PNO - 32 hình ảnh tiêu biểu về biển, sông, núi trên khắp mọi miền Tổ quốc được đúc nổi trên Cửu Đỉnh đã được triển lãm vào ngày 16/6 tại Hiển Lâm Các.
![]() |
![]() |
Cửu Đỉnh - chín cái đỉnh bằng đồng là biểu tượng cho quyền lực, sự chính thống, mong muốn trường tồn của vương triều Nguyễn, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người Việt xưa về đất nước, về vạn vật xung quanh. |
![]() |
Về mục đích đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng đã ra dụ rằng: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chính châu dâng cống, đúc 9 cái đỉnh để làm báu vật truyền lại đời sau. Nay muốn phỏng theo đời xưa; đúc 9 cái đỉnh để nhà Thế Miếu. Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau”. |
![]() |
![]() |
![]() |
Mỗi đỉnh đúc nổi 17 hình ảnh trang trí, chủ đề cây cỏ, muông thú, cảnh vật, địa danh và 2 chữ Hán mang tên đỉnh. Các hình đúc nổi trên mỗi đỉnh được bố trí lần lượt theo 3 hàng quanh thân đỉnh và đều có tên chữ Hán kèm theo. Các hoa văn trang trí này thể hiện sự đa dạng, phong phú về kiểu thức và chủ đề trang trí, thể hiện một cách tổng quát các hình ảnh của vũ trụ, sinh vật, thực vật, địa danh sông núi, đồ tạo tác... các hình ảnh được lựa chọn để thể hiện trên Cửu Đỉnh cũng có thể coi là một bộ bách khoa toàn thư sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ. |
![]() |
Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh” là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới. |
![]() |
Cửu Đỉnh được khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì hoàn thành. Tháng 3 năm 1837 (tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 18), triều đình tổ chức lễ tạ và đặt Cửu Đỉnh ở phía trước Thế Tổ Miếu cho đến tận ngày nay. |
![]() |
Với những giá trị lớn lao về văn hóa, lịch sử và là đỉnh cao của kỹ thuật chế tác, năm 2012, Cửu Đỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. |
![]() |
Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh” được tổ chức tại Hiển Lâm Các, di tích gắn liền với sự tồn tại của Cửu Đỉnh và Thế Miếu, giới thiệu 32 hình ảnh tiêu biểu về biển, sông, núi trên khắp mọi miền của Tổ quốc được đúc nổi trên Cửu Đỉnh, sắp xếp thành 9 cụm pa nô theo chủ đề để du khách có cái nhìn tổng quan về các địa danh, sông, núi, biển khi tham quan Cửu Đỉnh. |
![]() |
![]() |
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho Cửu Đỉnh và đã đệ trình UNESCO công nhận Cửu Đỉnh là Di sản Tư liệu Thế giới. |
![]() |
![]() |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Ở triển lãm “Chào Việt Nam”, bên cạnh những bức vẽ mang hơi thở hiện đại, bay bổng thì sâu bên trong là niềm nhớ thương quê hương của 4 họa sĩ.
Những cây bút trẻ được yêu thích cùng các tác phẩm bán chạy thời gian qua phần nào vẽ nên diện mạo của độc giả trẻ...
Liên quan tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số,...
Ngay khi một website phim lậu bị chặn, nhiều đường link khác lập tức được “khai sinh”.
Hội Âm nhạc TPHCM công bố tuyển tập ca khúc “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu” kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Tối 12/2 (nhằm 15 tháng Giêng), chương trình nghệ thuật Đêm hội Nguyên tiêu - mừng xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Trung tâm Văn hoá quận 5, TPHCM.
Tại nhiều cung đường ở quận 5 (TPHCM), hàng ngàn người dân vây kín để xem đoàn diễu hành với nhiều hoạt động thú vị nhân dịp tết Nguyên tiêu.
TPHCM triển khai Hội thi tuyên truyền thông tin lưu động TPHCM năm 2025 với chủ đề “TPHCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.
TPHCM khai mạc Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Nhiều tập thơ thiếu nhi được giới thiệu nhân dịp Ngày thơ Việt Nam, sân thơ thiếu nhi về những vần điệu thi ca dưới mái trường cũng vừa được tổ chức.
Đêm hội Nguyên tiêu Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận 5 vào tối 12/2.
Sài Gòn trong mắt tôi luôn là mảnh đất bao dung và hào sảng cho tất cả mọi người.
Chỉ diễn ra từ mùng Sáu đến 11 tết với 7 suất diễn cho 6 vở, nhưng sàn diễn cải lương tết Nguyên đán Ất Tỵ đã để lại nhiều ấn tượng.
Ngày 10/2, tờ The Korea Times đưa tin 2 người Hàn Quốc điều hành các trang web phát video trực tuyến bất hợp pháp tại Việt Nam đã bị bắt giữ.
Ngày thơ Việt Nam 2025 sẽ diễn ra vào ngày 11-12/2 (14 và rằm tháng Giêng) tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Sáng 9/2, Ban Quản lý Đường Sách TP Thủ Đức đã tổ chức lễ khánh thành biểu tượng Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa tại không gian Đường sách.
Họ là những gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực của mình nhưng xuất hiện ở vai trò mới, thể hiện những khả năng lâu nay ẩn giấu.
Made in Sài Gòn (in song ngữ) là cuốn sách mới nhất của nhà báo Phạm Công Luận, vừa được Phương Nam Book phát hành.