TPHCM đã trải qua những tháng ngày đấu tranh căng thẳng nhất với dịch COVID-19. Để chung sống lâu dài với dịch, chúng ta phải thiết lập lại một cuộc sống bình thường mới.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM và PGS-TS-BS Lê Minh Khôi - Phó giám đốc Trung tâm hồi sức COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp thắc mắc của bạn đọc Báo Phụ Nữ TPHCM |
Trong giai đoạn bình thường mới này, điều mà ai cũng quan tâm đó chính là ngành y tế đã có những giải pháp gì để chuẩn bị cho các tình huống về dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Đặc biệt, vài ngày nay, số ca F0 tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng trở lại.
Với mong muốn giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ngành y tế TPHCM trong hiện tại và những kế hoạch ở thời gian tới, Báo Phụ Nữ TPHCM sẽ phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “TPHCM thích ứng linh hoạt, an toàn trong công tác khám, chữa bệnh” diễn ra vào 15g ngày 25/11.
Tại buổi giao lưu trực tuyến, mọi thắc mắc của bạn đọc sẽ được TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM và PGS-TS-BS Lê Minh Khôi - Phó giám đốc Trung tâm hồi sức COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp thấu đáo.
Bà Lý Việt Trung - Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TPHCM - tặng hoa cám ơn đến TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu và PGS-TS-BS Lê Minh Khôi |
Mọi câu hỏi liên quan tới dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới của TPHCM xin hãy gửi về chương trình.
BÁO PHỤ NỮ
Khi TPHCM chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 của chính phủ - nới rộng việc giãn cách xã hội, gia tăng các hoạt động xã hội để phục hồi kinh tế - thì khả năng tiếp xúc lây nhiễm sẽ gia tăng, việc tăng các trường hợp mắc mới đã được dự báo.
Ngành y tế có những giải pháp thích ứng linh hoạt trong tình hình mới: Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ở các quận/huyện, hệ thống y tế cơ sở, trạm y tế/trạm y tế lưu động tiếp tục theo dõi kịp thời phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng để cách ly, ngăn chặn các nguồn lây, hạn chế việc gia tăng các trường hợp mắc mới.
Đồng thời, tăng cường chăm sóc các trường hợp mắc mới, chủ yếu là chăm sóc tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện (không có bệnh nền, không thuộc nhóm nguy cơ cao, nhà có đủ điều kiện tự cách ly mà không lây lan cho người thân).
Với độ phủ vắc xin cao, khả năng các trường hợp bệnh nặng và các trường hợp có nguy cơ tử vong sẽ giảm đi đáng kể. Ngành y tế có nhiệm vụ phát hiện các trường hợp bệnh nặng, đặc biệt theo dõi sát nhóm đối tượng nguy cơ cao như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người có bệnh mãn tính chưa được tiêm vắc xin để điều trị kịp thời và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Sở Y tế Thành phố đã ban hành quy trình sàng lọc, phát hiện và cách ly kịp thời những trường hợp bệnh nhân COVID-19 đến khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, tất cả các bệnh viện đều thực hiện nghiêm túc các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn/phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Việc bảo đảm không để lây nhiễm chéo trong các bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các cơ sở y tế. Do đó, người dân có thể an tâm.
Hiện tại, Sở Y tế TPHCM đã ban hành các quy định về quản lý và chăm sóc F0 tại nhà, trong đó có quy định chi tiết về nhiệm vụ của trạm y tế/trạm y tế lưu động là quản lý các trường hợp F0 tại địa phương để kịp thời cung cấp các gói thuốc, theo dõi tình trạng sức khỏe, khám chữa bệnh, phát hiện trường hợp diễn tiến nặng để chuyển người bệnh vào các cơ sở điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tại một số địa phương do số lượng nhân viên y tế cơ sở hạn chế, bị quá tải, không kịp thời nhận thông tin từ người bệnh. Sở Y tế đã tăng cường thêm các trạm y tế lưu động (bằng cách điều động các nhận viên y tế từ các quận/huyện) để tăng cường cho các địa phương có F0 nhiều. Các lực lượng từ đoàn viên thanh niên, dân quân đều cùng tham gia vào hoạt động của các trạm y tế lưu động để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin từ các F0.
Đồng thời, ngành y tế kêu gọi những F0 tuân thủ nghiêm quy tắc 5K, có ý thức cộng đồng, thực hiện nghiêm túc thực hiện cách ly, các biện pháp phòng chống lây lan để bảo vệ mọi người xung quanh. Đặc biệt cần chú ý phòng chống lây lan cho người thân lớn tuổi trong gia đình.
Bộ Y tế đang dự trù nguồn vắc xin để tiến hành tiêm mũi 3 trong thời gian tới. Hiện tại, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương theo công văn số 9905/BYT-DP ngày 22/11/2021 về việc tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 ưu tiên cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên; tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc tiêm các mũi nhắc Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.
Tiêm chủng rộng rãi ngừa COVID-19 là một công cụ quan trọng để bảo vệ tốt nhất mọi người khỏi COVID-19 và các biến chứng liên quan đến COVID-19. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã tiêm chủng đầy đủ có thể quay lại những hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch một cách an toàn. Hiện nay, Thành phố đang thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ đủ 12 đến 17 tuổi. Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu triển khai trên toàn quốc từ tháng 11/2021 và theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp tùy theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch của địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vắc xin mũi 1 cho người trong độ tuổi 50 trở lên để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong nếu chẳng may nhiễm bệnh.
Khi có nguồn vắc xin được tỗ chứ Y tế Thế giới (WHO) cho phép sử dụng ở độ tuổi nhỏ hơn (dưới 12 tuổi) và được Bộ Y tế hường dẫn cho phép sử dụng thì TPHCM sẽ thực hiện tiêm vắc xin cho lứa tuổi này.
Bạn có thể dùng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử để dùng 1 số điện thoại đăng ký cho cả gia đình. Trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, người đại diện đăng ký phải khai báo thêm thông tin chi tiết của tất cả các thành viên để đăng ký và nhận xác nhận tiêm chủng.
Hiện nay, ứng dụng PC-COVID có thể đồng bộ dữ liệu thông tin tiêm chủng của người dân từ ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Bên cạnh đó, ứng dụng PC-COVID đang cập nhật để cho phép sử dụng số điện thoại để đăng ký thay cho người thân trong gia đình.
Để động viên và ghi nhận sự đóng góp của lực lượng tuyến đầu, tất cả các nhân viên y tế được nhận chính sách hỗ trợ theo chế độ đặc thù của Nghị quyết số 16/NQ-CP trong đó có quy định về mức hỗ trợ tiền ăn và các chế độ phòng chống dịch khác. Bên cạnh đó, nhân viên y tế vẫn được đảm bảo lương, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại... theo quy định hiện hành. Theo đó, nhân viên y tế trực tiếp tham gia phòng chống dịch sẽ nhận phụ cấp ưu đãi ngày là 60% (bình thường mức ưu đãi ngày từ 20%- 40%).
Đồng thời áp dụng chế độ lưu trú ở các khách sạn dành riêng cho các nhân viên y tế tham gia chống dịch để giảm nguy cơ lây lan cho người thân trong gia đình họ. Chế độ này cũng áp dụng cho các lực lượng nhân viên y tế từ các bệnh viện TW và các tỉnh thành khác gửi đến hỗ trợ. Thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh nhưng không quá 450.000 đồng/ngày.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân Thành phố cũng ban hành Nghị quyết số 12 /2021/NQ-HĐND ngày 24/8/2021 trong đó hỗ trợ một lần cho tuyến đầu tham gia chống dịch từ 1.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy vào tính chất công việc tham gia.
Ngoài ra, trong giai đoạn đỉnh cao của dịch còn có nguồn vận động từ các tổ chức thiện nguyện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM để chung tay chăm lo đời sống cho lược lượng nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch.
Trong đợt chống dịch COVID-19 vừa qua tại TPHCM đã có khoảng hơn 5.100 nhân viên y tế dương tính trong quá trình công tác và đã có 2 nhân viên tử vong đã được truy tặng Huân chương lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước. Ngành y tế Thành phố đang đề nghị công nhận và truy tặng liệt sĩ cho nhân viên y tế đã tử vong. UBND Thành phố và Sở Y tế đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi và động viên nhân viên y tế bị nhiễm. Mỗi nhân viên y tế bị nhiễm bệnh trong quá trình công tác sẽ được hỗ trợ 5.000.000 đồng/người (10.000.000 đồng/người với trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt). Công đoàn ngành y tế cũng đã hỗ trợ 3.000.000 đồng/người.
Sở Y tế đã lập danh sách đề nghị khen thưởng, tặng bằng khen cho các nhân viên y tế tham gia chống dịch từ cấp thành phố đến cấp TW.
Chào bạn,
Khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí (quy định này áp dụng đối với cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam).
COVID-19 được xếp vào mức độ bệnh truyền nhiễm nhóm A, do đó người mắc COVID-19 sẽ được khám và điều trị miễn phí hoàn toàn tất cả các bệnh lý lên quan đến đến COVID-19. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị nếu có mắc những bệnh lý khác không phải COVID-19 thì người bệnh sẽ phải trả toàn bộ chi phí khám và điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành. Đối với những người có BHYT thì quỹ BHYT sẽ thanh toán theo quy định. Trong trường hợp nếu bệnh nhân nghi ngờ bệnh viện thu sai thì bệnh nhân có thể phản ánh về thanh tra Sở Y tế TPHCM theo số điện thoại đường dây nóng 0967771010.
Sau đợt dịch thứ tư, TP.HCM tiếp tục duy trì mô hình điều trị theo tháp 3 tầng, đồng thời điều trị tại nhà cho các F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Thành phố cũng thành lập các bệnh viện theo mô hình bệnh viện 3 tầng (có cả 3 tầng điều trị trong cùng một bệnh viện) để thuận tiện cho việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mà không cần chuyển tuyến. Hiện nay, Bệnh viện 3 tầng số 16 trên cơ sở tiếp quản trung tâm hồi sức COVID-19 từ Bệnh viện Bạch Mai sát nhập với Bệnh viện Dã chiến số 16.
Có rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ từ ngày 2/8 đến nay. Thời điểm dịch cao nhất, có rất nhiều bệnh nhân nặng, các trung tâm đều quá tải. Lúc đó, tôi nhận một ca sản phụ 28 tuần, thường thì BS yêu cầu chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm này em bé sẽ không sống được, chúng tôi cố gắng giữ thai phụ đến 31 tuần rồi chuyển về BV Đại học Y Dược để mổ lấy thai vì lúc này em bé có thể sống được. Sau khi sinh xong, người mẹ nhanh chóng rơi vào bão cytokine, phải thở máy xâm lấn, cài đặt máy thở. Chúng tôi quyết định đưa về Trung tâm hồi sức COVID-19 để điều trị tiếp theo hướng sẽ đặt ECMO. Lúc đó, có sản phụ khác ở BV Từ Dũ cũng vừa sinh mổ xong và rơi vào suy hô hấp nguy kịch, sản phụ cũng được chuyển đến trung tâm của chúng tôi trong tình trạng vô vọng. Đồng thời, cũng có một nam thanh niên cũng trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp, thở máy, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Cả 3 đều cần ECMO mà trung tâm chỉ có một máy. Sau nhiều lần hội chẩn, chúng tôi quyết định chạy ECMO cho sản phụ thứ hai vì sản phụ thứ nhất có dấu hiệu cải thiện nhẹ, còn nam thanh niên thì gần như vô vọng.
May mắn sau 5 ngày chạy ECMO, bệnh nhân được cai ECMO thành công và rút nội khí quản sau 7 ngày và xuất viện vào ngày thứ 10. Sản phụ thứ nhất sau khi thở máy nằm sấp, chăm sóc tích cực cũng dần hồi phục và được xuất viện sau đó. Còn nam thanh niên sau nhiều lần tưởng như buông tay, nhưng anh có sức sống mãnh liệt, sau hơn 2 tháng thở máy, cuối cùng cũng hồi phục và chuyển về địa phương để tiếp tục phục hồi chức năng. Bệnh nhân hiện đã hồi phục gần như hoàn toàn.
Đó thật sự là niềm động viên lớn nhất cho toàn bộ đội ngũ y bác sĩ tại trung tâm.
Đến nay, chúng tôi đã nhận 981 bệnh nhân, đã xuất viện 576, trong đó 81 bệnh nhân thở máy và 218 bệnh nhân thở ô xy lưu lượng cao (HFNC) đã được xuất viện. Hiện tại có 100 bệnh nhân đang điều trị. Trung tâm có 404 nhân viên cả chuyên môn lẫn hậu cần.
Lúc cao điểm nhất vào tháng 8,9, chúng tôi có 251 bệnh nhân hồi sức, lúc đó có 925 nhân viên.
Bệnh nhân vào Trung tâm, chúng tôi làm tất cả các "dịch vụ": chữa bệnh, tắm rửa, gội đầu, cắt tóc, làm nail, kết nối với người nhà...
Hiện nay có 3 phương pháp phát hiện SARS-CoV-2 như sau: nuôi cấy virus, phát hiện kháng nguyên và phát hiện kháng thể.
- Nuôi cấy virus: Chỉ thực hiện ở các phòng xét nghiệm có độ an toàn sinh học cao để phục vụ cho nghiên cứu, chứ không ứng dụng trên lâm sàng.
- Phát hiện kháng thể: Cho biết 1 người đã bị nhiễm hay chưa hoặc đã được chích vắc xin hay chưa. Phương pháp này được dùng để truy vết, kiểm soát bệnh trong cộng đồng hơn là trong chẩn đoán 1 người có đang nhiễm hay không.
- Phát hiện kháng nguyên: Hiện nay, có 2 phương pháp chính là RT-PCR và test nhanh. RT-PCR là phương pháp tiêu chuẩn được thực hiện ở các phòng xét nghiệm đã được chuẩn hóa nhưng thời gian trả kết quả lâu. Test nhanh hiện nay được sử dụng khá rộng rãi, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện bệnh nhanh, truy vết sớm, cách ly kịp thời.
Hiện nay, test nhanh vẫn phải dùng bệnh phẩm là que ngoáy mũi hầu họng. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn vì lượng virus tập trung ở mũi hầu họng cao hơn. Đây là phương pháp hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo.
Các xét nghiệm từ nước bọt đang được nghiên cứu nhưng độ nhạy không cao, chưa được Bộ Y tế khuyến cáo. Có thể trong tương lai, việc xét nghiệm từ nước bọt có thể được cải thiện và sử dụng.
Khẩu trang đầu tiên là để bảo vệ người mang trong môi trường có nhiều khói bụi như công xưởng, nhà máy; hoặc để bảo vệ người mang khỏi các tác nhân sinh học (vi khuẩn, virus).
Trong môi trường khói bụi thì người mang không thải khói bụi cho nên có thể mang khẩu trang có hoặc không có van. Tuy nhiên, với tác nhân sinh học, đặc biệt là đối với SARS-CoV-2, việc mang khẩu trang không chỉ có tác dụng bảo vệ người mang mà còn bảo vệ người xung quanh. Lý do, tất cả mọi người ai cũng có nguy cơ phát tán virus mà người đó không biết, như vậy, nếu một người nhiễm virus SARS-CoV-2 không triệu chứng mang khẩu trang có van, thở ra thì tác dụng bảo vệ người xung quanh không có, gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Trong đại dịch COVID-19, việc mang khẩu trang không chỉ để bảo vệ người mang khẩu trang mà bảo vệ cả người trong cộng đồng. Chính vì vậy, khẩu trang không có van vẫn được ưu tiên hơn. Tốt nhất trong cộng đồng không nên mang khẩu trang có van thở ra.
Trong môi trường điều trị F0, lúc đó bệnh nhân đã nhiễm rồi nên không sợ nhiễm thêm, cho nên nhân viên y tế vẫn có thể mang khẩu trang có van thở. Tuy nhiên, tất cả khẩu trang đúng chuẩn dùng trong tiếp xúc F0 thì hầu như không có van thở ra. Tóm lại, không nên mang khẩu trang có van.
Trong giai đoạn cấp của COVID-19 thì phổi là cơ quan chịu tác động nặng nề nhất, mặc dù virus có thể tấn công toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Giai đoạn cấp này thường được tính trong vòng 4 tuần kể từ khi khởi bệnh (có triệu chứng đầu tiên). Từ sau 4-12 tuần, một số người bệnh vẫn còn có biểu hiện của COVID-19. Đây được gọi là giai đoạn bán cấp. Nếu triệu chứng vẫn tồn tại hoặc xuất hiện sau 12 tuần thì được gọi là biểu hiện hậu COVID.
Hiện nay, có rất nhiều cơ quan có biểu hiện hội chứng hậu COVID: phổi, tim, thần kinh - tâm lý, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết học, sinh dục...
Mắt cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của virus SARS-CoV-2. Ở bệnh nhân nặng, có thể trong giai đoạn cấp, tình trạng thiếu oxy não ảnh hưởng đến vùng chức năng thị giác của não bộ và gây nên di chứng về sau. Tuy nhiên, có nhiều biểu hiện khác chưa giải thích được như là đau mắt, chói sáng, nhìn mờ, nhìn lòa. Một số nghiên cứu cho thấy võng mạc của người khỏi bệnh COVID có biểu hiện tổn thương rõ. Chính vì vậy, bạn cần phải đi khám chuyên khoa mắt và thần kinh để xác định nguyên nhân.
Trong một bệnh viện dã chiến hay trung tâm hồi sức COVID-19, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong đó có xử lý chất thải lây nhiễm là một công tác cực kỳ quan trọng. Mỗi cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 đều có những luồng di chuyển được quy định dành cho người sạch, dành cho người nhiễm, dành cho rác sinh hoạt và rác thải y tế khác nhau.
Đối với rác thải sinh hoạt ở khu hành chính, thì quy trình xử lý như rác thông thường khác. Riêng rác thải từ khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 phải được xử theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Rác được bỏ vào thùng riêng, sau đó được đưa vào túi đựng có dán nhãn "Rác lây nhiễm", trước khi cột miệng túi phải phun khử khuẩn, sau đó phun khử khuẩn lại lần nữa trước khi được tập trung chuyển về khu xử lý rác thải y tế theo quy định. Chính nhờ quy trình chặt chẽ này mà nguy cơ lây nhiễm cho cộng động là hầu như không có.
Với một số bệnh lý cấp tính như nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não thì thời gian vàng rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân, hạn chế tổn thương cơ quan lan rộng, đảm bảo chức năng của cơ quan. Trong bệnh COVID-19, khái niệm thời gian vàng không được áp dụng. Mỗi giai đoạn, mức độ bệnh cần phải có những điều trị phù hợp khác nhau. Nếu điều trị không đúng thì có thể gây nên những hậu quả nặng nề.
Với những bệnh nhân F0 không triệu chứng thì không nên điều trị các thuốc corticoid và chống đông vì các thuốc này không có hiệu quả và có thể làm xấu đi tình trạng bệnh. Ngược lại, những bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp, đặc biệt có biểu hiện cơn bão cytokine thì cần phải được điều trị tích cực với khác thuốc kháng virus, corticoid, chống đông, kháng thể đơn dòng.
Bác sĩ khuyến cáo không tự mua thuốc uống, đặc biệt là các toa thuốc không rõ nguồn gốc lưu hành trên mạng để điều trị COVID-19 vì sẽ gây nên những hệ lụy khôn lường.
Khi chưa có vắc xin, 80% bệnh nhân nhiễm SARS- CoV-2 không có triệu chứng, 15% có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, 5% còn lại có biểu hiện nặng và nguy kịch. Với sự bao phủ của vắc xin hiện nay, chắc chắn tỷ lệ bệnh nặng và nguy kịch đã giảm rõ ràng.
Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ nhàng như cảm cúm thông thường: sốt, đau cơ, mỏi mệt, ho, nhức đầu.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể nhanh chóng hoặc dần dần khó thở, bão hòa oxy máu giảm, phổi tổn thương đông đặc, lan tỏa, gây nên suy hô hấp ở các mức độ khác nhau. Nặng nhất là hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (suy hô hấp cấp tiến triển) - ARDS - cần phải thở oxy, thở oxy lưu lượng cao (HFNC), thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấn hoặc thậm chí phải sử dụng đến ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).
Mặc dù tổn thương phổi là biểu hiện thường gặp nhất, virus SARS-CoV-2 cũng có thể tấn công toàn bộ cơ thể gây nên hội chứng cơn bão cytokine, viêm cơ tim cấp, viêm não, tăng đông gây cục huyết khối tạo điều kiện cho tắt mạch xảy ra. Nếu tắt mạch xảy ra ở mạch máu lớn hoặc mạch máu quan trọng như mạch máu phổi, mạch vành, mạch não thì có thể gây nên tử vong nhanh chóng.
Các biểu hiệu trong đợt cấp của COVID-19 thường là thoáng qua và sẽ hết sau khi lành bệnh. Những bệnh nhân có biểu hiện nặng hoặc nguy kịch trong giai đoạn cấp thì sự hồi phục thường chậm hơn và có thể có nguy cơ cao xuất hiện các di chứng, đặc biệt là di chứng về hô hấp. Có một số bệnh nhân chỉ biểu hiện nhẹ hoặc hoàn toàn không triệu chứng trong giai đoạn cấp nhưng sau đó lại xuất hiện các biến chứng của hậu COVID, đôi khi là biến chứng nặng như viêm cơ tim. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về mất khứu giác, vị giác cũng như chưa có phương pháp điều trị nào được công bố một cách thuyết phục. Có thể việc mất vị giác của bạn là do hậu quả của COVID-19 nhưng cũng không loại trừ là do một bệnh lý nội/ngoại khoa nào khác kèm theo.
Việc mất vị giác kéo dài trên 2 tháng ít xảy ra vì thường người bệnh sẽ lấy lại vị giác khá nhanh. Bạn nên đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân việc mất vị giác kéo dài hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự ngon miệng.
Một trong những biểu hiện khá thường gặp trong dại dịch COVID-19 là chứng rối loạn tâm lý do nhiều trải nghiệm khác nhau mà mỗi cá nhân có thể trải qua. Có rất nhiều biểu hiện tâm lý liên quan đến đại dịch COVID-19 đã được ghi nhận như: trầm cảm, rối loạn ám ảnh bệnh, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Đây là một chủ đề được quan tâm rất rộng rãi trên toàn thế giới và có rất nhiều phương pháp điều trị đã được khuyến cáo: tư vấn tâm lý, thiền, yoga, thể dục thể thao, du lịch...
Khả năng người nhà của bạn bị chứng rối loạn ám ảnh bệnh. Để vượt qua rối loạn này, người nhà phải rất kiên nhẫn và tinh tế, không nên thúc ép, thuyết phục làm cho người thân của mình trở nên chống đối. Nếu phản ứng của người bệnh không quá căng thẳng, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên nài ép, khi các triệu chứng sốt, ho lui thì dần dần người bệnh sẽ dần hồi phục về cả sức khỏe lẫn tâm lý.
Nói chung, chúng ta không nên trầm trọng hóa vấn đề, dẫn đến xung đột dâng cao. Chỉ can thiệp khi hành vi của người bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sống.
Như chúng tôi đã có nói trong các câu trả lời trước, biểu hiện hậu COVID-19 khá thường gặp ở bệnh nhân đã lành bệnh. Tuy nhiên, không phải mọi biểu hiện bất thường bất thường về sức khỏe đều là do hậu COVID-19.
Mẹ của chị nay đã cao tuổi nên chắc chắn chức năng của các cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động một cách bình thường như người trẻ, hệ miễn dịch ở người già cũng suy giảm. Với những triệu chứng chị mô tả thì chúng tôi khó có thể đưa ra một chẩn đoán hay một điều trị nào. Điều cần thiết nhất hiện nay là chị nên đưa mẹ đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa lão để chẩn đoán một cách chính xác tình trạng của cụ và có giải pháp điều trị hợp lý.
Hiện nay, các thuốc điều trị chủ lực được toàn thế giới sử dụng cũng như Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo vẫn là các thuốc Tây y như kháng virus, kháng viêm, chống đông, các thuốc điều hòa miễn dịch, các thuốc điều trị bệnh nền.
Một thế mạnh của Việt Nam là chúng ta có một nền y học dân tộc lâu đời, có nhiều kinh nghiệm và những bài thuốc cổ quý báu. Cùng với chủ trương Đông - Tây y kết hợp thì việc sử dụng các thuốc Đông y đã được kiểm định, có nguồn gốc rõ ràng là một điều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên cho đến nay, các thuốc Đông y vẫn chỉ là các thuốc đóng vai trò hỗ trợ chứ chưa thể được xem là trụ cột chính trong điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân có biểu hiện nặng và nguy kịch.
Vắc xin thực sự là một vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19 trên toàn thế giới, tại Việt Nam cũng như ở TPHCM. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin có thể làm giảm 90% nguy cơ mắc bệnh nặng so với không chích vắc xin. Như vậy, hiệu quả của vắc xin là cực kỳ cao. Tuy nhiên, vắc xin không phải là thuốc tiên, có thể giúp người ta hoàn toàn không chuyển nặng vì có đến 10% vẫn có thể chuyển nặng.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, chúng tôi khẳng định một lần nữa vai trò cực kỳ quan trọng của vắc xin. Trong 242 bệnh nhân tử vong của chúng tôi trong 4 tháng qua thì chỉ có 2 bệnh nhân tiêm đủ 2 mũi vắc xin và 2 bệnh nhân này là bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền. Một số yếu tố nguy cơ làm cho người chích đủ vắc xin vẫn có thể bị nặng gồm: người già yếu, người có bệnh nền, béo phì và những người có đời sống kinh tế xã hội còn hạn chế. Đây là những đối tượng cần được chích vắc xin và cần được chích vắc xin tăng cường.
Đáng tiếc, hiện nay có hơn 50% bệnh nhân nhập vào Trung tâm của chúng tôi vẫn chưa được chích vắc xin. Đa phần các lý do không chích vắc xin là vì nhận thức không đúng về vai trò của vắc xin: nhiều người có bệnh nền sợ không chích trong khi đó đây là đối tượng cần được phải chích vắc xin nhất.
Là một bác sĩ tuyến đầu, đang điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng nề nhất, tôi tha thiết kêu gọi bà con hãy vì sức khỏe của chính mình và cộng đồng mà đi chích vắc xin.
Với những tai nạn như: hóc dị vật, đuối nước, tai nạn giao thông, ngừng tuần hoàn hô hấp, nếu không được điều trị trong vòng 1 vài phút thì bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề. Chính vì vậy, trong những trường hợp này, chúng ta không có quyền chờ đợi mà phải tiến hành cấp cứu ngay.
Với một số bệnh lý nội/ngoại khoa khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thủng tạng rỗng, vỡ tạng đặc... thì cũng không thể chờ đợi vì có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Mỗi bệnh viện luôn có một quy trình tiếp nhận bệnh từ phòng cấp cứu, phân loại bệnh và tiến hành những điều trị nhanh chóng trong thời gian vàng. Một khi bệnh nhân cần cấp cứu can thiệp hoặc phẫu thuật thì chúng ta thiết lập quy trình như bệnh nhân đó thật sự bị nhiễm COVID-19. Nhân viên y tế được bảo vệ (trang phục bảo hộ cá nhân như đang điều trị bệnh nhân COVID-19) và điều trị vẫn được tiến hành. Sau khi điều trị cấp cứu đã hoàn thành, tùy vào kết quả xét nghiệm COVID-19 của bệnh nhân mà cơ sở y tế đó quyết định cách ly bệnh nhân hay chuyển trại như một bệnh nhân cấp cứu thông thường.
Chia sẻ bài viết: |
Nám má một vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ châu Á, tuy không ảnh hưởng về mặt sức khỏe, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ gây mất tự tin cho người mắc tình trạng này.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bệnh tay chân miệng đang vào mùa, số ca bệnh trong tháng 9 tăng gấp đôi tháng 8.
Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu một làn da mịn màng, không tì vết, nhưng nếu lỡ bạn bị một vấn đề nào đó thì có nguy cơ sẽ để lại sẹo. Khi đó, làm thế nào để hạn chế tình trạng sẹo xấu?
Là phụ nữ, ai cũng mơ ước sở hữu một gương mặt mộc với làn da đẹp không tỳ vết. Muốn có làn da đẹp, khỏe khoắn, mịn màng chúng ta cần biết chăm sóc da mặt đúng cách và khoa học.
Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi từ 0 - 15 mắc các tật khúc xạ phải đeo kính.
Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, làn da dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều vấn đề về da. Ngoài tránh nắng và sử dụng biện pháp che chắn như nón rộng vành, áo khoác, kính mát… thì sử dụng kem chống nắng rất quan trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh rất thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn.
Từ 14g ngày 22/3/2019, báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Vitamin E – Công dụng diệu kỳ” với sự tham gia của bác sĩ Phương Mai – Chuyên khoa 2 Da liễu – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các bệnh răng miệng, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm sao để hơi thở thơm tho?”, từ 9g sáng ngày 7/12.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị, tình trạng viêm dạ dày vẫn tái phát. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm dạ dày, cách chữa dứt điểm, Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Viêm dạ dày chữa hoài không dứt?”.
Để giúp du khách tìm hiểu về visa đi Mỹ cùng tỷ lệ đậu cao, báo Phụ Nữ phối hợp cùng Công ty Du lịch Tugo tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Các bước xin visa Mỹ” vào lúc 9g00, thứ Năm ngày 25/10/2018.
9g sáng nay, 12/10, Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến “Để mô hình bác sĩ gia đình phát huy hiệu quả tại y tế cơ sở”.
Để giúp các bà mẹ phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, Báo Phụ Nữ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, có gì bất thường?” vào lúc 9 giờ hôm nay, ngày 11/10.
Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp cùng với nhãn hàng sữa dê công thức DG tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Duy trì nhịp sinh lý cho bé khi sử dụng sữa công thức” vào lúc 9g00 ngày 25/9.
Báo Phụ Nữ phối hợp với nhãn hàng kẹo dẻo dinh dưỡng PNKids tổ chức buổi giao lưu trực tuyến lúc 14g00 ngày 12/9, với sự tư vấn của bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêu chuẩn cái đẹp trong phẫu thuật thẩm mỹ" diễn ra từ lúc 9g ngày 24/8 tại Báo Phụ Nữ.
Ở phụ nữ 25 tuổi, trán và mi dưới xuất hiện nếp nhăn đầu tiên. Bước sang tuổi 30 tuổi xuất hiện vết chân chim ở đuôi mắt, 40 tuổi nếp nhăn thường trực ở trước tai và ngấn cổ nổi rõ…
Buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ Nữ và Bệnh viện Quốc tế City phối hợp tổ chức, từ lúc 13g30 hôm nay, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy.
Du lịch châu Âu chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi như hiện nay. Cảnh đẹp thơ mộng, những tòa nhà cổ kính, xen kẽ những nét huyền bí khiến ai cũng bị mê hoặc khi đặt chân đến châu Âu, nhất là vào mùa thu.