứng trên thì có thể điều trị theo dõi tại nhà hoặc cơ sở y tế gần nhà.
Chào bạn, thông thường trẻ mắc bệnh tay chân miệng mới phải nghỉ học. Hiện nay, các trường học đã triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tương đối tốt. Khi có trẻ mắc bệnh trong lớp, nhà trường sẽ báo cáo cho ngành y tế và triển khai các biện pháp phòng chống bệnh trong trường. Về phía gia đình cần áp dụng biện pháp 3 sạch để phòng bệnh cho con: bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch.
Trẻ ngủ giật mình mà không có nổi bóng nước và cũng không bị loét miệng thì không phải do tay chân miệng. Nếu trẻ bú kém nên đưa trẻ đi khám tìm nguyên nhân khác.
Chào bạn, cách phòng chống bệnh tay chân miệng tại nhà theo biện pháp 3 sạch: bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch. Bàn tay sạch: trẻ và người chăm sóc trẻ thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, rửa tay bất cứ khi nào cảm thấy tay dơ, rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ...
Vệ sinh đồ chơi của trẻ: ngâm đồ chơi bằng xà phòng hoặc dung dịch có chứa cloramin B, rửa sạch bằng nước rồi đem phơi nắng. Ăn uống sạch: sử dụng chén, muỗng, thìa đã được rửa sạch sẽ (nếu được thì ngâm tráng thêm bằng nước sôi), ăn chín uống chín, sử dụng nước đã đun sôi, không mớm đồ ăn cho trẻ, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ sử dụng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.
Ở sạch: thường xuyên lau chùi các bề mặt, dụng cụ thường xuyên tiếp xúc như là tay nắm cửa, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Chào bạn, nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì hiện nay theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ phải ở nhà 10 ngày mới được đi học lại.
Đa số bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Điều trị tại nhà là chăm sóc trẻ đặc biệt là khi trẻ biếng ăn, ăn thức ăn lỏng, uống sữa mát, ăn nhiều bữa. Quan trọng là theo dõi các dấu hiệu biến chứng như sốt cao khó hạ, giật mình chới với, run chi loạng choạng, thở mệt. Nếu có những triệu chứng hay nghi ngờ những triệu chứng này nên đi khám ngay.
Thông thường trẻ sẽ tự khỏi từ 7-10 ngày.
Chào bạn, đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng là nhẹ sẽ tự khỏi bệnh. Dó đó, trẻ được chỉ định chăm sóc theo dõi tại nhà. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ nổi những bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, miệng... Khi chăm sóc trẻ, hạn chế làm bể những bóng nước này. Tắm bằng nước sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tránh không bôi những thuốc không rõ nguồn gốc lên những nốt bóng nước vì có thể làm nhiễm trùng gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn không nên tự ý bôi thuốc, khi cần bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc bôi cho trẻ.
Nếu nghi ngờ là tay chân miệng mà tới mức quấy khóc bỏ ăn thì cũng nên đi khám. Có thể khám gần nhà hay bác sĩ nhi chứ chưa cần thiết phải đến bệnh viện.
Người lớn đa số mắc tay chân miệng thì rất nhẹ và thoáng qua. Cho đến nay, chưa có ca nào người lớn bị tay chân miệng mà có biến chứng. Người lớn ít bệnh hơn vì lúc nhỏ có thể đã có bệnh rồi.
Trẻ giật mình trong đêm có thể là do sinh hoạt trước giấc ngủ: Do chạy nhảy quá, đùa giỡn quá, coi nhiều phim quá... Cho nên 1-2 tiếng trước khi ngủ cho trẻ vận động nhẹ. Coi lại phòng ngủ có thoáng không, không nên quá lạnh hoặc quá nóng, trẻ sẽ ngủ không sâu. Một số trường hợp do thức ăn tối trào ngược làm trẻ giật mình ho ói, sau khi ói trẻ ngủ lại. Nếu điều này xảy ra thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân ho.
Chỉ chích thêm mũi nhắc thôi. Nhưng não mô cầu thì không quan trọng gì.
Người lớn mắc bệnh thủy đậu thường rầm rộ hơn trẻ em. Người lớn cũng có những biến chứng nặng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, biến chứng viêm phổi cũng có thể gặp. Hiện nay, thủy đậu có thuốc điều trị đặc hiệu nên đi khám và uống thuốc sớm, bệnh sẽ mau khỏi.
Quai bị thường mắc ở lứa tuổi đi học từ 5 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn vẫn có thể mắc quai bị. Trẻ em dễ mắc hơn người lớn là vì người lớn đã mắc rồi. Nếu người lớn chưa mắc bệnh quai bị mà chưa chích ngừa khi tiếp xúc người mắc bệnh thì cũng bị quai bị. Đây là bệnh có vắc-xin nên muốn phòng ngừa thì đi chích vắc-xin.
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà trẻ có thể điều trị tại địa phương hay cần phải nhập bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố. Đa số bệnh viện tuyến tỉnh đã điều trị được tay chân miệng ở mức nặng nhất. Thường phụ huynh muốn đến thành phố để chữa tay chân miệng là do yếu tố tâm lý.
Mụn nước ở vùng da của bệnh tay chân miệng không cần bôi thuốc gì chỉ cần tắm rửa bình thường. Bệnh sẽ khỏi dần. Mụn nước khô nhanh hay chậm không liên quan gì tới biến chứng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.
37 tháng nên uống 5-7ml thôi. Không nên tăng liều 10ml vì còn nguyên nhân ho khác.
Nếu trẻ sau 12 tháng mà chưa chích sởi thì nên chích ngay sởi, quai bị, rubella vì mũi này vừa ngừa được sởi như chích mũi lúc 9 tháng mà còn ngừa thêm 2 bệnh quai bị, rubella. Nên chích sớm, ngừa sớm.
Cho bé uống đủ nước, ăn đủ rau. Coi có ngậm đồ chơi gì bằng nhựa hay không? Vì những đồ chơi như vậy có thể làm trẻ dị ứng và khô môi. Có thể sử dụng các thuốc bôi như vaselin...
Nếu quai bị mà không viêm tinh hoàn thì không ảnh hưởng gì đến sinh sản. Nếu quai bị có viêm tinh hoàn mà điều trị kịp thời, không gây teo thì cũng không ảnh hưởng gì đến sinh sản.
Viêm não là một bệnh rất nguy hiểm, có thể tử vong mà cũng có thể để lại di chứng. Hiện nay, viêm não chỉ có vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản mà thôi, nên chích ngừa viêm não Nhật Bản vì ở Việt Nam, virus gây viêm não là bệnh viêm não này thôi. Vắc-xin này có 2 loại, 1 loại miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, một loại dịch vụ phải trả tiền. Thật ra loại dịch vụ cũng không đắt vì chỉ chích 2 mũi mà thôi.
Chào bạn, hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Trên thế giới hiện có 3 loại vắc-xin được cấp phép lưu hành tại Trung Quốc. Việt Nam đang trong quá trình thử nghiệm tính hiệu quả của loại vắc-xin này, hy vọng chúng ta sẽ sớm có kết quả. Tuy nhiên, vắc-xin này cũng chỉ ngừa được một loại virus gây bệnh là EV71, trong khi bệnh tay chân miệng do nhiều loại virus đường ruột khác nữa. Do đó, việc phòng bệnh theo phương pháp 3 sạch: bàn tay và đồ chơi sạch, ăn uống sạch và ở sạch vẫn là quan trọng nhất.
Hiện nay, tay chân miệng là một trong các bệnh được giám sát thường quy. Số liệu bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng được cập nhật hàng tuần, để theo dõi và đánh giá tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, đến những thời điểm dịch bệnh gia tăng, các trung tâm y tế quận, huyện sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát những hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học và các nhóm trẻ tư nhân. Các trung tâm y tế sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, ngành giáo dục để tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch, khi xảy ra dịch bệnh trong nhà trường hoặc cộng đồng. Tăng cường truyền thông cho phụ huynh, nhất là phụ huynh có con em dưới 5 tuổi về cách phòng chống bệnh tay chân miệng, hợp tác với ngành y tế trong xử lý ổ dịch.
Sự phối hợp giữa ngành y tế và giáo dục rất quan trọng: các trường học phải ghi nhận tình hình học sinh nghỉ học, cũng như nguyên nhân trẻ nghỉ. Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng phải báo về trạm y tế, trung tâm y tế để ngành y tế theo dõi và đánh giá tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn của các quận, huyện. Phụ huynh khi thấy con bị bệnh ngoài cho trẻ ở nhà thì nên thông báo nguyên nhân trẻ nghỉ cho trường.
Thủy đậu rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu vì có thể gây sẩy thai, gây dị dạng thai nhi, gây tật bẩm sinh ở các cơ quan của thai nhi.
Trẻ dư cân khi mắc bệnh gì cũng nặng hơn. Nếu dư cân quá mức nên đi khám dinh dưỡng để điều chỉnh cân nặng phù hợp với lứa tuổi. Chích ngừa đủ, uống nước đủ, ngủ đủ giấc, vận động tốt sẽ tăng sức đề kháng.
Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.
Nếu tiết canh không sạch, có lẫn liên cầu lợn, khi ăn vào rất có thể bị mắc liên cầu lợn dưới dạng nhiễm trùng huyết hay viêm màng não. Hai thể bệnh này đều rất nặng và có khả năng gây tử vong.
Viêm màng não, nếu do siêu vi thì không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu do vi trùng thì quá trình điều trị kéo dài, chích kháng sinh nhiều, sức khỏe của người mẹ yếu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đa số viêm màng não vi trùng nếu điều trị sớm thì bệnh sẽ hồi phục.
Chào bạn, trường hợp của bạn không đủ thông tin để trả lời. Bạn có thể liên hệ trạm y tế nơi mình sinh sống để hỏi thêm.
Chào bạn, ổ dịch là một nơi (thôn, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư, đơn vị...) ghi nhận từ 2 trường hợp bệnh trở lên, khởi phát trong vòng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Nếu gần nhà bạn có 3 trường hợp như bạn mô tả, khi khám bệnh nếu trẻ được xác định mắc bệnh tay chân miệng thì bệnh viện sẽ thông báo cho các trung tâm y tế. Bạn có thể hỏi thêm thông tin ở trạm y tế nơi bạn sinh sống.
Chào bạn, nếu ai cũng thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh thì chắc chắn dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những trường hợp chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Chào bạn, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nhân sự để đáp ứng với tình hình dịch COVID-19. Trong thời gian qua, mặc dù dồn lực để phòng chống COVID-19 nhưng ngành y tế vẫn giám sát, theo dõi tình hình các bệnh dịch khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết. Những bệnh này đã có một hệ thống giám sát thường quy ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Khi chúng ta thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tốt nó cũng sẽ giúp kiểm soát các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp, đường tiếp xúc như tay chân miệng, cúm...
Chia sẻ bài viết: |
Nám má một vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ châu Á, tuy không ảnh hưởng về mặt sức khỏe, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ gây mất tự tin cho người mắc tình trạng này.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bệnh tay chân miệng đang vào mùa, số ca bệnh trong tháng 9 tăng gấp đôi tháng 8.
Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu một làn da mịn màng, không tì vết, nhưng nếu lỡ bạn bị một vấn đề nào đó thì có nguy cơ sẽ để lại sẹo. Khi đó, làm thế nào để hạn chế tình trạng sẹo xấu?
Là phụ nữ, ai cũng mơ ước sở hữu một gương mặt mộc với làn da đẹp không tỳ vết. Muốn có làn da đẹp, khỏe khoắn, mịn màng chúng ta cần biết chăm sóc da mặt đúng cách và khoa học.
Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 0 - 15 mắc các tật khúc xạ phải đeo kính.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, làn da dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều vấn đề về da. Ngoài tránh nắng và sử dụng biện pháp che chắn như nón rộng vành, áo khoác, kính mát… thì sử dụng kem chống nắng rất quan trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh rất thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn.
Từ 14g ngày 22/3/2019, báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Vitamin E – Công dụng diệu kỳ” với sự tham gia của bác sĩ Phương Mai – Chuyên khoa 2 Da liễu – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các bệnh răng miệng, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm sao để hơi thở thơm tho?”, từ 9g sáng ngày 7/12.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị, tình trạng viêm dạ dày vẫn tái phát. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm dạ dày, cách chữa dứt điểm, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Viêm dạ dày chữa hoài không dứt?”.
Để giúp du khách tìm hiểu về visa đi Mỹ cùng tỷ lệ đậu cao, báo Phụ Nữ phối hợp cùng Công ty Du lịch Tugo tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Các bước xin visa Mỹ” vào lúc 9g00, thứ Năm ngày 25/10/2018.
9g sáng nay, 12/10, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến “Để mô hình bác sĩ gia đình phát huy hiệu quả tại y tế cơ sở”.
Để giúp các bà mẹ phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, Báo Phụ Nữ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, có gì bất thường?” vào lúc 9 giờ hôm nay, ngày 11/10.
Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp cùng với nhãn hàng sữa dê công thức DG tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Duy trì nhịp sinh lý cho bé khi sử dụng sữa công thức” vào lúc 9g00 ngày 25/9.
Báo Phụ Nữ phối hợp với nhãn hàng kẹo dẻo dinh dưỡng PNKids tổ chức buổi giao lưu trực tuyến lúc 14g00 ngày 12/9, với sự tư vấn của bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêu chuẩn cái đẹp trong phẫu thuật thẩm mỹ" diễn ra từ lúc 9g ngày 24/8 tại Báo Phụ Nữ.
Ở phụ nữ 25 tuổi, trán và mi dưới xuất hiện nếp nhăn đầu tiên. Bước sang tuổi 30 tuổi xuất hiện vết chân chim ở đuôi mắt, 40 tuổi nếp nhăn thường trực ở trước tai và ngấn cổ nổi rõ…
Buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ Nữ và Bệnh viện Quốc tế City phối hợp tổ chức, từ lúc 13g30 hôm nay, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy.
Du lịch châu Âu chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi như hiện nay. Cảnh đẹp thơ mộng, những tòa nhà cổ kính, xen kẽ những nét huyền bí khiến ai cũng bị mê hoặc khi đặt chân đến châu Âu, nhất là vào mùa thu.