Giáo dục thể chất: ngành ít “gợi cảm” nhưng hấp dẫn

08/04/2013 - 16:30

PNO - PNO - Đứng trước hàng loạt ngành học, không ít học sinh phân vân chẳng biết chọn ngành nào. Nhiều bạn đổ xô chọn ngành kinh tế, ngân hàng; một số khác lại chen chân vào ngành tài nguyên-môi trường, du lịch... Một trong những ngành...

 Tiến sĩ Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng khoa Giáo dục thể chất (GDTC) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã dành cho Báo Phụ Nữ cuộc trò chuyện thú vị về ngành học này.

Giao duc the chat: nganh it “goi cam” nhung hap dan

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

*PV: Thưa tiến sĩ, nghe cái tên “giáo dục thể chất” dễ liên tưởng đến việc phơi mình ngoài nắng gió và những bài học… cơ bắp?

-Tiến sĩ Lệ Hằng: GDTC là một bộ phận chuyên ngành của khoa học giáo dục. Trong quá trình học tập, ngoài thời gian tập luyện kỹ thuật của các môn thể thao, sinh viên chuyên ngành GDTC còn được trang bị khối lượng lớn về kiến thức chuyên môn liên quan như: lý luận và phương pháp giáo dục, giải phẫu học, tâm sinh lý thể dục thể thao (TDTT)… Tất cả chỉ nhằm một mục đích đào tạo những cử nhân GDTC, sau 4 năm rèn luyện, có khả năng làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn GDTC ở các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

*Nghĩa là khả năng có việc làm sau 4 năm đại học là rất cao?

-Đúng vậy. Tất cả các trường khắp các tỉnh thành trong cả nước đều cần có giáo viên GDTC. Sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 của khoa này đều có đợt thực tập giảng dạy tại các trường. Đó là lúc các em được dịp thi thố, chứng minh năng lực, làm quen với cơ sở và tìm điểm đến cho mình trong tương lai.

*Những học sinh ngại học toán, ngại học ngoại ngữ, thậm chí ngại học… các môn lý luận, mà lại thích thể thao, chắc là sẽ thích hợp với ngành này?

-Có thể nói TDTT nói chung và GDTC nói riêng là một ngành khoa học tổng hợp những thành tựu của các ngành khoa học khác, đòi hỏi người học phải có những kiến thức tối thiểu về các môn khoa học cơ bản thì mới có thể tiếp thu tốt trong quá trình học tập. Do đó, để thi vào ngành này, các bạn phải thi khối T, với các môn toán, sinh và năng khiếu TDTT như bật xa, chạy 100m, lực bóp tay... Sợ môn toán thì... khó rồi. Bạn nào ngại học các môn lý luận cũng sẽ gặp khó khăn ít nhiều đấy. Tất nhiên là thí sinh phải đủ sức khỏe để theo học ngành này. Chiều cao cũng đòi hỏi, nữ từ 1,55m trở lên, nam từ 1,60m trở lên.

*Cụ thể sinh viên sẽ học những môn gì, thưa tiến sĩ?

-Ngoài môn thể thao chuyên sâu chon học theo nguyên vọng ở giai đoạn chuyên ngành, các bạn sẽ học những môn rất thú vị mà tôi cho rằng các bạn khó cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Chẳng hạn các môn về bóng: bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền… Hoặc các môn cá nhân như cầu lông, đá cầu, bơi lội, võ thuật. Trong hai năm trở lại đây, trường còn đưa thêm một số môn thể thao mới được nhiều người ưa thích như futsal (đá bóng trong nhà), chears leading (thể dục cổ vũ), thể thao điện tử (E-sport) ... vào chương trình giảng dạy chính khóa.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ học những môn về kiến thức giải phẫu cơ thể người, sinh lý học TDTT, tâm lý trong việc giảng dạy thể chất, y học TDTT… để phòng tránh những chấn thương hoặc những sai sót đáng tiếc xảy ra cho người dạy, người học.

Khi tốt nghiệp, người học sẽ là một cử nhân ngành GDTC với kỹ năng tổ chức và đánh giá thể chất học sinh theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật các môn thể thao trong trường học, nắm vững các phương pháp giảng dạy, huấn luyện và tổ chức thi đấu, các điều luật thể thao cơ bản, có khả năng tổ chức, huy động và thuyết phục quần chúng thực hiện mục tiêu giáo dục sức khỏe toàn dân… Đồng thời cũng là người có tác phong mẫu mực của một giáo viên.

Bạch Mai thực hiện

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI