Giăng màn ngủ cho cây cam, nông dân giữ được bạc tỉ

14/11/2021 - 16:13

PNO - Nông dân Hà Tĩnh sử dụng màn bao bọc toàn bộ cây cam mang lại lợi kép: tránh sâu bọ, ruồi, bướm đêm tấn công cam và giảm chi phí mua thuốc trừ sâu.

 

Ngoài giống bưởi Phúc Trạch nức tiếng, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) còn được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến với giống cam Khe Mây mọng nước. Toàn huyện hiện có hơn 2.000 hécta cam Khe Mây, tập trung nhiều ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy, Hương Đô.
Ngoài giống bưởi Phúc Trạch nức tiếng, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) còn được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến với giống cam Khe Mây mọng nước. Toàn huyện hiện có hơn 2.000ha cam Khe Mây, tập trung ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy, Hương Đô.
Xã Hương Đô được xem là thủ phủ cam Khe Mây với hơn 300 hộ trồng cam trên diện tích 360 hécta. Theo người dân, năm nay cam được mùa, ước tính đạt trên 4.000 tấn.
Xã Hương Đô được xem là thủ phủ cam Khe Mây với hơn 300 hộ trồng cam trên diện tích 360ha. Theo người dân, năm nay cam được mùa, ước tính sản lượng cam trong xã đạt trên 4.000 tấn.
Mùa thu hoạch cam Khe Mây bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau. Từ giữa tháng 7, để tránh quả cam bị ruồi vàng, bướm và bọ xít đốt, người trồng cam Khe Mây bắt đầu đặt mua hàng ngàn chiếc màn lưới về trùm lên cây cam để chống côn trùng.
Mùa thu hoạch cam Khe Mây bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau. Từ giữa tháng 7, để tránh quả cam bị ruồi vàng, bướm và bọ xít đốt, người trồng cam Khe Mây bắt đầu đặt mua hàng ngàn chiếc màn lưới về "mặc" cho cây cam.
“Việc mắc màn này ngoài giảm thiểu sâu bọ phá hoại còn đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc, tiết kiệm được chi phí, thời gian, lại cho năng suất cao” - ông Trần Ngọc Vĩnh (trú xã Hương Đô) cho biết.
“Việc mắc màn này ngoài giảm thiểu sâu bọ phá hoại còn đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc, tiết kiệm được chi phí, thời gian, lại cho năng suất cao” - ông Trần Ngọc Vĩnh (trú xã Hương Đô) cho biết.
Theo ông Vĩnh, 6 năm trước, trang trại hơn 300 gốc cam của ông đến mùa ra quả thì bị côn trùng tấn công, có cây rụng sạch quả. Gia đình phải giăng bóng điện ra giữa vườn, huy động tất cả thành viên dùng đèn pin đi soi, bắt sâu, bắt bướm cả đêm. Túi nylon loại to được mua về để trùm lên cây cam, song không hiệu quả vì nhiều quả ủng. Từ năm 2015, ông bắt đầu mắc màn cho cây cam và duy trì cho đến nay.
Theo ông Vĩnh, 6 năm trước, trang trại hơn 300 gốc cam của ông đến mùa ra quả thì bị côn trùng tấn công, có cây rụng sạch quả. Gia đình phải giăng bóng điện ra giữa vườn, huy động tất cả thành viên dùng đèn pin đi soi, bắt sâu, bắt bướm cả đêm. Túi nylon loại to được mua về để trùm lên cây cam, song không hiệu quả vì nhiều quả ủng. Từ năm 2015, ông bắt đầu mắc màn cho cây cam và duy trì cho đến nay.
Cây cam Khe Mây cao khoảng 2m, tán rộng 2,5m. Để trùm màn cho toàn bộ cây cam, người dân phải sử dụng từ 2-3 bộ màn để trùm xung quanh từ gốc đến ngọn. Trung bình, những bộ màn này sẽ được thay sau 2 năm, khi chúng đã bị hư hỏng.
Cây cam Khe Mây cao khoảng 2m, tán rộng 2,5m. Để trùm màn cho toàn bộ cây cam, người dân phải sử dụng từ 2-3 bộ màn để trùm xung quanh từ gốc đến ngọn. Trung bình, những bộ màn này sẽ được thay sau 2 năm, khi chúng đã bị hư hỏng.
Được lớp màn bảo vệ nên người dân không sử dụng túi bóng để bọc từng quả. Việc làm này vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí lại cho năng suất cao.
Được lớp màn bảo vệ nên người dân không sử dụng túi bóng để bọc từng quả. Việc làm này vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí lại cho năng suất cao.
Anh Đinh Công Đức (trú xã Hương Đô) cho biết, Khi mắc màn, quả cam vẫn hấp thụ được ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là sức nặng của màn đè lên bộ lá, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
Anh Đinh Công Đức (trú xã Hương Đô) cho biết, khi mắc màn, quả cam vẫn hấp thụ được ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là sức nặng của màn đè lên bộ lá, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
Cam Khe Mây được trồng ở các đồi núi cằn cỗi. Nhờ biện pháp bảo vệ thủ công này, người trông cam Khe Mây những năm gần đây ít bị sâu bọ tàn phá, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. Trong đó, nhiều hộ thu lãi cả tỉ đồng.
Cam Khe Mây được trồng ở các đồi núi cằn cỗi. Nhờ biện pháp bảo vệ thủ công này, cam Khe Mây những năm gần đây ít bị sâu bọ tàn phá, người trồng có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trong đó, nhiều hộ thu lãi cả tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết, cam năm nay được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vận chuyển khó khăn nên lượng tiêu thụ cam kém hơn so với những năm trước. Hiện tại toàn xã mới tiêu thụ được 20% diện tích, giá giao động từ 25-40 ngàn đồng/kg.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Hương Đô - cho biết, cam năm nay được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vận chuyển khó khăn nên lượng tiêu thụ cam kém hơn so với những năm trước. Hiện tại toàn xã mới tiêu thụ được 20% diện tích, giá từ 25-40 ngàn đồng/kg.
Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê cho biết, hiện đã có gần 1.500 hécta cam Khe Mây trong tổng số 2.000 hécta đã cho thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường.
Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê - cho hay, hiện đã có gần 1.500ha cam Khe Mây trong tổng số 2.000ha đã cho thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI