PNO - Hơn 14 năm khởi công xây xong nhà điều hành, dự án Dự án Nhà máy xi măng Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đến nay chỉ là trại giữ trâu, bò.
Dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xi măng Nam Đông Việt Song Long tháng 1/2008 và thay đổi lần thứ nhất vào tháng 5/2010, với số vốn đầu tư 4.437,8 tỷ đồng.
Với công suất thiết kế 5.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1.800.000 tấn xi măng/năm), dự án nhà máy xi măng này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội người dân huyện miền núi Nam Đông và tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2006 - 2010.
Ngày 21/3/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Xi măng Nam Đông Việt Song Long đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng Nam Đông tại xã Thượng Quảng, cam kết sẽ phấn đấu hoàn thành dự án và cho ra lò sản phẩm đầu tiên sau 26 tháng kể từ ngày khởi công.
Hơn 14 năm trước, dự án này từng được kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) nay Khu nhà điều hành của nhà máy trở thành trại chăn bò |
Với những lời hứa “có cánh” từ dự án này, người dân và chính quyền đã từng rất phấn khởi và kỳ vọng đây sẽ là cú hích cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn 40 hộ dân của thôn 5, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông đã nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng, nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui ban đầu của chính quyền và người dân địa phương, dự án liên tục lỡ hẹn...
Ông Lê Hiền, người dân ở xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông có hơn 40 hecta đất bị thu hồi để triển khai dự án Nhà máy xi măng Nam Đông cho hay: “Khi nghe dự án triển khai, tôi cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất phấn khởi vì con em có việc làm nhưng nhìn dự án triển khai dở dang hơn 13 năm nay chúng tôi rất xót xa vì đất đai bỏ hoang trong khi người dân thì thiếu đất sản xuất”, ông Hiền nói.
Theo ghi nhận, đến nay dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông đã xây dựng cơ bản xong khu nhà điều hành, 2 dãy nhà để xe máy, cổng và tường rào bê tông bên Tỉnh lộ 14B qua xã Thượng Quảng. Sau nhiều năm bỏ hoang, khuôn viên khu nhà điều hành này trong cảnh nhếch nhác và đang trở thành nơi nuôi nhốt, chăn thả trâu bò của người dân địa phương.
Không có ai quản lý, nên trâu bò mặc nhiên vào ăn cỏ, rùi trú ẩn lúc nắng, mưa |
Sau khi triển khai một số hạng mục khoan thăm dò mỏ đá, mỏ phụ gia, giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà điều hành... với tổng kinh phí khoảng 163,5 tỷ đồng, đến tháng 6/2010, dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông bắt đầu “đuối sức” với lý do gặp khó khăn về nguồn vốn. Chủ đầu tư sau đó xin tỉnh gia hạn tiến độ và dự kiến đưa dự án vào hoạt động quý I/2016.
Trong khi đó, ngày 3/4/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 485/TTg-KTN về việc rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án nhà máy xi măng theo quy hoạch, trong đó dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông được giãn tiến độ sang giai đoạn sau năm 2015.
Ngày 28/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1592/TTg-KTN về việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam. Trong đó, dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông là 1 trong 9 dự án hoãn triển khai (không có thời hạn cụ thể).
Người dân địa phương đã mất nhiều đất sản xuất bởi dự án "nằm im" hơn 14 năm |
Đến năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị tiếp tục thực hiện đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông. Ngày 18/6/2019, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận số 212/TB-VPCP tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, nêu rõ đối với dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông, tỉnh chủ động rà soát tiến độ, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, công nghệ, bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi tiếp tục triển khai dự án trong năm 2019.
Tuy nhiên, cho đến nay dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông vẫn trong cảnh “bỏ hoang” kéo dài. Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông đã triển khai được việc đền bù giải phóng mặt bằng, rà soát bom mìn, xây dựng toà nhà hành chính. "Nhà đầu tư đã cung cấp các nội dung liên quan, trong khi đó, các ngành chức năng đang rà kỹ lại, trên cơ sở đảm bảo tiêu chí theo quy định. Sau này có kết quả, sở và các ngành sẽ báo cáo cho UBND tỉnh, lúc đó mới xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ cho hay không phải phụ thuộc vào kết quả sau khi rà soát, vì dự án này Thủ tướng xem xét cho làm nhưng phải có điều kiện. Tiến độ rà soát đang ở mức lấy ý kiến của các sở, ban ngành nhưng vẫn chưa có báo cáo chính thức", ông Cường cho hay.
Một góc Khu điều hành Dự án Nhà máy xi măng Nam Đông |
Liên quan đến tiến độ dự án Nhà máy Xi măng Nam Đông, ông Đinh Hồng Lam, Chủ tịch UBND xã Thượng Quảng huyện Nam Đông thừa nhận, một số diện tích đất trong khoảng hơn 40 héc-ta của dự án đã được người dân tạm thời canh tác để trồng một số loại cây ngắn ngày. Nếu dự án tiếp tục triển khai sẽ bàn giao lại đất, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có động tĩnh gì nên về phía địa phương vẫn đang chờ ý kiến của cấp trên.
Một số hình ảnh về Nhà máy xi măng Nam Đông bỏ hoang nhiều năm giờ trở thành nơi nuôi bò của người dân địa phương:
Nhìn vào nơi đàn trâu bò đang ở khó ai nghĩ đây là Khu nhà điều hành của Nhà máy Xi măng được đầu tư hơn 4.000 nghìn tỷ đồng |
Trâu bò trú ẩn ở mọi nơi trong khu vực nhà điều hành |
Từng khung cửa gỗ được người dân dùng để buộc trâu |
Phía trước nhà điều hành cũng là nơi chăn thả trâu, bò |
Kể cả các loại vật tư nông nghiệp được người dân vô tư tập kết tại đây |
Người dân địa phương cho biết do không có ai quản lý nên bà con tận dụng Khu nhà điều hành đưa trâu bò đến ở |
Khu nhà điều hành bỏ hoang lãng phí từ nhiều năm nay |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Đại học Đà Nẵng khởi công công trình hạ tầng kỹ thuật tại Làng Đại học Đà Nẵng với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng.
Tỉnh Quảng Nam cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
Nhiều vùng thấp trũng tại TP Huế bất ngờ chịu cảnh nước ngập lụt cao trong sáng sớm nay khiến nhiều nơi bà con không kịp trở tay
Ngọn đồi sạt lở vùi lấp ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Chiếc xe máy lao xuống mương nước, khiến 4 người trong 1 gia đình tử vong.
Nhóm học sinh ở Hà Tĩnh học cách chế tạo pháo từ internet, rồi rủ nhau cùng mua nguyên liệu về nhà chế tạo hơn 600 quả pháo.
Vùng ĐBSCL cần một chiến lược quản lý nước toàn diện, hài hòa giữa công trình và phi công trình để bảo đảm an ninh nguồn nước trong dài hạn...
Hiện nhiều tỉnh, thành của vùng ĐBSCL đang khẩn trương xây các hồ trữ nước ngọt nhằm ứng phó nguy cơ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô.
Một vụ sạt lở đã làm sập điểm trường Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) gây hư hại nhiều bàn ghế, đồ dùng học tập của học sinh.
Chỉ trong vòng gần 1 tuần qua, 25 con trâu, bò của người dân 1 bản vùng cao Nghệ An chết hàng loạt vì dịch ung khí thán.
2 xe đầu kéo chở hàng siêu trường không có giấy phép từ nam ra bắc bị CSGT Đà Nẵng phát hiện vi phạm và xử phạt gần 150 triệu đồng.
Trong 1 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu gom gom hơn 3.000 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Ngãi.
Ngày 24/11, Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội tổ chức họp báo về việc tổ chức hội nghị Doanh nhân Việt Nam 2024 tại TP Đà Nẵng.
Công an Vĩnh Long đang điều tra vụ hàng chục người dùng gạch đá, hung khí tấn công nhà 1 người dân ở địa phương, nghi có sử dụng súng.
Chém nhầm 3 thiếu niên khiến 1 người bị trọng thương, 17 thanh niên ở An Giang bị khởi tố tội cố ý gây thương tích.
Mưa lớn từ ngày 22/11 đến nay khiến hàng loạt ngọn núi ở Quảng Nam bị sạt lở, giao thông bị chia cắt.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường THCS Thị Trấn (Vĩnh Thuận, Kiên Giang) - bị đề nghị kiểm điểm trách nhiệm do tự ý chuyển trường.
Vài ngày qua, do mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến 30 hộ dân ở TX Đức Phổ (Quảng Ngãi) bị ngập nặng, nhiều hộ phải di dời.