Giàn khoan Hải Dương – 981 di chuyển đến Ấn Độ Dương

07/01/2015 - 11:19

PNO - PNO – Trang mạng tin tức Duowei News có trụ sở tại Mỹ cho biết giàn khoan Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou 981) gây tranh của Trung Quốc chuẩn bị hoạt động trở lại.

Gian khoan Hai Duong – 981 di chuyen den An Do Duong

Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Trước đó, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) trong ngày đầu Năm Mới 2015 đã công bố tin giàn khoan khổng lồ này, thuộc sở hữu của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (NOOC), đang trên đường từ thành phố cảngTam Á tỉnh Hải Nam, Đông Nam Trung Quốc, đến Singapore, nơi nó sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở Ấn Độ Dương.

Cuối tháng 5/2014, giàn khoan này đã gây bế tắc trong quan hệ Trung-Việt sau khi được Bắc Kinh triển khai tới vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan đã được kéo về Hải Nam trong tháng Bảy, sớm hơn một tháng so với kế hoạch đã công bố ban đầu.

Bắc Kinh vẫn không từ bỏ lập trường bành trướng ở Biển Đông sau khi xảy ra vụ bế tắc quan hệ ngoại giao liên quan đến giàn khoan Hải Dương - 981. Nhiều bác cáo ghi nhận Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động xây cất, mở rộng các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, nơi các nước láng giềng Philippines và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Theo báo cáo, sáu trong số các rạn san hô - đá Gạc Ma, đá Ga Ven, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Tư Nghĩa và đá Én Đất - đã được chuyển đổi thành các đảo nhỏ. Đặc biệt, diện tích của đá Chữ Thập đã được tăng lên 11 lần, từ 0,08 km vuông lên 0,96 km vuông, làm cho nó thậm chí còn lớn hơn đảo Ba Bình, đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0,489 km vuông), hiện đang do Đài Loan kiểm soát.

Trung Quốc chủ động thúc đẩy các đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp trong Biển Đông, nhưng một số nước, trong đó có Philippines, không ủng hộ cách tiếp cận của Trung Quốc. Từ tháng 1/2014, Manila đã nộp đơn kiện lên Tòa án trọng tài thường trực của LHQ liên quan đến yêu sách bất hợp pháp về đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm Công ước về luật biển của LHQ. Trong khi đó, Bắc Kinh đã chủ động bác bỏ yêu cầu điều trần của trọng tài quốc tế về vụ kiện này..

QUẾ LÂM
(Theo Want China Times)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI