Giao lưu trực tuyến 'Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh'

20/07/2018 - 13:50

PNO - Buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ Nữ và Bệnh viện Quốc tế City phối hợp tổ chức, từ lúc 13g30 hôm nay, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy.

Để mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng thai kỳ hiệu quả, không phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt; thậm chị tự hủy hoại bản thân và con của mình; Báo Phụ Nữ TP.HCM phối hợp Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh” vào lúc 13g30 ngày 26/7/2018, với sự tham gia của Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng khoa Sản và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy – khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quốc tế City.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'
Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến (thứ hai từ phải sang) và Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy (thứ hai từ trái sang) trả lời câu hỏi của bạn đọc Báo Phụ Nữ.

8,2% phụ nữ Việt Nam bị trầm cảm sau sinh. Kết quả này được trường Đại học Y Hà Nội công bố sau khi khảo sát trên 1.400 phụ nữ Việt Nam.

Với cuộc sống hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh không hề dễ dàng. Mẹ bị trầm cảm thì chiều cao của trẻ sơ sinh đối diện nguy cơ thấp hơn gấp 3 lần ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 so với trẻ có mẹ không bị trầm cảm. Bà mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm, do đó trẻ dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, truyền nhiễm cao hơn.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'

Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu:

* Em mang thai 32 tuần. Bác sĩ chẩn đoán bé được 3,5kg rồi. Em rất lo bé sinh ra bị béo phì. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Nếu muốn sinh mổ, tư vấn giúp em dịch vụ tốt nhất có thể.

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

- Đa phần những "đứa trẻ sumo" có sức khỏe tốt, nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Nếu thai phụ bị tiểu đường, em bé được nuôi dưỡng bằng máu có quá nhiều đường, loại máu sản sinh nhiều insuline hơn. Chất này sẽ đi vào nhau thai và lưu lại trong cơ thể bé. Insulin kéo theo sự tăng trọng và làm biến đổi các thành phần trong cơ thể.

Quá trình sinh nở những em bé to béo này cũng tạo ra rủi ro cho cả mẹ và con. Do kích thước và nhất là vai quá rộng, bé sẽ gặp khó khăn khi chui khỏi bụng mẹ và dễ ngạt do bị kẹt vai, gãy xương đòn thiếu ôxy. Còn người mẹ sẽ có vết thương lớn hơn và phải chịu những di chứng của việc sinh nở.

Nếu thai quá lớn, bác sĩ sẽ cho mổ. Nhưng ngay cả khi đứa trẻ sinh ra không vấn đề gì thì lúc lớn lên, nó vẫn có nhiều nguy cơ béo phì và tiểu đường. Vì vậy bạn cần chặt chẽ trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo mẹ khỏe, bé khỏe. Bạn có thể đăng ký sinh tại Bệnh viện Quốc tế City, chất lượng chuẩn quốc tế.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến đang trả lời thắc mắc của bạn đọc

BS cho em hỏi Bệnh viện Quốc tế City có dịch vụ cho người nhà vào phòng sanh và da kề da sau sanh không? Em mới 21 tuần nhưng đã tăng 8kg rồi. Bác sĩ tư vấn em nên ăn gì để giữ chuẩn cân nặng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:

Bệnh viện Quốc tế City có dịch vụ cho người nhà vào phòng sanh. Ngoài ra, bé sẽ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sanh. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ không nên để tăng cân quá nhiều, chuẩn là 12 kg trong suốt thai kỳ. Bạn nên chú ý dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất và không nên chú trọng vào số lượng dẫn đến béo phì thai kỳ.

* Trầm cảm sau sinh là gì?

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy:

- Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì bạn cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu, bạn có thể mắc bệnh này ngay cả khi không mắc nó ở những lần sinh đẻ trước.

* Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy:

- Tùy vào từng trường hợp, bệnh trầm cảm sau sinh có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Nếu không được chữa trị và tác động kịp thời bệnh sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'
Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến tư vấn cho đôi vợ chồng sắp có con

Trầm cảm có thể chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của rối loạn trầm cảm. Ở giai đoạn này bạn sẽ không nghĩ mình đang mắc bệnh mà nghĩ rằng đây là tâm trạng buồn bã và suy nghĩ tiêu cực nhất thời mà thôi. Nhưng nếu những suy nghĩ tiêu cực kéo dài bạn sẽ có xu hướng bộc lộ sự tiêu cực rõ ràng hơn, mất sự hứng thú với những món ăn bạn thích, chương trình truyền hình bạn hay xem, những thói quen từng làm bạn vui,... Bạn cảm thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo thậm chí bạn cảm thấy chán ghét bản thân mình.

Trầm cảm khiến bạn mất ngủ, hoặc ngủ rất nhiều, biếng ăn, hoặc ăn uống vô độ. Nó khiến lối sống và cách sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Ở giai đoạn này, bạn trở nên khép kín hơn, không còn muốn gần gũi người khác, kể cả những người thân quen. Bạn chỉ thực sự thoải mái khi ở một mình và điều đó càng khiến tình trạng trầm cảm của bạn trở nên nặng hơn.

Giai đoạn 2:

Sau một quá trình trầm cảm dài của giai đoạn 1, cơ thể bạn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tâm trạng buồn bã, không ngủ, những bữa ăn không điều độ, cơ thể bạn trở nên trì trệ hơn.

Đồng thời não bộ của bạn cũng bắt đầu giảm sản xuất hormone serotonin - hormone gây hạnh phúc. Cho đến một ngày, bạn không còn nhớ cảm giác hạnh phúc diễn ra như thế nào.

Bạn không còn niềm tin, hi vọng về một tương lai mà bạn đã từng nghĩ đến. Những điều đẹp đẽ dần trở nên xa vời với những người trầm cảm giai đoạn này. Nếu bạn từng mất mát, bạn sẽ luôn cho rằng mình sẽ không bao giờ vượt qua được. Ở giai đoạn này, bạn cảm thất cuộc đời sầu thảm bi đát mà bạn dần trở nên chán ghét.

Giai đoạn 3:

Theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát. Cho dù bạn từng yêu đời, từng ngập tràn sức sống như thế nào đi chăng nữa, nếu đã đến giai đoạn này của bệnh trầm cảm, bạn sẽ không đủ tỉnh táo để nhớ cuộc đời bạn vốn tuyệt như thế nào. Điều duy nhất bạn nghĩ đến đó là làm sao thoát khỏi cuộc sống toàn nỗi buồn, mất mát, tăm tối và khổ đau này. Bạn sẽ không còn tin vào tương lai, bạn cũng không còn tin là mình có thể hạnh phúc trở lại và muốn giải thoát bản thân.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy tập trung đọc câu hỏi của bạn đọc

* Giai đoạn nào bé hấp thụ dinh dưỡng nhanh nhất thưa Bác sĩ. Em muốn đăng ký dịch vụ sinh thường nhưng lần 1 em sinh mổ. Bác sĩ tư vấn thêm giúp em.

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến: 

- Điều quan trọng trong tất cả các bữa ăn nhằm tăng cân thai nhi thật nhanh là bạn hãy chọn các sản phẩm có chứa hàm lượng Protein (tức đạm) thật cao, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao nhất với hàm lượng đi kèm trên 100gr ở dưới đây để giúp các bạn chọn lựa nhé. Có thể là không theo thứ tự về hàm lượng.

Với những mẹ cần thai nhi phát triển cân nặng thật nhanh thì hãy bổ sung 1 hàm lượng khoảng 80-100gram protein 1 ngày nhé.

#1: Bơ-quả bơ: bơ là 1 trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao nhất với khoảng 40gr protein trên 100gr. Sẽ càng thêm chất lượng nếu bạn mua quả bơ về và say sinh tố bơ với sữa (sữa tươi, sữa chua).

#2: Đậu (đậu đỗ nhé, không phải đậu phụ) : đậu càng già, càng lớn, càng trưởng thành thì chứa hàm lượng protein càng cao. Với khoảng gần 40gr protein trên 100gr đậu đỗ. Mua đậu đỗ về xào với thịt bò thì vừa nhiều đạm vừa ngon phải biết.

#3: Thịt bê và bò nạc: 100gr thịt bò hoặc bê nạc cung cấp tới khoảng 36gr protein. Nên dễ hiểu vì sao các mẹ hay mách nhau tăng cường thịt bò để giúp thai nhi tăng cân nhanh rồi chứ?

#4: Bí ngô, bí ngô rang và hạt giống dưa hấu: các loại hạt, quả này rất phổ biến và thông dụng ở đất nước chúng ta. Chúng có chứa 1 hàm lượng 33gr protein trên 100gr hạt. Hạt dưa, hạt bí mà các bạn thời thiếu nữ hay ăn cũng rất tốt đấy nhé.

#5: Thịt nạc (gồm thịt gà, lợn, cừu và thịt gà quay): chúng chứa 1 hàm lượng khoảng 30gr protein trên 100gr. Các bạn nên ăn nhiều thịt nạc, hạn chế thịt mỡ trong giai đoạn thai kỳ nhé.

#6: Cá và trứng cá (các loại các nước ngọt nói chung và mấy loại cá biển an toàn như Cá cơm, cá hồi, cá mòi..). Cá luôn rất tốt để bổ sung trong thai kỳ, các bạn có thể bổ sung những loại cá an toàn như cá chép, tránh các loại cá biển sâu nước lạnh có hàm lượng thủy ngân cao gây nguy hiểm cho thai nhi như Thu, kình..Cá cung cấp 1 hàm lượng protein khoảng 30gr trên 100gr. Ngoài ra, trứng cá và trứng cá muối cũng cung cấp 1 hàm lượng protein rất cao.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'

#7: Tảo xanh, tảo xoắn: Đây thực sự là nguồn cung cấp protein khổng lồ với gần 60gr protein/100gr, một hàm lượng rất lớn và an toàn. Ngoài ra các sp tảo xoắn bán trên thị trường còn chứa 1 hạm lượng rất nhiều vitamin và khoáng chất đấy nhé. Bạn nào hơi gầy gò, thể trạng yếu cũng có thể bổ sung cái này thay vitamin bầu.

#8: Tôm và cua: cung cấp 1 hàm lượng protein khá lớn với khoảng trên dưới 20gr/100gr.

#9: Đậu phộng, lạc: rất giàu vitamin và dễ để ăn vặt khi chưa tới hơn 20gr protein /100gr nhé. Nhưng có những tài liệu cho thấy nếu mẹ ăn nhiều lạc, đậu phộng thì sẽ có thể bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn không bị dị ứng hay có tiền sử dị ứng thì lạc, đậu phộng an toàn và có thể được sử dụng nhé. 

#10: Hạt hướng dương là 1 trong những loại hạt có chứa hàm lượng protein rất cao nhé, với khoảng 20gr protein trên 100gr. Nên các bạn có thể thoải mái mua hạt hướng dương và ăn vặt nhé.

* Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh?

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy:

- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. 

Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân. 

Khó khăn trong chăm sóc  bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân. Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.

Giao luu truc tuyen 'Cham soc suc khoe me bau va tre so sinh'

* Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trầm cảm sau sinh?

Thạc sĩ bác sĩ Trần Thị Mai Thy:

- Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Đừng xấu hổ, bạn hãy chia sẻ các triệu chứng của bạn với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.

Để đánh giá tình trạng của bạn, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến  giáp
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI