Giải trí cho tuổi… chưa lớn: Một khoảng trống

22/03/2018 - 07:36

PNO - Hoặc nội dung quá ‘mẫu giáo’, hoặc nội dung toàn dành cho người lớn là những sản phẩm mà độ tuổi từ 8 – 16 phải thưởng thức.

Nếu như những chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc trong thời gian qua tại Việt Nam, như Giọng hát Việt nhí, Thần tượng âm nhạc nhí, Sinh ra để toả sáng… 8 – 16 là độ tuổi nằm trong vòng tuyển sinh thì ngược lại, sản phẩm cho phân khúc này hầu như không hề có trên thị trường.

Từ album vật lý cho đến các kênh âm nhạc trên mạng, các sản phẩm hiện nay đa phần hoặc quá “mẫu giáo” hoặc dành cho người trưởng thành. Các khán giả ở phân khúc này đã bị lãng quên một cách ngọt ngào!

Giai tri cho tuoi… chua lon: Mot khoang trong
Kênh giải trí trên internet không thiếu, nhưng hoặc quá "mẫu giáo", hoặc quá người lớn

Kết quả là, thời gian qua, những cô bé cậu bé còn ở giai đoạn tuổi thơ hoặc vẫn chưa thoát được những mộng mơ của tuổi hoa niên lại đi ngân nga những Quăng tao cái boong - ca khúc đậm đặc “chất chơi” với rượu bia, thuốc lá; Tuý âm - ca khúc ẩn chứa sự nổi loạn, bất cần lẫn mang bóng dáng của “hàng cấm"; hay các bài hát não tình...

“Quả thật, trẻ con bây giờ rất rành internet, muốn cấm cũng không được vì các cháu đâu có kênh nào khác để giải trí. Chúng cũng qua cái tuổi để nghe Xúc xắc xúc xẻ hay Con cò bé bé. Các bài hát dành cho người lớn, nào yêu đương nào bỏ nhà đi bụi thì lại quá bắt tai” - một phụ huynh than phiền trong một toạ đàm về sản phẩm giải trí trên mạng dành cho trẻ em mới đây.

“Quả thực, ca khúc dành riêng cho lứa tuổi này cũng cực kì khan hiếm. Trong các khu vui chơi của trẻ, chỉ vỏn vẹn vài bài hát được lặp đi lặp lại đến mòn tai. Còn trong những cuộc thi âm nhạc thực tế trên sóng truyền hình, các thí sinh trẻ tuổi sẽ chỉ toàn chọn những bài hát người lớn có ca từ an toàn, không quá sướt mướt. Việc lấp đầy lỗ hổng để lứa tuổi này có những ca khúc bắt tai thật sự phù hợp với các em, là một vấn đề từng được thảo luận nhiều lần, nhưng tình hình vẫn chưa khởi sắc”, đại diện 1F2 Picture – đơn vị sản xuất album The friends dành cho lứa tuổi này nhận định.

Sẽ rất áp đặt nếu cho rằng đây là lứa tuổi chỉ nên nghe những giai điệu nhẹ nhàng với tình yêu quê hương đất nước, mẹ cha… Nhất là với độ tuổi 14 – 16. Đây là những đứa trẻ đã lớn và bước vào giai đoạn nổi loạn, muốn bức phá và muốn khẳng định cái tôi, vì thế giai điệu âm nhạc muốn được đi cùng cũng phải phù hợp. Đó là lý do The Friends  với 12 MV có cả EDM, Hip-hop, Rock & Nhạc kịch.

Ca khúc Bước nhảy đường phố - Thiên Tùng:

 

Những Microwave, Hoàng Touliver… đã dành thời gian trò chuyện cùng rất nhiều cô cậu bé ở độ tuổi này, để rồi các ca khúc trong đó cũng chính là tiếng nói của chính người trong cuộc. Cất lên những tiếng lòng đó là Thiên Khôi (), Gia Quý, Bùi Hà My ()…

“Quá trẻ cho cái này/Lớn tuổi cho cái kia/Điều cấm thì quá là nhiều mà điều cho phép chẳng là bao nhiêu/Công viên nay không còn vui/Muốn đi bar thì lại không đủ tuổi… Đi chơi khuya? Không được/ Đi ăn khuya? Không được/ Chẳng biết đi đâu, chẳng biết làm gì/Tôi thuộc về đâu?...” là lời ca khúc Bước nhảy đường phố trong album.

Quả thực, “Tôi thuộc về đâu?” chính là câu hỏi dành cho khoảng trống về sản phẩm âm nhạc dành cho độ tuổi này.

Hoàng Mạnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI