Giao chiến khốc liệt tại Aleppo: Nga-Mỹ cùng chung mục đích?

24/04/2016 - 16:43

PNO - Giao tranh khốc liệt tại Aleppo hiện nay, thực chất vấn đề chính là cuộc đấu giữa Nga-Mỹ, nhằm tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia Trung Đông này.

Trong thời gian này, tình hình Syria đang trở nên rất phức tạp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã lên tiếng cảnh báo giao tranh ác liệt đang diễn ra ở khu vực phía bắc và nam của thành phố Aleppo.

"Chúng tôi có thể nhìn thấy nỗ lực của những kẻ khủng bố nhằm phá vỡ tiến trình hòa bình”, bà Zakharova nói trong phiên họp báo ở Moscow vào hôm 21/4.

Cuộc chiến xung quanh Aleppo mang tính hỗn loạn với nhiều thành phần, phe cánh, tất cả các bên đều muốn tấn công, quân đội Syria và chiến binh IS có khả năng tấn công mạnh hơn lực lượng thân phương Tây của nhóm ‘đối lập ôn hòa”.

Dẫn tới sự hỗn loạn hiện nay nguyên do lớn phải kể đến đó là việc Liên hợp quốc, phương Tây không công nhận cuộc bầu cử quốc hội của Syria vừa qua.

Giao chien khoc liet tai Aleppo: Nga-My cung chung muc dich?
Tổng thống Bashar al-Assad đi bỏ phiếu tại Syria vừa qua không được phương Tây công nhận - Ảnh: Reuters

Ông Assad cũng nói rằng đây là lần đầu tiên tổng thống tham gia bầu cử quốc hội. Bên cạnh đó, đây là cuộc bầu cử quốc hội thứ hai diễn ra trong thời chiến.

Trong khi đó, phe đối lập và các nước phương Tây bác bỏ cuộc bầu cử này. Trưởng ban đàm phán nhóm đối lập Hội đồng đàm phán cấp cao, ông Asaad al-Zoubi nói rằng những cuộc bầu cử như thế này là vô nghĩa, bất hợp pháp và chỉ là mảnh đất để chính quyền tự gắn lên mình cái mác hợp pháp.

Ngoài ra, một tác động không nhỏ đó là việc các phe phái đối lập bỏ dở đàm phán hòa bình tịa Geneva, Thụy Sĩ. Hành động này của nhóm đối lập xuất phát từ việc quân đội Syria tấn công không ngừng trên Aleppo hiện nay, trong quá trình đó có những vùng đất do phe đối lập kiểm soát.

Do đó phe đối lập quay trở lại cầm súng chiến đấu và họ cũng hiểu giống như chính phủ Syria, đó là chiến trường quyết định đàm phán.

Nhưng thực chất, lỗi cót của vấn đề ở đây chính là cuộc đấu ngầm giữa 2 cường quốc Nga-Mỹ, nhằm tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia Trung Đông này.

Giao chien khoc liet tai Aleppo: Nga-My cung chung muc dich?
Cuộc đối đầu Nga - Mỹ.

Vào hồi đầu tháng 4, Mỹ đã điều B-52 sang không kích, hỗ trợ các phe đối lập chính phủ. Mới đây, ngày 18/4, Không quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng máy bay ném bom B-52 chống tổ chức khủng bố IS ở Iraq và Syria.

Theo lời của người phát ngôn của liên quân chống IS, đại tá người Mỹ Steve Warren, một chiếc B-52 được điều đi phá hủy một cơ sở chứa vũ khí của IS ở thị trấn Qayyarah - Iraq, cách TP Mosul khoảng 60 km về phía Nam.

Trong tình thế các bên đang tranh giành quyết liệt trên chiến trường, Iran cũng vừa ngỏ ý sẵn sàng cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad tị nạn nếu cần thiết, song nhà lãnh đạo Syria đã từ chối.

Cộng với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/4 đã đưa ra ý tưởng về việc thiết lập một “vùng an toàn” cho người tị nạn ở Syria để giảm bớt gánh nặng. Tất cả những điều này cho thấy Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách gây áp lực trên chiến trường.

Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin - người đồng minh thân cận của Syria cũng từng tuyên bố: “Nếu cần thiết, chỉ trong vòng một vài giờ, Nga có thể tái lập lực lượng tương xứng với tình hình đang diễn ra ở đó và sử dụng toàn bộ năng lực chiến đấu chúng tôi”.

Như vậy, khi Điện Kremlin nhìn thấy sự bất ổn thì việc điều quân trở lại Syria là điều hoàn toàn hợp lý, phương Tây sẽ không thể trách khi Nga đã tuyên bố rút quân.

Ở đây còn 1 cánh cửa chưa mở: Đó chính là Liên bang hóa Syria. Điều này đồng nghĩa với việc người lực lượng người Kurd sẽ có bang tự trị ở Bắc Syria, giáp Thổ và Iraq. Đây là giải pháp duy nhất mà Nga, Mỹ đã thống nhất. Bởi vậy, sức nóng của cuộc chiến lần này sẽ nhằm đến cái đích:1 khu tự trị cho người Kurd sinh tồn.

Tất nhiên, giải pháp này chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đều không đồng ý. Vấn đề người tị nạn sẽ càng trở nên nhức nhối hơn. Mới đây, nhiều nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/4 đã có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các chuyên gia, chuyến thăm này nhằm tạo đà mới cho thỏa thuận về nhập cư mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cảnh báo sẽ không tiếp tục thực hiện. Vấn đề khúc mắc chính hiện nay giữa hai bên chính là sự không rõ ràng trong điều khoản liên quan tới việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc giao tranh càng khốc liệt thì sức ép về khủng hoảng di cư sẽ càng đè nặng lên Thổ Nhĩ Kỳ và EU. Bởi vậy, Thổ, EU đang tìm mọi cách để ngăn cản dòng người tị nạn này, trong đó có việc lập trung tâm tị nạn ngay chính tại Syria.

Minh Khánh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI