Giáo dục di sản Huế đến với các em học sinh

22/09/2024 - 17:57

PNO - Ngày 22/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024 cho các học sinh trên địa bàn TP Huế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức), trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và dự án “Bảo tồn, Trùng tu và Phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”.
Chương trình do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và GEKE (Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức) phối hợp tổ chức diễn ra tại Khu vực trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên- Đại nội Huế - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Trong buổi sáng dầu tiên khởi động chương trình các học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diễu TP Huế được các tìm hiểu về các họa tiết trang trí truyền thống trong kinh thành và thực hành tô màu với kỹ thuật vẽ màu nước. Giảng giải về kỹ thuật vẽ truyền thống;
Trong buổi sáng đầu tiên khởi động chương trình trong năm học 2024-2025, các học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diễu, TP Huế được tìm hiểu về các họa tiết trang trí truyền thống trong kinh thành và thực hành tô màu với kỹ thuật vẽ màu nước - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Tại đây chuyên gia người Đức , bà Andrea Teufel cùng các cộng sự của mình đã giới thiệu về kỹ thuật tô màu và cách sử dụng; Khám phá và tìm hiểu những họa tiết truyền thống tại bình phong và cổng chính của điện
Tại đây, chuyên gia người Đức - bà Andrea Teufel cùng các cộng sự của mình đã giới thiệu về kỹ thuật tô màu và cách sử dụng; khám phá và tìm hiểu những họa tiết truyền thống tại bình phong và cổng chính của điện Phụng Tiên - Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh
Với mục đích này, các em sẽ lựa chọn các tranh họa tiết được in trên giấy vẽ A3 rồi trải nghiệm tô màu bằng màu nước và cọ vẽ chuyên nghiệp tại văn phòng dự án trong khu vực Điện Phụng Tiên.
Tham gia vào chương trình giáo dục di sản, các em được lựa chọn các tranh họa tiết được in trên giấy vẽ A3 rồi trải nghiệm tô màu bằng màu nước và cọ vẽ chuyên nghiệp tại văn phòng dự án trong khu vực Điện Phụng Tiên - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Đồng thời, người tham gia chơi trò chơi luyện trí nhớ 'Hue The Memory Game' để tìm hiểu về ý nghĩa của các họa tiết qua hình thức này. Ngoài ra, trẻ sẽ cùng nhau nghiên cứu và tìm kiếm các họa tiết được sử dụng tại công trình Điện Phụng Tiên.
Đồng thời, học sinh được chơi trò chơi luyện trí nhớ "Hue The Memory Game" để tìm hiểu về ý nghĩa của các họa tiết. Ngoài ra, các bạn học sinh sẽ cùng nhau tạo ra những nhóm lẻ để được các kỹ thuật viên hướng dẫn cách nghiên cứu và tìm kiếm các họa tiết được sử dụng tại công trình Điện Phụng Tiên - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Chương trình nằm nhằm mục đích nâng cao nhận thức về di sản văn hóa Huế, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tập trung truyền cảm hứng và phát huy khả năng nghệ thuật, sức sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động khám phá có tính tương tác và vui thú về nghệ thuật Triều Nguyễn.
Chương trình này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về di sản văn hóa Huế, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tập trung truyền cảm hứng và phát huy khả năng nghệ thuật, sức sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động khám phá có tính tương tác và vui thú về nghệ thuật triều Nguyễn.
Giúp người tham gia tránh xa các thiết bị điện tử. Tăng cường trí nhớ, sự hiểu biết và sáng tạo. Cùng nhau học tập và vui chơi trong một bầu không khí độc đáo tại khu vực Điện Phụng Tiên.
Học sinh cùng nhau học tập và vui chơi trong bầu không khí độc đáo tại khu vực Điện Phụng Tiên.
Những năm qua nhiều trường học trên địa bàn TP Huế đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa môn học trải nghiệm, giáo dục  đến với các em học sinh.
Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn TP Huế đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đưa môn học trải nghiệm, giáo dục đến với các em học sinh - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Được đắm chìm trong những di tích cổ kính, hiểu thêm những công trình kiến trúc và những giá trị văn hóa lịch sử theo kiểu “mắt thấy tai nghe” đã giúp các em không chỉ hiểu thêm về di sản được thế giới công nhận mà còn thêm yêu hơn vùng đất quê hương.
Được hiểu thêm những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa - lịch sử theo kiểu “mắt thấy tai nghe” đã giúp học sinh không chỉ hiểu thêm về di sản được thế giới công nhận mà còn thêm yêu hơn vùng đất quê hương.
Chương trình giáo dục di sản đang được áp dụng chủ yếu từ bậc học mầm non cho đến THCS. Tùy theo lịch đăng ký, các em học sinh của từng trường lần lượt được tham quan thực tế các di sản, danh thắng nổi tiếng nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Chương trình giáo dục di sản đang được áp dụng từ bậc học mầm non cho đến THCS. Tùy theo lịch đăng ký, học sinh của từng trường lần lượt được tham quan thực tế các di sản, danh thắng nổi tiếng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế.
Đó có thể là các công trình nổi tiếng như điện Thái Hòa, lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, điện Kiến Trung, Nhà hát Duyệt Thị Đường, hay những đền đài lăng tẩm… Mỗi nơi dừng chân, các em học sinh đã được cán bộ di tích giới thiệu một cách tường tận từ ý nghĩa lịch sử, công năng, hoa văn họa tiết trên công trình kiến trúc. Điện Phụng Tiên
Tham quan các công trình nổi tiếng như điện Thái Hòa, lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, điện Kiến Trung, Nhà hát Duyệt Thị Đường, Điện Phụng Tiên hay những đền đài lăng tẩm… học sinh được cán bộ di tích giới thiệu một cách tường tận ý nghĩa lịch sử, công năng, hoa văn họa tiết trên công trình kiến trúc-Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, riêng năm 2023, trung tâm đã phối hợp với Phòng GD - ĐT TP Huế triển khai thành công chương trình giáo dục di sản học đường cho 85 trường học, chia thành 263 đoàn, với hơn 25.000 học sinh tham gia.

Trong năm 2024, trung tâm sẽ tập trung tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình về giáo dục di sản Huế một cách khoa học, hiệu quả. Cùng với đó, phối hợp với các đối tác, các khu di sản, trường học xây dựng một số chương trình giáo dục di sản Huế dành cho giới trẻ, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh và quốc tế.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=